Công nghệ hóa là gì

Công nghiệp hóa là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những mục tiêu phát triển của Việt Nam hiện nay. Nhờ vào việc thúc đẩy công nghiệp hóa mà lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được cải thiện rõ rệt. Từ đó, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm công nghiệp hóa, mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của bancobiet.org về vấn đề này như sau:

Công nghiệp hóa là khái niệm dùng để chỉ quá trình nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hoặc một quốc gia.

Hiểu một cách đơn giản, công nghiệp hóa chính là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh tế theo hướng hiện đại. Điểm nổi bật trong đó chính là chuyển từ sức lao động thủ công sang sức lao động bằng máy móc dưới sự điều khiển của con người nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội.

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý xã hội nhằm rút ngắn thời gian, công sức của người lao động mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Như vậy, công nghiệp hóa và hiện đại hóa được hiểu là một quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế, xã hội từ lao động thủ công sang sử dụng lao động máy móc. Đồng thời, tận dụng công nghệ, phương tiện hiện đại để cải thiện năng suất lao động xã hội.

Công nghiệp hóa là gì? quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

Cho tới hiện nay, trên thế giới đã hình thành và tồn tại hai loại hình công nghiệp hóa, trong đó bao gồm:

Công nghiệp hóa truyền thống: Đây là loại hình công nghiệp hóa đã tồn tại từ lâu và kết thúc vào giữa thế kỷ XX.

Công nghiệp hóa kiểu mới: Là loại hình công nghiệp đang phát triển hiện nay. Đặc điểm nổi bật của loại hình công nghiệp này chính là gắn kết các yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và phải đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững.

Từ loại là gì? các từ loại phổ biến cách sử dụng

Nhìn chung, mỗi quốc gia sẽ đề ra các yêu cầu, đặc điểm phát triển công nghiệp hóa khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thực trạng đất nước, thể chế chính trị, văn hóa xã hội. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Khắc phục và dần xóa bỏ những điểm yếu của nền công nghiệp truyền thống bao gồm: Bất công xã hội, lãng phí tài nguyên và vật chất, gây ô nhiễm môi trường, kéo dài thời gian lao động mà năng suất lao động vẫn không cao.
  • Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp hóa với việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế và công nghệ. Trong đó, đẩy mạnh quá trình tiếp cận tri thức và phát triển các ngành công nghệ cao.
  • Chú trọng việc phát triển bền vững, lâu dài. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và an ninh xã hội.

Việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là một trong những quá trình tất yếu, khách quan của nước ta trên con đường phát triển và hội nhập. Điều đó được thể hiện ở những lý do như sau:

  • Từ yêu cầu của việc phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
  • Thúc đẩy công nghiệp hóa để rút ngắn khoảng cách thụt lùi về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của nước ta với các quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
  • Từ yêu cầu bức thiết của xã hội là phải nâng cao năng suất lao động xã hội để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội nên việc tiến hành công nghiệp hóa là vô cùng quan trọng và cần thiết.
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động. Từ đó, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra lực lượng sản xuất mới. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc củng cố quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành phần xã hội như công nhân, nông dân và tri thức.
  • Tạo tiền đề cho việc phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đặc điểm nổi bật chính là định hướng một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Công nghiệp hóa sẽ góp phần tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật giúp Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thúc đẩy hội nhập, giao lưu quốc tế. Củng cố khối quốc phòng toàn dân và an ninh quốc gia.

Thúc đẩy quá trình cơ khí hóa nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi từ kinh tế thủ công sang nền kinh tế dựa vào khoa học, kỹ thuật cơ khí. Từ đó, chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế. Những thành tựu này được kết nối và gắn bó chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa và phù hợp với xu thế chung trong cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực lao động, đáp ứng các nhu cầu làm việc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam là gì?

Cơ cấu kinh tế bao gồm hai loại chính là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế. Trong đó, cơ cấu của ngành kinh tế đóng vai trò then chốt và cốt lõi nhất.

Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn. Cụ thể, chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Sau đó, chủ trương phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch theo hướng phát triển lao động tri thức. Đây vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề để Việt nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả theo các thời kỳ.

Tổ chức NATO là gì nhà sáng lập? có bao nhiêu nước tham gia

Chủ trương xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đảng và nhà nước nắm vai trò chi phối, điều chỉnh hoạt động kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Nâng cao nhận thức đúng đắn của bản thân về tính tất yếu, khách quan cũng như những tác dụng to lớn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại.
  • Tiếp thu, học hỏi và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh.
  • Nâng cao trình độ học vấn của bản thân. Trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ của mình để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về khái niệm công nghiệp hóa là gì? Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời, cố gắng học tập, phát huy năng lực cá nhân, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giải trí nhé!

Công nghiệp hoá là gì? Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

5 [100%] 1 vote

Đẩy mạnh công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc phát triển nền kinh tế ở nước ta. Nhờ đó, tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm cũng như nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Vậy công nghiệp hóa là gì? Khái niệm của công nghiệp hóa nghiệp hóa hiện đại hóa? Hãy cùng Thegioimay tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa là một thuật ngữ có tên Tiếng Anh là Industrialization

Công nghiệp hóa là gì?

Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp [hoặc tiền công nghiệp] sang nền kinh tế công nghiệp, lấy công nghiệp làm chủ đạo. Từ việc lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, giảm dân và nhường chỗ cho đội ngũ lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Hiểu theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình thay đổi, từ nền văn minh nông nghiệp chuyển dịch sang nền văn minh công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp. Mục đích của công nghiệp hóa là tăng năng suất lao động đạt hiệu quả cao.

Tìm hiểu công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Để hiểu rõ thế nào là công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài công nghiệp hóa là gì thì chúng ta cần biết hiện đại hóa là gì? Hiểu một cách đơn giản, hiện đại hóa là việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quản lý kinh tế – xã hội. 

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện về kinh tế

Như vậy, có thể hiểu công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi mang tính cơ bản, toàn diện về các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công chuyển dịch sang sử dụng sức lao động phổ thông, ứng dụng công nghệ, phương tiện và phương pháp hiện đại  nhằm mục đích tạo ra năng suất lao động xã hội đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, khái niệm về công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được Đảng xác định rộng hơn, bao hàm gồm các hoạt động kinh doanh, sản xuất cùng với dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội. Tất cả đều được sử dụng trên những thành tựu công nghệ và kỹ thuật cao, phương tiện máy móc hiện đại.

Có thể thấy rằng, tư tưởng về công nghiệp hóa hiện đại hóa kiểu mới không còn bị bó hẹp về phạm vi trình độ của lực lượng sản xuất, hay kỹ thuật đơn thuần để chuyển dịch lao động thủ công sang lao động cơ khí như các quan niệm trước nữa.

Một số thành tựu nổi bật trong công cuộc công nghiệp hóa hiện địa hóa

Ví dụ về đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở một số lĩnh vực của Việt Nam:

  • Về lĩnh vực chăn nuôi: Xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, ứng dụng hệ thống làm mát chuồng, vòi uống nước, máng ăn tự động cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học để bảo vệ môi trường.
  • Về lĩnh vực trồng trọt: Nhờ ứng dụng nền khoa học, kỹ thuật giúp các giống lúa có chất lượng cao, tăng năng suất cây trồng, giúp cải thiện đời sống cho nông dân. Không những thế, một số nơi còn áp dụng công nghệ tự động hiện đại vào quá trình sản xuất như hệ thống tưới phun mưa, tưới nước nhỏ giọt kết hợp quá trình bón phân qua nước với công nghệ NETAFIM,…
  • Trong đời sống: Nhiều thiết bị hiện đại được phát minh ra và ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như điều hòa, máy hút ẩm,…
  • Về lĩnh vực y tế: Nhiều phương pháp, kỹ thuật hiện đại đã được ứng dụng vào nền y học để chẩn đoán, điều trị bệnh. Nhờ vậy, chi phí chữa bệnh của người dân được giảm xuống, không phải ra nước ngoài điều trị như trước, ví dụ như ghép phổi, chẩn đoán và điều trị ung thư, truyền máu song thai, chữa tim bẩm sinh,…

Một số loại hình của công nghiệp hóa

Đến nay, quá trình công nghiệp hóa đã được thực hiện dưới nhiều hình thức và mô hình khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có thể chia công nghiệp hóa thành 2 loại hình lớn:

  • Công nghiệp hóa truyền thống: Đây là loại hình công nghiệp hóa cổ điển, diễn ra tại các nước phương Tây trong khoảng cuối thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ XX thì được hoàn thành ở một số nước. Công nghiệp hóa dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở những nước XHCN trong thế kỷ XX.
  • Công nghiệp hóa kiểu mới: Được thực hiện trong khoảng thời gian từ giữa những năm 60 thế kỷ XX, cho đến nay vẫn còn đang tiếp diễn.

Rút kinh nghiệm từ những hạn chế và trở ngại của công nghiệp hóa cổ điển, cùng với những thành công của con đường hóa kiểu mới ở một số nước đi sau, hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn thực hiện hình thức công nghiệp hóa kiểu mới. Ưu điểm nổi bật của loại hình này là vừa giúp rút ngắn thời gian phát triển, vừa gắn kết với yêu cầu của nền kinh tế mới và phù hợp với sự phát triển bền vững của thời đại.

Ở mỗi quốc gia, yêu cầu đề ra đối với nền công nghiệp hóa kiểu mới có thể khác nhau, song nhìn chung có một số đặc điểm sau:

  • Khắc phục nhiều nhất có thể với những nhược điểm của công nghiệp hóa cổ điển, như thời gian kéo dài, lãng phí vật chất, bất công xã hội, tàn phá môi trường.
  • Gắn kết công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển song song kinh tế với công nghệ, phát triển công nghệ thông tin, tiếp cận tới kinh tế tri thức.
  • Phát triển đất nước bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tác động của công nghiệp hóa hiện đại hóa là như thế nào?

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác động vô cùng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế của đất nước. Cụ thể như sau:

  • Tạo điều kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp nâng cao năng suất lao động. Điều này làm phát triển nền kinh tế chung của đất nước, giúp giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Tạo ra và phát triển những lực lượng sản xuất mới, củng cố và tăng cường các mối quan hệ xã hội, giữa các giai cấp như công nhân, nông dân và trí thức.
  • Tạo tiền đề để hình thành nền văn hóa mới, phát huy văn hóa truyền thống và phát triển nền văn hóa tiên tiến, giúp đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

Mục tiêu và quan điểm của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới

Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới

Mục tiêu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại trong thời kỳ đổi mới là cải tiến Việt Nam trở thành một nước công nghiệp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại; quan hệ sản xuất tiến bộ, cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất, mức sống của người dân nâng cao, quốc phòng – anh ninh vững chắc, dân chủ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh theo định hướng XHCN.

Để có thể thực hiện được những mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định được mục tiêu chủ chốt, lấy cốt lõi quan trọng nhất là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện địa hóa, kết hợp với phát triển nền kinh tế tri thức, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Từ đó, tạo nên tảng để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Quan điểm Của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa 

Để bước tới thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra một số quan điểm chủ chốt như sau:

  • Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp với phát triển nền kinh tế tri thức. Đồng thời, cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa, sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới.
  • Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố căn bản, tiền đề cho sự sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước.
  • Khoa học và công nghệ phải là nền tảng và động lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Phát triển nhanh và bền vững, việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện các chủ trương tiến bộ và công bằng trong xã hội.

Vì sao công nghiệp hóa hiện đại hóa lại gắn liền với phát triển kinh tế tri thức?

Khái niệm về công nghiệp hóa là gì, công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì đã được giải thích rõ ở trên, có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa bắt buộc phải gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy theo bạn, kinh tế tri thức là gì? Tại sao vấn đề lại được Đảng và Nhà nước coi là trọng tâm của sự phát triển?

Tri thức là yếu tố trọng tâm của mọi sự phát triển

Kinh tế tri thức được định nghĩa là nền kinh tế mà trong đó, tri thức giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất đối với sự phát triển của kinh tế. Đây chính là tiền đề để tạo ra nguồn của cải, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế tác động mạnh tới sự phát triển chung của đất nước là những ngành dựa nhiều vào tri thức, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Như đã nói ở trên, phát triển đất nước theo công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là ứng dụng công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học hiện địa, tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý nền kinh tế. Vậy nếu như con người, là những người trực tiếp tạo ra giá trị vật chất cho xã hội lại không có tri thức, hoặc kiến thức thì làm sao có thể áp dụng những thành tựu đó vào thực tiễn?

Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến con người trong lực lượng tham gia sản xuất theo chiều hướng hiện đại. Nhờ có tri thức thì con người mới có thể thích nghi một cách dễ dàng và vận hành tốt các trang thiết bị hiện đại; có thể giải quyết tốt những vấn đề phức trong sản xuất và cả đời sống.

Không những thế, do sự đổi mới không ngừng của khóa học, các trang thiết bị sản xuất đòi hỏi con người phải thường xuyên học tập, trau dồi các kỹ năng liên quan nếu không muốn bị đào thải ra khỏi chu trình này.

Có thể thấy, tri thức là một yếu tố cần của lực lượng sản xuất, góp phần phát triển sản xuất. Đồng thời, nhờ có tri thức mà con người mới có thể dễ dàng nắm bắt và truyền đạt thông tin tốt, thúc đẩy sản xuất phát triển hơn, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển một xã hội bền vững.

Trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay

Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa là điều tất yếu trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Hiểu được định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước, mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ cần nâng cao trách nhiệm của bản thân bằng những hành động cụ thể.

Trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay như sau:

  • Ra sức học tập, trau dồi kiến thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức và tư tưởng chính trị.
  • Có lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực bản thân.
  • Học hỏi, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại cào quá trình sản xuất.
  • Có kế hoạch học tập, rèn luyện và lao động rõ ràng để phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

>>> Bài viết tham khảo: Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Phân biệt trợ từ và thán từ

Hy vọng những tin đã chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn công nghiệp hóa là gì, khái niệm của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời có thể nắm vững được những mục tiêu, quan điểm phát triển của Đảng, Nhà nước từ đó chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề