Đánh giá chất lượng nước hồ dầu tiếng năm 2024

Hồ Dầu Tiếng hiện có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân và công nghiệp các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương và đặc biệt là TP.HCM. Nguồn nước hồ Dầu Tiếng ngày càng có vai trò quan trọng đối với khu vực, vì vậy việc gìn giữ và đảm bảo chất lượng nguồn nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.

Vừa qua, tôi có dịp tham gia cùng với các nhà khoa học và nhà quản lý thủy lợi, môi trường khảo sát hồ Dầu Tiếng, một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Thực tế cho thấy vẫn còn những tác động của con người ảnh hưởng đến môi trường hồ Dầu Tiếng, cần có biện pháp giải quyết một cách hiệu quả.

Theo quy định về khai thác công năng của hồ, không cho phép nuôi trồng thủy sản trên mặt nước, thế nhưng hiện người dân vẫn còn thả lồng, bè cá xuống hồ. Trước đây vài năm, vào lúc cao điểm, chúng tôi được biết đã có hơn 1.200 lồng bè nuôi cá điêu hồng của gần 200 hộ dân thả xuống lòng hồ này làm ô nhiễm môi trường xung quanh, đe dọa sức khỏe của nhân dân thuộc các địa phương có sử dụng nước hồ Dầu Tiếng làm nước sinh hoạt. Sau khi Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa phối hợp với các địa phương giải quyết, tình trạng nuôi cá đã giảm. Tuy nhiên, trong chuyến khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc nuôi cá lồng bè đã tái diễn. Trong hồ hiện có khoảng hơn chục lồng bè cá người dân vẫn tiếp tục nuôi ở phía thượng lưu thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương. Thức ăn thừa, chất thải, xác cá chết và rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại đây chính là các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ thả lồng bè, tại một khúc eo lòng hồ ở phía thượng lưu thuộc huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), hiện vài hộ dân đã ngang nhiên tự ý đắp đập ngăn lại để biến một đoạn hồ thành “ao riêng” của mình để nuôi cá, đánh bắt cá, vừa tăng nguy cơ ô nhiễm lòng hồ vừa tác động không tốt đến dòng chảy.

Có một thực tế là do hồ Dầu Tiếng nằm trên cả địa bàn Bình Dương và Tây Ninh nên các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý các chủ bè. Nếu chỉ một địa phương kiểm tra thì chủ bè sẽ lợi dụng vùng giáp ranh để chạy qua chạy lại. Vì vậy cần thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý môi trường của hai tỉnh trên với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa để sớm xử lý dứt điểm việc nuôi cá bè trái phép trên lòng hồ, nếu không người dân sẽ có tâm lý “nhìn nhau” theo kiểu “người ta nuôi được mình nuôi được” và “chừng nào chính quyền kêu đi thì đi”...

Đi canô ngược dòng lên khu vực thượng lưu hồ Dầu Tiếng, khi đến địa phận xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), chúng tôi thấy xuất hiện một cơ ngơi trang trại rộng lớn ngay sát bờ hồ. Ghé lên bờ, đập vào mắt chúng tôi là một khu biệt thự sang trọng. Phía đằng sau biệt thự, chúng tôi phát hiện cả một khu chăn nuôi heo rộng đến 1 km2, được bao bọc bằng những dãy tường dài, bốc lên mùi hôi thường thấy ở các trại gia súc. Tiếp chúng tôi, người phụ nữ trông coi trang trại này cho biết trại hiện có 600 heo nái và 1.000 heo thịt. Với quy mô như thế, rõ ràng đây là một khu chăn nuôi heo công nghiệp nhưng hiện nay lại không hề có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Người phụ nữ trên cho biết hàng ngày chị tắm rửa cho heo, dội rửa chuồng và tất cả nước thải đều chảy thẳng ra hồ. Sát với khu vực chăn nuôi là cơ sở sơ chế mủ cao su của trang trại Năm Hồng. Cơ sở này rộng vài trăm mét vuông, nhưng cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Quan sát tại chỗ, chúng tôi thấy nước từ xưởng chảy qua các mương rãnh rồi thoát đến một hồ chứa đen ngòm. Khi chúng tôi hỏi, người quản lý cơ sở miễn cưỡng nói “đang sử dụng nước thải này để tưới cho cây” nhưng cũng cho biết thêm là “tỉnh đã xuống yêu cầu làm hệ thống xử lý nước thải nhưng phải... đợi đến sang năm gia đình mới làm được!”.

Theo Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, chất lượng nước lòng hồ Dầu Tiếng đang ngày càng xấu do bị chất thải từ các nhà máy sơ chế mủ cao su, cơ sở chăn nuôi thải vào lòng hồ. Tuy nhiên, đơn vị quản lý hồ không có chức năng xử phạt, chế tài, và đã nhiều lần gửi văn bản cho các địa phương có liên quan đề nghị xử lý nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trước thực trạng trên, chúng tôi kiến nghị các nhà nghiên cứu cần có những khảo sát khoa học sâu hơn để đánh giá đầy đủ những nguy cơ gây ô nhiễm và tác động dòng chảy của hồ Dầu Tiếng. Kết quả khảo sát đó sẽ là cơ sở để đơn vị quản lý hồ đưa ra các kiến nghị đề xuất cụ thể với các cơ quan quản lý địa phương nhằm phối hợp quản lý và khai thác tiềm năng hồ Dầu Tiếng ngày càng tốt hơn.

Các doanh nghiệp kiến nghị Tây Ninh cần có các giải pháp căn cơ hơn nữa trong việc bảo vệ nguồn nước tại hồ Dầu Tiếng, bởi đây là nguồn nước chính cung cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy nước.

Đánh giá chất lượng nước hồ dầu tiếng năm 2024
Nhà bè trên lòng hồ Dầu Tiếng tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Ngày 14/10, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh đã làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV để ghi nhận những kiến nghị, ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh báo cáo.

Tại buổi làm việc, Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy, Bí thư Tỉnh đoàn Tây Ninh đã khái quát tóm tắt các nội dung chương trình dự kiến sẽ làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Tại buổi làm việc, ông Bùi Đăng Khoa, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa kiến nghị, tỉnh Tây Ninh cần có các giải pháp căn cơ hơn nữa trong việc bảo vệ nguồn nước tại hồ Dầu Tiếng, bởi đây là nguồn nước chính cung cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An…

Hiện nay, nguồn nước đang bị đe dọa ô nhiễm từ các nguồn xả thải lén từ các nhà máy, công ty, trang trại chăn nuôi ở đầu nguồn đổ vào hồ Dầu Tiếng.

Ông Bùi Đăng Khoa cũng kiến nghị nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tăng cường bảo vệ an toàn hồ đập tại công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng trong thời gian tới.

Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Định Khuê, kiến nghị Chính phủ xem xét, cho gia hạn lùi thời gian áp dụng 1 năm về quy định việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, được quy định tại Khoản 20 và Khoản 23, Điều 23, Nghị định 40/2019-NĐ-CP có hiệu lực từ 31/12/2021.

Lý do là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thiếu hụt nguồn vốn để sản xuất trở lại. Việc đầu tư hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động phải tốn kinh phí từ 2-3 tỷ đồng, là một gánh nặng rất lớn đối với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thế Tân, Giám đốc Công ty cổ phần NATANI, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh đề nghị, Chính phủ, các sở, ngành tỉnh Tây Ninh cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để tái sản xuất sau đại dịch; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đưa ra các giải pháp giãn nợ, hạ lãi xuất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ngành nông nghiệp, công thương cần có các giải pháp giúp người nông dân tiêu thụ các hàng nông sản, tránh tình trạng mùa vụ nào cũng phải giải cứu nông sản cho nông dân.

Trả lời vấn đề liên quan đến thời gian áp dụng việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động theo Nghị định của Chính phủ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, Kiều Công Minh bày tỏ sự đồng cảm cho các khó khăn của doanh nghiệp.

[Không để tàu khai thác cát, sỏi trái phép trong lòng hồ Dầu Tiếng]

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh làm cơ sở kiến nghị Chính phủ xem xét, giải quyết, đến nay tỉnh vẫn đang chờ ý kiến từ Trung ương.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét đưa tỉnh Tây Ninh ra khỏi danh sách là những tỉnh, thành phố an ninh lương thực quốc gia.

Bởi trên thực tế, nhiều diện tích đất lúa ở Tây Ninh từ lâu đã không thể canh tác lúa (đất gò cao, không có nguồn nước tưới); cho phép chuyển đổi công năng theo đúng nhu cầu cho trên 20.000 ha đất lúa (không thể trồng lúa hoặc trồng lúa không hiệu quả) vào các dự án phát triển kinh tế.

Kết luận tại buổi làm việc, ông Phạm Hùng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đến các sở, ngành chuyên môn xem xét, xử lý.

Các kiến nghị thuộc thẩm quyền xử lý của Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, tổng hợp và chuyển tới các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chia sẻ trước những khó khăn của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, ông Phạm Hùng Thái nhấn mạnh, trong thời gian qua, tỉnh Tây Ninh có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ một số khó khăn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do phải tập trung chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế, nên những khó khăn mà các doanh nghiệp đã kiến nghị, tỉnh sẽ có phương án phù hợp.

Lãnh đạo tỉnh cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, từng bước ổn định sản xuất./.