Cơ sở kinh tế là gì

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện trong phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hai yếu tố quan trọng trong học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của một quốc gia. Bài viết dưới đây chia sẻ chia tiết về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở việt nam hiện nay.

Cơ sở hạ tầng với phạm trù triết học có tên tiếng anh là "Infrastructure" [hay cơ sở kinh tế] là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, hay là một giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Về khái niện xây dựng, cơ sở hạ tầng là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp nước…

Trên thực tế, khi nói về cơ sở hạ tầng là nói cơ sở kinh tế của xã hội; không phải nói kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội mà thuộc vể lực lượng sản xuất.

Ví dụ, cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần kinh tế [kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân tư bản...] trong đó thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.

Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân [do nhà nước quản lý], sở hữu tập thể [người lao động], sở hữu tư nhân [cá nhân mỗi người]; và hình thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.

Kết cấu chung của cơ sở hạ tầng

+ Kết cấu ba bộ phận của cơ sở hạ tầng phản ánh điều gì? Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

+ Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Kiến trúc thượng tầng

Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.

Kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phán tích từ những giác độ khác nhau. Từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. 

Kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội [hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,...] và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng [nhà nước, chính đảng, giáo hội,...]. Yếu tố trọng yếu của kiến trúc thượng tầng trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp là yếu tố nào Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai Cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.

Tags: cơ sở hạ tầng tiếng anh là gìcơ sở hạ tầng việt namcơ sở hạ tầng của các nước tư bảncơ sở hạ tầng ở các nước tư bảncơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tổchức sự nghiệp nhà nước
  • 2. Nhiệm vụ của tổchức sự nghiệp nhà nước
  • 3. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
  • 4. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
  • 5. Vài nét về nền kinh tế thị trường

1. Giới thiệu tổchức sự nghiệp nhà nước

Tổ chức kinh tế, sự nghiệp của nhà nước là tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nền kinh tế quốc dân, phục vụ đời sống xã hội, do Nhà nước thành lập và quản lí nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Đây là cách nói khái quát về các loại tổ chức do nhà nước thành lập và quản lí vì những mục tiêu quản lí nhà nước và tổ chức phục vụ đời sống xã hội. Nói tổ chức kinh tế, sự nghiệp của nhà nước cũng là để phân biệt với các cơ quan, tổ chức cấu thành nên bộ máy nhà nước - bộ máy công quyền. Mặc dù được Nhà nước thành lập, đầu tư vốn, trang thiết bị, cấp kinh phí để hoạt động và đặt dưới sự quản lí của Nhà nước nhưng các tổ chức này không phải là cơ quan hay bộ phận của cơ quan nhà nước, chúng là những thực thể xã hội độc lập với chính các cơ quan nhà nước:

1] Tổ chức kinh tế của nhà nước là doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác của Nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tổ chức kinh tế của Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc hạch toán, quyết toán độc lập. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng là nhiệm vụ phát triển nền kinh tế quốc dân;

2] Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước là tổ chức phi lợi nhuận do Nhà nước thành lập, cấp kinh phí hoạt động nhằm phục vụ đời sống xã hội trên các lĩnh vực như khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, xã hội...

2. Nhiệm vụ của tổchức sự nghiệp nhà nước

Tổ chức sự nghiệp nhà nước là Các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công [bao gồm các tổ chức sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, lao động - xã hội và các tổ chức sự nghiệp khác]

Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức này là đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội. Phương tiện vật chất để các tổ chức này hoạt động chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Trong điều kiện hiện nay, với xu hướng tăng cường xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp, nhà nước dành cho các tổ chức sự nghiệp của nhà nước quyền tự chủ về tài chính trong phạm vi kinh phí được cấp và nguồn thu trên cơ SỞ các hoạt động theo quy định của pháp luật.

Khác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự phân biệt và tách bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, sự nghiệp của nhà nước.

3. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động – thương binh và xã hội, thông truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định; Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, tổ chức về bộ máy, nhân sự.

Ví dụ: Trường Đại học Công nghiệp trực thuộc Bộ công thương là đơn vị sự nghiệp công lập. Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh…Các đơn vị nghiên cứu, sự nghiệp [nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục [bệnh viện, trường, viện nghiên cứu]…

- Đơn vị sự nghiệp chủ yếu là các viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành loại như sau:

– Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;

– Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm:

– Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ [các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí. Trung tâm thông tin hoặc tin học. Trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện]. Và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

Như đã nói ở trên,Đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động – thương binh và xã hội, thông truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

- Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước đầu tư và xây dựng để vận hành, tùy vào từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những cấp độ khác nhau.

- Mục đích: Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho nhân dân hoặc lĩnh vực mà khu vực phi nhà nước không có khả năng đầu tư hoặc không quan tâm để đầu tư.

Tiếp theo là cơ chế hoạt động của các đơn vụ sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ và được thực hiện hạch toán một cách độc lập.

- Cơ chế hoạt động: Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế độ thủ trưởng. Đồng thời nhằm đảo bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh cách tình trạng lạm quyền, vượt quyền, phòng chống tham nhũng, pháp luật đã đưa ra các quy định về việc thành lập Hội đồng quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư vào các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong trường hợp cần thiết.

- Nhân sự: Nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng, được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức. Trong khi đó thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

- Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

5. Vài nét về nền kinh tế thị trường

C. Mác viết rằngtrong nền kinh tế thị trường của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì việc tìm kiếm “lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này”. Trong nền kinh tế thị trường, rõ nhất là trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận là yếu tố trung tâm, là động lực tuyệt đối thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Kinh tế thị trường là thành quả, là sản phẩm của sự phát triển của kinh tế toàn thế giới trải qua nhiều thế kỷ và được chủ nghĩa tư bản hiện đại nâng lên một tầm cao mới chứ không phải chỉ là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản.Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,... đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi. Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, không phải không có những hạn chế, những nhược điểm rất cơ bản, thậm chí cả những khuyết tật không dễ gì sửa chữa. Như C. Mác đã chỉ ra, quy luật tuyệt đối của các nhà tư bản là tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Nếu không thu được lợi nhuận tối đa thì chẳng có một nhà tư bản nào lại chịu bỏ vốn ra để sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo C. Mác, dưới chủ nghĩa tư bản, “lợi nhuận chỉ là hình thái thứ sinh, phái sinh và được biến đổi của giá trị thặng dư, là hình thái tư sản trong đó đã xóa hết những nguồn gốc của nó”[2], còn giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư “là biểu hiện chính xác của mức độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân”[3]. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chính lao động thặng dư của người công nhân là nguồn gốc đem lại lợi nhuận và làm giàu cho nhà tư bản.

Như một quy luật, khi mà lợi nhuận kếch xù và sự giàu có tập trung về phía các nhà tư bản thì tất nhiên là sự khốn cùng và sự nghèo đói sẽ đổ dồn về phía những người lao động làm thuê, về phía những người vô sản. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa kể cả ở giai đoạn hiện nay, của cải vẫn đang ngày càng tập trung về một phía, còn nghèo khó thì vẫn đổ dồn về phía người lao động. Ở đây, người lao động tuy là lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội nhưng lại được hưởng rất ít thành quả do chính họ làm ra. Vì vậy, sẽ không quá nếu nói rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người lao động không phải là mục tiêu hay đối tượng của sự phục vụ của nền kinh tế.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề