Bệnh băng huyết là gì

Băng huyết là tình trạng gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến băng huyết và phải làm sao khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mình là điều mà nhiều chị em thắc mắc.

Hiện nay, những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Băng huyết là hiện tượng mà có thể nhiều chị em đã nghe nói đến, nhưng ít ai nắm rõ được những kiến thức cơ bản về nó. Vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này để có hướng xử lý kịp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Băng huyết – hiện tượng nguy hiểm chị em không nên bỏ qua

Băng huyết là tình trạng chảy máu bên trong tử cung hoặc đường sinh dục nữ một cách bất thường, dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều ở người phụ nữ.

Cần phân biệt được băng huyết và rong kinh. Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Còn băng huyết lại là tình trạng chảy máu không phải nằm trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết

Có rất nhiều nguyên nhân được cho là lý do dẫn đến tình trạng băng huyết như:

+ Do uống thuốc phá thai nội tiết: nhiều chị em khi biết mình mang thai ngoài ý muốn thường chọn cách tự mình phá thai tại nhà bằng thuốc. Điều này khiến cho tử cung co bóp, nội tiết tăng lên làm thành mạch tử cung bị vỡ gây ra hiện tượng băng huyết chảy máu không ngừng.

+ Do nạo hút thai không đảm bảo: việc thực hiện nạo hút thai ở những cơ sở y tế “chui” không chất lượng dẫn đến tình trạng sót thai, thủng tử cung và băng huyết.

+ Do quá trình sinh nở chưa an toàn, khiến cho người mẹ bị sót nhau thai hoặc tổn thương tử cung và âm đạo.

Băng huyết thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh

+ Mắc những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm: băng huyết có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chị em đang mắc phải những bệnh lý phụ khoa liên quan đến cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm nhiễm nặng hay thậm chí là u lạc nội mạc cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung.

Phụ nữ sau khi sinh là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng băng huyết. Chính vì vậy khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường nghi ngờ bị băng huyết, chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa y tế để điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình.

Những triệu chứng của băng huyết

Khi bị băng huyết, cơ thể chị em sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường như:

+ Đường sinh dục của phụ nữ chưa đến kỳ kinh hoặc mới hành kinh xong bỗng dưng bị chảy máu kéo dài.

+ Lượng máu có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ tươi, có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.

+ Cảm giác có máu ứ trong buồng tử cung khiến cho tử cung căng tức, có thể xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới khi chảy máu.

+ Tùy vào lượng máu bị mất mà chị em có thể xuất hiện những triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mặt tái nhợt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi và tụt huyết áp.

Băng huyết khiến cho chị em mệt mỏi, kiệt sức, đau thắt bụng dưới

Những biến chứng do băng huyết gây ra

Băng huyết là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

+ Thiếu máu dẫn đến tử vong: nếu những trường hợp chảy máu nhiều không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể gây thiếu máu, mất máu và dẫn đến tử vong.

+ Gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản: băng huyết còn gia tăng rủi ro viêm nhiễm cơ quan sinh sản, buồng trứng, tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

+ Vô sinh hiếm muộn: phụ nữ bị băng huyết không được điều trị kịp thời có thể bị tổn thương buồng trứng, tử cung, gây vô sinh hiếm muộn.

Giải pháp khắc phục và ngăn ngừa băng huyết 

Hiện nay, để khắc phục tình trạng băng huyết, chị em nên có những lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe sinh sản như:

+ Phụ nữ mang thai cần đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như không xảy ra biến chứng ở cơ quan sinh sản.

+ Nếu mang thai ngoài ý muốn, tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc phá thai tại nhà vì như vậy rất dễ bị băng huyết.

+ Không nên nạo hút thai, hoặc nếu bất đắc dĩ cũng cần phải chọn lựa những cơ sở chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn hiệu quả trong quá trình phẫu thuật.

Băng huyết nếu không được truyền máu kịp sẽ dẫn đến tử vong. 

+ Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày để tránh viêm nhiễm, nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những bệnh lý phụ khoa trong cơ thể.

+ Nếu bắt gặp những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, đau bụng dưới… nên đi thăm khám nhanh chóng.

Những ngày vừa qua, vụ việc một sản phụ 24 tuổi không may tử vong sau khi sinh con tại Bệnh viện Việt Pháp đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Như VietTimes đã đưa tin, phía Bệnh viện Việt Pháp cho rằng nguyên nhân chính khiến sản phụ tử vong là do mất máu quá nhiều, suy đa phủ tạng. Tuy nhiên, ý kiến của Bệnh viện có đúng hay không, cần chờ kết luận chính thức về vụ việc của ngành y tế.

Trao đổi với PV VietTimes, PGS.TS. Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai, một trong các chuyên gia sản phụ khoa - cho biết: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết được nguyên nhân đích xác khiến sản phụ này tử vong là gì, vì chưa có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, nói về vấn đề băng huyết sau sinh, PGS.TS. Phạm Bá Nha cho biết: Máu làm nhiệm vụ nuôi sống cơ thể. Mất máu sẽ để lại rất nhiều di chứng như suy các cơ quan trong cơ thể, suy tim, suy não,…. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc sống thực vật.

“Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Khi cơ thể mất máu quá nhiều có thể dẫn đến ngừng tim, suy đa tạng, chết não,… Để điều trị những trường hợp sản phụ bị chảy máu sau sinh, cần có bác sĩ chuyên khoa theo dõi sản phụ liên tục, phát hiện sớm biến chứng, đồng thời, tìm ra nguyên nhân để xử trí.” - PGS.TS. Phạm Bá Nha nói.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], mỗi năm hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sản phụ bị băng huyết sau sinh chiếm 3-8%. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ này chiếm khoảng 1% trên tổng số hơn 7.000 ca đỡ đẻ mỗi năm.

Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở. Riêng số người bị băng huyết sau sinh thì lên tới hơn 100.000 người.

Theo các bác sĩ, băng huyết sau sinh là hiện tượng đường sinh dục của người mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng máu là hơn 500ml hoặc hơn 1% lượng máu cơ thể.

Tất cả phụ nữ mang thai ngoài 20 tuần đều có nguy cơ chảy máu sau sinh. Mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm đáng kể ở các nước phát triển, nhưng băng huyết vẫn là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu ở những khu vực khác [các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển].

PGS.TS. Phạm Bá Nha cho biết thêm về những nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh:

Đờ tử cung là nguyên nhân thường gặp khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Các nguyên nhân khiến sản phụ bị đờ tử cung gồm: Chất lượng tử cung kém - Tử cung của sản phụ sinh nhiều lần, người bị u xơ tử cung hay tử cung bị dị dạng; tử cung quá căng - tình trạng này do sản phụ sinh đôi hoặc sinh ba hay do thai lớn và nước ối quá nhiều; sản phụ bị nhiễm trùng ối, chuyển dạ lâu hay thai phụ bị thiếu máu và suy nhược; sản phụ bị mắc chứng rối loạn đông máu, mang thai khi tuổi thai quá lớn [thường là sau 35 tuổi ], có tiền sử băng huyết sau sinh hoặc bị u xơ tử cung.

Sự bất thường của bánh nhau: Những trường hợp thai phụ có nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo thường sẽ có khuynh hướng gây chảy máu nhiều sau sinh. Nếu diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra sẽ gây chảy máu nhiều cũng có thể gây băng huyết sau sinh.

Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh kể cả đẻ thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật. Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục

Bên cạnh đó, sản phụ cũng có thể bị rối loạn đông máu khi nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng,…Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết sau sinh có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.

Nếu sản phụ ra máu một cách bất thường và nhiều trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh; áu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục; da xanh xao, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, vẻ mặt hốt hoảng và huyết áp tụt. Nhịp tim đập nhanh một cách bất thường hoặc trở nên không đều; tử cung mềm nhão, không có sự co hồi tốt thì có thể sản phụ dã bị băng huyết sau sinh.

Theo chuyên gia về sản phụ khoa PGS.TS. Lưu Thị Hồng, nguyên tắc chung để phòng tránh băng huyết sau đẻ cũng như các biến chứng thai kỳ là cần theo dõi thai kỳ tốt, nhằm sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời. Vì thế, thai phụ cần chọn cơ sở uy tín có trang thiết bị hiện đại, quy trình chăm sóc thai sản an toàn… để theo dõi thai kỳ và sinh con.

Theo các chuyên gia, hiện không có biện pháp xử trí nào hoàn toàn tối ưu trong điều trị băng huyết sau sinh nặng. Vì vậy, dự phòng băng huyết sau sinh là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho sản phụ. Các biện pháp dự phòng gồm: Quản lý tốt thai kỳ, phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao, đỡ sinh đúng kỹ thuật, không để chuyển dạ kéo dài, theo dõi hậu sản trong vòng 6 giờ đầu tiên, đặc biệt là trong 2 giờ sau sinh.

Nguồn: //viettimes.vn

Video liên quan

Chủ Đề