Cơ sở của tình yêu chân chính là gì năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 10, VietJack biên soạn GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Kiến thức cơ bản

1. Tình yêu

  1. Tình yêu là gì?

- Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

- Tính xã hội của tình yêu:

+ Tình yêu phụ thuộc vào quan niệm xã hội

+ Kết quả tình yêu dẫn tới những vấn đề xã hội phải quan tâm.

+ Tình yêu cùng với sự phát triển xã hội sẽ càng thoát khỏi ham mê bản năng.

  1. Thế nào là một tình yêu chân chính?

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức, tiến bộ xã hội.

- Biểu hiện:

+ Chân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó.

+ Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi

+ Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía

+ Lòng vị tha thông cảm.

  1. Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.

- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu

- Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu.

- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân.

2. Hôn nhân

  1. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
  1. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.

- Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.

- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.

Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu là không thể chia sẻ được.

- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi…

3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

  1. Gia đình là gì?

Gia đình là một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

  1. Chức năng của gia đình:

- Chức năng duy trì nòi giống

- Chức năng kinh tế

- Chức năng tổ chức đời sống gia đình

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái

  1. Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

- Cha mẹ: Có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện cho con học hành, con cái trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Con cái: Có bổn phận kính trọng, hiếu thảo, giữ gìn danh dự và truyền thống gia đình.

Quan hệ giữa ông bà và con cháu:

- Ông bà thương yêu, quan tâm chăm sóc, gương mẫu trong giáo dục các cháu.

- Cháu kinh trọng, hiếu thảo, yêu thương ông bà.

Quan hệ giữa anh, chị em: Thương yêu, tôn trọng, đùm bọc, bảo ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi đến tuổi trưởng thành, con người xuất hiện một dạng tình cảm đặc biệt đó là

  1. Tình bạn.
  1. Tình thương.
  1. Tình yêu.
  1. Tình người.

Đáp án :

Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có nhiều mặt

  1. Khác biệt với nhau.
  1. Phù hợp với nhau.
  1. Đối lập với nhau.
  1. Gần gũi với nhau.

Đáp án :

Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau, đồng thời luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, tình yêu mang tính

  1. Chủ quan.
  1. Khách quan.
  1. Lịch sử.
  1. Xã hội.

Đáp án :

Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội:

+ Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau.

+ Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi

  1. Thanh niên.
  1. Trưởng thành.
  1. Kết hôn.
  1. Lao động.

Đáp án :

Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm

  1. Lối sống của mỗi người.
  1. Đạo đức tiến bộ của xã hội.
  1. Môn đăng hộ đối.
  1. Nam nữ thụ thụ bất thân.

Đáp án :

Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nội dung nào không phải là biểu hiện của một tình yêu chân chính?

  1. Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó.
  1. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.
  1. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
  1. Có sự kiểm soát, kiềm chế, nghi ngờ lẫn nhau.

Đáp án :

Đáp án: Biểu hiện của tình yêu chân chính:

+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó.

+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp.

+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

+ Có lòng vị tha và sự thông cảm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Tình yêu chân chính làm con người trưởng thành và hoàn thiện hơn, là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên

  1. Làm giàu cho chính mình.
  1. Đi đến thành công.
  1. Tự hoàn thiện bản thân.
  1. Xây dựng xã hội.

Đáp án :

Tình yêu chân chính làm con người trưởng thành và hoàn thiện hơn, là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đâu là biểu hiện cần tránh trong tình yêu?

  1. Đồng cảm, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ.
  1. Quan tâm sâu sắc đến, không vụ lợi.
  1. Chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
  1. Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới.

Đáp án :

Không nên yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó cần có sự suy nghĩ chin chắn, khôn nên đùa cợt với tình yêu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn được gọi là

  1. Gia đình.
  1. Hôn nhân.
  1. Huyết thống.
  1. Xã hội.

Đáp án :

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được công nhận và bảo vệ bởi

  1. Pháp luật.
  1. Đạo đức.
  1. Dư luận xã hội.
  1. Cha mẹ hai bên.

Đáp án :

Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thể hiện qua hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự do kết hôn theo luật định, đảm bảo về mặt pháp lí và

  1. Phải đăng kí kết hôn theo luật định.
  1. Được làng xóm công nhận.
  1. Được tự do li hôn.
  1. Do bố mẹ hai bên đồng tình lựa chọn.

Đáp án :

Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng?

  1. Hỗ trợ nhau, cùng nhau chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái.
  1. Vợ là phụ nữ nên phụ trách toàn bộ việc chăm sóc nuôi dạy con.
  1. Chồng là đàn ông nên phải chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình.
  1. Vợ và chồng cần phải chia đôi công việc, trách nhiệm ngang bằng nhau.

Đáp án :

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi… mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản nào?

  1. Cưới hỏi và nội ngoại.
  1. Hôn nhân và huyết thống.
  1. Cưới hỏi và huyết thông.
  1. Hôn nhân và con cái.

Đáp án :

Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Chức năng nào không phải là chức năng cơ bản của gia đình?

  1. Chức năng kinh tế.
  1. Chức năng duy trì nòi giống.
  1. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
  1. Chức năng lao động.

Đáp án :

Các chức năng cơ bản của gia đình gồm: Chức năng duy trì nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng tổ chức đời sống gia đình, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?

  1. Hôn nhân tiến bộ nên được tự do sống thử.
  1. Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân bền vững.
  1. Tự do yêu đương nên cần yêu một lúc nhiều người để có nhiều lựa chọn.
  1. Thời hiện đại, tình yêu đi liền với tình dục.

Đáp án :

Tình yêu chân chính có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía, có lòng vị tha và sự thông cảm,… thậm chí sẵn sàng hi sinh vì nhau. Đó chính là cơ sở để xây dựng một hôn nhân bền vững.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

  1. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
  1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  1. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  1. Hôn nhân phải làm đám cưới và được làng xóm láng giềng thừa nhận.

Đáp án :

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện đại ở nước ta?

  1. Đàn ông được lấy nhiều vợ.
  1. Phụ nữ chỉ được lấy duy nhất một chồng.
  1. Chỉ chấp nhận một vợ một chồng.
  1. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Đáp án :

Chế độ hôn nhân hiện đại thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

  • Bài 1 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Hiện nay, trong học sinh ...
  • Bài 2 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Trong bài học nêu lên ...
  • Bài 3 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Hiện nay, có một số người ...
  • Bài 4 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Theo em, điểm khác biệt lớn nhất ...
  • Bài 5 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Trước đây, quan niệm về ...
  • Bài 6 (trang 86 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy sưu tầm một số ...

Xem thêm các bài học GDCD lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

  • GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
  • GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
  • GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
  • GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
  • GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Cơ sở của tình yêu chân chính là gì năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cơ sở của tình yêu chân chính là gì năm 2024

Cơ sở của tình yêu chân chính là gì năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tại sao nói tình yêu chân chính là cơ sở?

⇒ Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc: Vì có sự đồng cảm chia sẻ hiểu nhau, tự nguyện tôn trọng lẫn nhau. Thì mới có thể có một gia đình hạnh phúc. Nếu ko thì hoàn toàn ngược lại.

Tình yêu chân chính có nghĩa là gì?

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan điểm, đạo đức tiến bộ của XH. - Biểu hiện của tình yêu chân chính. + Có tình cảm chân tực, sự quyến luyến gắn bó giữa 2 người khác giới. + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau và không vụ lợi.

Thế nào là một tình yêu chân thành?

Tình yêu chân thật là sự đồng thuận, nỗ lực từ hai phía Khi tìm hiểu nhau đủ nhiều, tình cảm đã được xác định vững chắc cùng sự gắn bó, hai bạn sẽ muốn vun đắp cho mối quan hệ của mình hơn bằng nỗ lực đến từ cả hai phía. Mỗi người sẽ học cách thích nghi, tự điều chỉnh mình để phù hợp và có thể ở bên cạnh đối phương.

Tình yêu là như thế nào?

Tình yêu, ái tình hay gọi ngắn là tình (Tiếng Anh: love) là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó.