Chức năng, nhiệm vụ của nhà thuốc bệnh viện

22/07/2011

THÔNG TƯ
     Quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện

Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp  định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới [WTO]; 

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện như sau:


  Chương I
  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Thông tư này áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan  đến bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện [sau đây gọi tắt là cơ sở bán lẻ thuốc] là cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện được tổ chức theo các hình thức: nhà thuốc, quầy thuốchoặc cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

2. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn.

Chương II
    QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
    CỦA CƠ SỞ  BÁN LẺ THUỐC


Điều 3. Quy định về tổ chức của cơ sở bán lẻ thuốc

1. Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi tắt là tỉnh] trừ các bệnh  viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh: Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về hoạt động [bao gồm cả đảm bảo kinh phí] của cơ sở bán lẻ thuốc.

2. Đối với bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh; bệnh viện trực thuộc Y tế Ngành; bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã [sau đây gọi tắt là huyện] bao gồm cả các  Trung tâm Y tế huyện ở nơi không có Bệnh viện đa khoa huyện riêng; bệnh viện đa khoa khu vực; bệnh viện chuyên khoa khu vực: khuyến khích bệnh viện tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm về hoạt  động [bao gồm cả đảm bảo kinh phí] của cơ sở bán lẻ thuốc.

Trường hợp không tự tổ chức được cơ sở bán lẻ thuốc, bệnh viện có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc để  đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân. Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh hoặc cá nhân liên doanh, liên kết cùng chịu trách nhiệm với Giám đốc bệnh viện hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế huyện về hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, Giám  đốc doanh nghiệp kinh doanh hoặc cá nhân liên doanh, liên kết chịu trách nhiệm  đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng qui định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006  của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các  qui định có liên quan.

3. Bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài không được mở cơ sở bán lẻ thuốc của chính bệnh viện, không được liên doanh, liên kết để thành lập cơ sở bán lẻ thuốc, trừ trường hợp được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm. Để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho bệnh nhân, bệnh viện tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở bán lẻ  thuốc
1. Cơ sở bán lẻ thuốc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số  điều của Luật Dược. 

Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc do bệnh viện tự tổ chức không thể có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Y tế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện cho cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

2. Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” theo lộ trình quy định tại Khoản 3 Mục I Chương III nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" ban hành kèm theo Quyết định 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007.

* Nội dung chi tiết vui lòng bạn tải file .pdf.

* CHỨC NĂNG Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

* NHIỆM VỤ

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị, chẩn đoán và các yêu cầu chữa bệnh khác. - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của trường Cao đẳng và Trung học về dược. - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao [bông, băng, cồn, gạc] khí y tế.

Cập nhật: 06/02/2021 09:38 | Trần Thị Mai

Ngành Dược ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế đất nước.

Dược sĩ là những người thực hành nghề Dược trong ngành Y tế. Nhiệm vụ của các dược sĩ là tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật bằng việc tối ưu hóa và theo dõi việc dùng thuốc trong điều trị của người bệnh, kết hợp với các đồng nghiệp hoặc  các nhân viên y tế để nghiên cứu lĩnh vực ngành Dược.

Theo học ngành Dược sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chủ đạo là hóa học và sinh học nhằm sử dụng vào mục đích bào chế để hiểu được những thành phần tương tác với cơ thể, sản xuất và phân phối dược phẩm, hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh.

Ai cũng nghĩ học Dược là để mở nhà thuốc, nhưng thực tế ngành Dược còn có nhiều cơ hội việc làm khác trong lĩnh vực y tế với mức lương ổn định.

Được đào tạo theo khung đào tạo bài bản, được trang bị chu đáo cả về kiến thức, thái độ, kỹ năng ngay từ khi đang ngồi trên giảng đường đại học như vậy nên cơ hội Việc làm dành cho Dược sĩ Cao đẳng là rất lớn. Dưới đây là một số lĩnh vực mà Dược sĩ Cao đẳng có thể làm việc:

  • Kinh doanh: Làm việc bán thuốc tại những bệnh viện các tuyến từ Trung ương đến địa phương trên khắp cả nước đều tuyển Dược sĩ có bằng từ Cao đẳng trở lên để có thể tự xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc. Bên cạnh đó những người tốt nghiệp ngành Cao đẳng Dược khi có đủ chứng chỉ hành nghề Dược thì sẽ có điều kiện mở hiệu thuốc riêng. 
  • Sản xuất, kiểm nghiệm thuốc: Sở hữu tấm bằng tốt nghiệp hệ Cao đẳng trở lên sẽ có cơ hội làm việc tại những nghiên cứu, các công ty chuyên về mảng sản xuất và điều chế các loại thuốc. Ngoài ra cũng có thể làm việc ở những viện kiểm nghiệm về thuốc ở nhiều nơi và thực hiện công việc kiểm tra số lượng, chất lượng thuốc nhập vào, hạn sử dụng, khối lượng tồn kho.
  • Làm việc tại bệnh viện: Sau tốt nghiệp cử nhân Dược có thể trở thành Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện, chịu trách nhiệm ngành quản lý và cung ứng thuốc cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ tham vấn với bác sĩ kê đơn thuốc cho người bệnh.
  • Tại cơ sở sản xuất thuốc, dược liệu: Trong những xí nghiệp, công ty sản xuất, tập đoàn sản xuất thuốc Dược sĩ tham gia vào quy trình nghiên cứu ra tính năng sản phẩm mới, dược phẩm, bào chế sản xuất thuốc... 
Sinh viên ngành Dược trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Chức năng nhiệm vụ của dược sĩ tại nhà thuốc

Theo kết quả dự báo cho biết trong thời gian tới ngành Dược cần khoảng 25000 Dược sĩ trình độ từ Cao đẳng trở lên. Ở các bệnh viện, doanh nghiệp Dược thiếu hụt nhân lực ngành Dược trầm trọng. Bên cạnh đó hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng, luôn chú trọng để đạt chuẩn… từ đó mở ra cơ hội tốt cho các sinh viên ngành Dược.

Làm việc tại nhà thuốc - đây chính là công việc mà được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành Dược. Khi đứng tại  nhà thuốc các công việc màm dược sĩ sẽ cần làm thường xuyên là: đặt hàng, quản lý thuốc, quản lý hồ sơ và tư vấn chuyên môn cho khách hàng. Cụ thể như:

Đặt hàng và quản lý dược phẩm

Các quầy thuốc hoặc nhà thuốc thường có những đối tác lâu năm để mua bán hoặc có thể mua Dược phẩm tại các chợ thuốc… Tuy nhiên đặc thù của mỗi nơi mà hệ thống quản lý khác nhau để có cần phải kiểm tra hạn dùng, số liệu tồn kho… đây cũng là điều không thể thiếu trong các công việc hàng ngày của dược sĩ. 

Quản lý hồ sơ

Tất cả các nhà thuốc hiện nay đều cần có một bộ hồ sơ GPP, các thông tin hướng dẫn chuẩn bị các chứng từ đều có trong quy định của Sở Y tế. Hầu hết nhà thuốc đang hoạt động thì đạt GPP rồi, từ đó việc cập nhật các giấy tờ không nhiều. Tuy nhiên khi hồ sơ nhân viên có sự thay đổi, đào tạo nhân viên hàng năm thì các giấy tờ sẽ yêu cầu được đổi mới hàng năm. Có những loại giấy tờ cần thiết thay đổi theo thời gian theo đúng quy định của nhà nước.

Mỗi năm Sở Y tế và Phòng Y tế sẽ có những cuộc họp hướng dẫn, cập nhật cho toàn bộ các nhà thuốc nên bản thân mỗi Dược sĩ làm trong nhà thuốc cần chú ý, tìm hiểu kỹ và tham gia đầy đủ.

Tư vấn chuyên môn

Mỗi ngày khi làm việc tại nhà thuốc dược sĩ  sẽ được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có trình độ, điều kiện kinh tế, tính cách khác nhau… từ đó dược sĩ tự đào tạo cho bản thân và trau dồi tích lũy thêm kỹ năng mềm để tạo ra sự hài lòng cho  khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục bệnh nhân mua và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, chọn thuốc có giá cả phù hợp với yêu cầu của khách hàng đều là những việc không hề đơn giản mà Dược sĩ cần thực hiện.

Để trở thành Dược sĩ bạn nên học ở đâu?

Trong cuộc chiến chống lại bệnh tật những viên thuốc sẽ trở thành thần dược để giúp điều trị và bảo vệ sức khỏe cho mọi người nên ngành Dược được xếp vào danh sách những nghề cao quý bởi nó mang tính chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Cũng chính lý do đầy ý nghĩa nhân văn này mà có nhiều thí sinh lựa chọn theo học ngành Dược tại các trường cao đẳng y dược ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy và chất lượng để sinh viên theo học trong 3 năm, hoàn thành chương trình học.

Năm 2021, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh cao đẳng dược hệ chính quy theo hình thức xét tuyển học bạ. Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược là thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt, không trong thời gian thi hành án hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Cùng với điều kiện xét tuyển đơn giản, mở ra cơ hội học tập cho hầu hết các thí sinh thì nhà trường cũng luôn chú trong đến việc đầu tư trang thiết bị, phòng học thực hành, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia để sinh viên được trải nghiệm các tiết học thực hành thú vị, nắm  bắt kiến thức nhanh chóng. Đặc biệt phương pháp đào tạo của nhà trường lấy sinh viên làm trọng tâm kết hợp với việc áp dụng mô hình Trường học – Bệnh viện nên sẽ giúp sinh viên tích lũy kỹ năng thực tế phụ vụ tốt cho quá trình làm việc sau này.

Nhà trường với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm la địa chỉ uy tín giúp các bạn trả lời câu hỏi nên học cao đẳng dược ở đâu tốt nhất. Do vậy, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng đào tạo của trường nói chung và của ngành học nói riêng.

Ngoài ngành Cao đẳng Dược thì trong năm học tới nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh một số ngành học thuốc nhóm sức khỏe như: Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng, Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm.

Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Chức năng nhiệm vụ của Dược sĩ tại nhà thuốc?, từ đó thí sinh tìm hiểu và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình.

Video liên quan

Chủ Đề