Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu

Chuột rút [vọp bẻ] là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động. Đối với hầu hết phụ nữ, chuột rút khi mang thai nhẹ không đáng phải bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút có liên quan đến tử cung có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ. Do đó cần có sự kiểm tra định kỳ bởi các y bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

Những phụ nữ đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sẩy thai cần phải đặc biệt chú ý. Mang thai luôn là một sự kiện đáng nhớ. Vì vậy hãy luôn duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng, khám thai định kỳ để giúp cho quá trình mang thai của mẹ ngày càng trở nên thú vị.

Tham khảo:     Những điều cần biết khi mang thai

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai ở thời kỳ đầu thai kỳ

Chưa có nghiên cứu nào về nguyên nhân của chứng chuột rút khi mang thai. Dưới đây là 1 số lý giải dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu được các bác sĩ sản khoa chỉ ra.

  • Khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
  • Do u nang [Corpus Luteal] hình thành ngay trên buồng trứng và làm trứng rụng trước khi được thụ tinh. U nang này có chức năng quan trọng là sản sinh đủ progesterone để nuôi dưỡng phôi thai trước khi nhau thai hình thành.
  • Do khi có thai, trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng lên. Toàn bộ cân nặng cơ thể gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân nên dễ khiến cơ vùng chân bị chuột rút.
  • Do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chân.
  • Ốm nghén: Tình trạng nôn ói trong thời kì mang thai cũng là lí do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng. 
  • Các bệnh về: táo bón, chứng ợ hơi, khó tiêu, sỏi thận, bàng quang… cũng dễ khiến bà bầu tăng nguy cơ bị chuột rút.
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, dẫn đến tình trạng căng cơ.
  • Thiếu canxi: Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé.
  • Thiếu khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu

Cảm giác khi mang thai bị chuột rút:

Chuột rút khi mang thai nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co bóp tạo cảm giác co giật, nặng nề trong khung xương chậu. Chuột rút cũng có thể bị gây ra do việc đứng một chỗ quá lâu. Khi bạn hắt hơi, ho, hay cười lớn dẫn đến áp lực trong bụng tăng lên đột ngột cũng gây ra chuột rút. Một số cảm giác khi bị chuột rút là nặng nề, khó chịu, đau nhói…

Các y bác sĩ thường căn cứ vào các cơn chuột rút ở thời kỳ đầu mang thai như là một dấu hiệu nhận biết sự tăng kích thước của tử cung. Mặc dù sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu là tương đối chậm, nhưng sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu trong vùng xương chậu của mẹ là rất lớn.

Những thay đổi này diễn ra để chuẩn bị cho những tháng tiếp theo. Tử cung là một cơ quan tương đối nhỏ được tạo thành từ các sợi cơ có khả năng co giãn. Khi tử cung tăng kích thước, đi kèm luôn gây ra sự khó chịu cho bà bầu trong đó có hiện tượng chuột rút. Nắm rõ nguyên nhân và hiểu biết về hiện tượng này sẽ giúp ích cho việc chăm sóc cả bà mẹ và thai nhi.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Nên kiểm tra chuột rút khi nào?

  • Khi quá lo lắng và cần kiểm tra để yên tâm.
  • Khi xuất huyết kinh nguyệt hay nổi mụn không ngừng và ngày càng tăng lên.
  • Đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao và cảm thấy không khỏe.
  • Gặp vấn đề khi tiểu tiện.
  • Khi không có các dấu hiệu điển hình của việc mang thai.

Mẹ bầu nên chú ý khi bị chuột rút:

Mặc dù hiện tượng chuột rút hoàn toàn bình thường, nhưng cũng có khả năng đó là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sẩy thai. Trong vài trường hợp, khi các dấu hiệu này đã rõ ràng thì khả năng sẩy thai là rất cao. Ước tính trong 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì có một ca bị sẩy. Nguyên nhân có thể do sự đột biến nhiễm sắc thể, hoặc do trứng thụ tinh không nằm đúng trong tử cung mà lại nằm ở đâu đó trong khung xương chậu. Ống dẫn trứng nhỏ và không co giãn như tử cung, do đó chỉ chứa được các trứng nhỏ. Vì vậy có trường hợp các trứng to bị rơi ra ngoài gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không

Khi nào hết chuột rút?

Cho đến khi tử cung tăng kích thước và được nâng đỡ bởi các xương trong khung xương chậu thì hiện tượng chuột rút sẽ giảm bớt. Lúc này, các dây chằng và cơ phần nào được giải thoát khỏi nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

Làm giảm nguy cơ chuột rút khi mang thai bằng cách nào?

  • Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm thường xuyên. Vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc kéo căng cơ bắp mỗi ngày.
  • Tắm nước ấm, mặc quần áo rộng, thoải mái, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng.
  • Nên đi tiểu tiện thường xuyên để tránh việc bàng quang bị căng đầy gây co thắt tử cung.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau để tránh bị táo bón. Không nên ăn nhiều bánh mì, gạo và mì ý.
  • Ngồi hoặc nằm thư giãn và tập các bài hít thở sâu.
  • Khi ngồi nên đảm bảo chân có kệ đỡ để máu có thể dễ dàng lưu thông.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên như sau:

Vì chuột rút một phần là do hạ can-xi máu, dẫn đến tăng hung phấn thần kinh cơ nên mẹ cần bổ sung 1000-1500 mg can-xi/ngày và việc bổ sung này phải tiến hành thường xuyên, hàng ngày. Các thực phẩm bổ sung can-xi bao gồm trứng, sữa, cá, vỏ tôm, rong biển… Ngoài ra, để can-xi được hấp thu tốt thì mẹ cần bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng 20-30 phút/ ngày và cũng cần tránh những ánh nắng gắt, nhiều tia cực tím vào giữa trưa hay đầu giờ chiều.

Chú ý: bất cứ khi nào mẹ cảm nhận được hiện tượng chuột rút trong kỳ đầu mang thai, hãy đến ngay các trung tâm y tế có kinh nghiệm để có thể được kiểm tra kỹ lưỡng.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Chuột rút khi mang thai tháng đầu có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Sự xuất hiện bất chợt gây ra những cơn đau nhức nhối cho mẹ. Hiện tượng này xuất phát từ đâu? ngăn ngừa nó như thế nào? Mời mẹ tham khảo bài viết sau:

Chuột rút là gì?

Chuột rút -vọp bẻ- là tình trạng cơ co thắt đột ngột gây ra các cơ đau đớn dữ dội ở 1 phần cơ nào đó, khiến cho cử động trở nên khó khăn. Chuột rút diễn ra nhiều nhất ở phần bắp chân, bắp đùi, hông, cơ bụng, đặc biệt là ngón tay, chân. 

Ở phụ nữ, chuột rút có thể là dấu hiệu báo thai sớm. Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Thời điểm này có thể xuất hiện hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 6 − 12 ngày sau khi thụ tinh thành công.

Chuột rút sinh lý khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Sự xuất hiện của nó có thể chỉ gây cho mẹ cảm giác đau đớn tức thì hoặc làm gián đoạn giấc ngủ. Khi mẹ sinh bé, hiện tượng này có thể mất đi 1 cách tự nhiên.

Tuy nhiên, khi chuột rút đi các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nhiều ở bụng dưới, trên đỉnh vai; nhiệt độ cơ thể tăng hoặc đau dữ đội ở đầu, cần nhanh chóng đưa sản phụ đến các cơ sở y tế. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, chửa ngoài tử cung…

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai tháng đầu

Chuột rút là hiện tượng phổ biến khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu lại xảy ra ngay cả khi không có hoạt động nào. Hiện chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Lý giải tình trạng chuột rút khi mang thai tháng đầu, 1 số chuyên gia lý giải như sau:

- Tử cung phát triển làm tăng áp lực lên 1 số mạch máu đưa máu từ chân lên tim. Đồng thời, dây thần kinh từ tủy sống đến chân cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Từ đó làm xuất hiện chuột rút khi mang thai tháng đầu.

- Hiện tượng nghén thai kỳ khiến mẹ bị mất nước nhiều hơn. Tình trạng này gây rối loạn điện giải tạo nên các cơn chuột rút khi mang thai tháng đầu.

- Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý, chuột rút khi mang thai đầu còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu canxi của cơ thể. Cùng với thiếu sắt, đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai tháng đầu

Để hạn chế bị chuột rút khi mang thai tháng đầu, mẹ hãy nhớ các mẹo này:

- Không đứng, ngồi quá lâu. Nếu công việc yêu cầu, mẹ tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân; vận động hai chân, tay trong giờ làm việc.

- Không hoạt động, mang vác nặng, quá sức. Duy trì các hoạt động 1 cách nhẹ nhàng, bình ổn, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Tập yoga, đi bơi, đi bộ,… để giúp tuần hoàn tốt hơn và quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.

- Massage cơ thể thường xuyên, đặc biệt là các vị chân tay, các khớp để giúp máu lưu thông, các cơ được thả lỏng, thư giãn. Đây là cách làm hiệu quả làm giảm chuột rút khi mang thai tháng đầu.

- Sử dụng các loại gối bầu chữ C hoặc chữ U kê chân, kê lưng giúp cơ thể thư giãn, giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay.

- Uống các viên uống bổ sung vi khoảng chất đầy đủ, đặc biệt là các vitamin, canxi đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

- Bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi từ sữa, trứng, cá, các loại thịt đỏ và rau xanh đậm.

- Uống nước đủ đều đặn mỗi ngày. Lượng chất lỏng nạp vào mỗi ngày cần 2-2,5 lít.

- Nghỉ ngơi cả thể chất, tinh thần nhiều hơn.

- Tắm bằng nước ấm hoặc ngâm chân trong nước ấm pha muối và gừng để tránh bị chuột rút khi mang thai tháng đầu vào ban đêm.

Video liên quan

Chủ Đề