Chưa sinh con có nên đặt vòng tránh thai

Ngay sau sinh khoảng 6 tuần, nếu không có biện pháp ngừa thai an toàn, thì rất có thể bạn sẽ lại có thai. Khi đó cơ thể còn rất yếu, tử cung chưa kịp phục hồi và nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các phương pháp phòng tránh thai và thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ.

1. Các phương pháp phòng tránh thai sau sinh

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh thai sau sinh:

Đặt vòng tránh thai nội tiết tố: Loại vòng tránh thai này không chỉ có ưu điểm ngừa thai mà còn được sử dụng như một biện pháp điều trị đối với những chị em đang phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh và có khả năng bảo vệ nội mạc tử cung,…

Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố: Tuy có tác dụng ngừa thai, nhưng loại vòng này có nhược điểm là có thể gây đau bụng hành kinh và tiết dịch âm đạo và khiến lượng kinh của bạn có thể nhiều hơn bình thường.

Sau sinh mổ cơ thể và tử cung của mẹ còn yếu và không nên có thai sớm

Sử dụng bao cao su nữ, nam: Đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi mà vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Không những vậy, khi tránh thai bằng cách sử dụng bao cao su, bạn cũng có thể phòng tránh được những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sử dụng thuốc tránh thai chứa progestin: Để thuốc tránh thai phát huy được tác dụng, bạn cần uống thuốc hàng ngày và uống vào một giờ nhất định. Sử dụng thuốc tránh thai vẫn có xác suất mang thai khoảng 8%.

Tiêm thuốc ngừa thai: Thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng trong nhiều tuần, hiệu quả hơn so với dạng viên uống. Loại thuốc này có thành phần là một loại hormone tương tự như progesterone.

Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung: Đây là 2 công cụ hỗ trợ để ngăn chặn việc trứng gặp tinh trùng. Hiệu quả tránh thai có thể lên tới 48 tiếng. Nhược điểm của phương pháp này là khá bất tiện vì phải lấy ra đặt vào sau mỗi lần quan hệ và vì thế không thể ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cấy que tránh thai sau sinh: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy một hoặc nhiều que nhỏ có chứa progesterone xuống dưới da tay để ngăn chặn quá trình thụ thai. Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra tình trạng rong kinh, mụn trứng cá, tăng cân, đau ngực, khô âm đạo,…

Miếng dán tránh thai sau sinh: Phương pháp này được nhiều phụ nữ lựa chọn vì sự tiện lợi của nó. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dán miếng dán tránh thai ở vùng bắp tay, lưng, bụng,… Nguyên tắc tránh thai của nó là ngăn cản sự rụng trứng bằng cách phân phối progestin và estrogen vào cơ thể chị em. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Vòng tránh thai ngừa thai rất hiệu quả

Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh: Phương pháp tránh thai này được nhiều nước đang phát triển trên thế giới áp dụng với hiệu quả khá cao và rất phù hợp với những phụ nữ cho con bú và chưa có kinh trở lại. Hành động cho con bú sẽ giúp tác động đến vùng dưới đồi và sự điều tiết nội tiết tố, có tác dụng ức chế sự phóng noãn.

2. Khi nào nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?

Ở phần này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về vòng tránh thai và thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai đối với phụ nữ đã trải qua sinh mổ.

2.1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ sẽ được đặt vào tử cung. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại vòng tránh thai với nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như vòng tránh thai hình chữ T, vòng tránh thai hình chữ S và cũng có thể là dạng hình cánh cung có quấn đồng,…

Có nhiều loại vòng tránh thai khác nhau

2.2. Cơ chế của vòng tránh thai

Khi được đặt trong tử cung, vòng tránh thai có thể gây ra phản ứng viêm ở niêm mạc của tử cung, từ đó có thể làm thay đổi về sinh hóa nội mạc tế bào, ngăn cản quá trình trứng thụ tinh và ngừa thai hiệu quả.

Đối với những loại vòng có đồng: Do sự phóng thích liên tục của của đồng vào tử cung, đồng thời giúp tăng phản ứng viêm, co cơ tử cung khiến cho trứng rất khó để làm tổ trong buồng tử cung từ đó làm tăng hiệu quả ngừa thai. Bên cạnh đó, ion đồng cũng khiến chất nhầy cổ tử cung bị thay đổi tính chất và ảnh hưởng đến sự di chuyển cũng như giảm khả năng sống sót của tinh trùng.

Đối với vòng có chứa progesterone: Khi nồng độ progesterone cao sẽ có thể ức chế rụng trứng và ngăn ngừa khả năng trứng đã được thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung và ngừa thai hiệu quả.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng

2.3. Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?

Sau sinh mổ, cơ thể phụ nữ còn rất yếu, tử cung cũng chưa được phục hồi vì thế cần phải lựa chọn thời điểm đặt vòng hợp lý. Phụ nữ sau sinh thường khoảng 3 tháng đã có thể đặt vòng được nhưng với phụ nữ sau sinh mổ thì cần phải chờ 6 tháng mới đặt vòng.

Trường hợp đã có kinh nguyệt trở lại sau sinh, bạn nên chờ sạch kinh mới thực hiện đặt vòng tránh thai.

Trường hợp chị em chưa có kinh, thì cần kiểm tra chính xác, cơ thể có đang mang thai hay không. Nếu không mang thai thì mới có thể đặt vòng tránh thai.

Lưu ý:

Cần thăm khám để bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại vòng phù hợp vì có rất nhiều loại vòng với nhiều kích thước khác nhau. Sau sinh, tử cung sẽ mỏng và yếu, việc chọn những loại vòng có kích thước phù hợp sẽ không gây hại đến tử cung.

Lựa chọn địa chỉ đặt vòng uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả.

Khi chờ đặt vòng, bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai,…

Như vậy, bạn đã biết nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ khi nào rồi chứ. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56 để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Đặt vòng tránh thai hiện nay đang là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn, một số đối tượng sẽ được chống chỉ định đặt vòng tránh thai.

1. Thế nào là đặt vòng tránh thai và thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai

Thế nào là vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ, được sản xuất từ nguyên liệu là nhựa dẻo hoặc đồng. Chúng được đặt vào tử cung để thực hiện công dụng ngăn ngừa việc tinh trùng di chuyển đến gặp trứng và hình thành việc trứng làm tổ trong tử cung, phát triển thành bào thai.

Hiện nay, phương pháp này đặt vòng tránh thai này được nhiều chị em phụ nữ tin dùng bởi vì chúng mang lại một số ưu điểm nổi bật như:

  • Được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn, không gây hại cho sức khỏe.

  • Kết cấu vòng chắc chắn, dễ dàng sử dụng và chi phí thực hiệp thấp.

  • Phát huy công dụng lên đến 99% ngay sau khi thực hiện thủ thuật.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn hiệu quả, an toàn

Phân loại vòng tránh thai

Hiện nay tại thị trường Việt Nam có hai loại vòng tránh thai phổ biến là:

Vòng tránh thai chữ chứa đồng

Loại này có thời gian sử dụng kéo dài lên đến 10 năm cho một lần đặt. Ưu điểm nổi bật của vòng tránh thai chữ chứa đồng là nó có thể phát huy công dụng một cách hiệu quả ngay sau khi đặt, do đó không cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian quá dài.

Vòng tránh thai nội tiết

Bên cạnh vòng tránh thai chữ chứa đồng, vòng tránh thai nội tiết cũng được nhiều chị em lựa chọn. Loại vòng này tuy chỉ phát huy công dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nhưng có thể hỗ trợ hiệu quả vấn đề điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hạn chế tình trạng đau bụng kinh nguyệt.

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai

Để vòng tránh thai phát huy công dụng tốt nhất và đảm bảo không gây hại đến sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai. Thông thường, thời gian phù hợp nhất để thực hiện kỹ thuật này là:

  • Sau khi cơ thể đã kết thúc kỳ kinh nguyệt và hoàn toàn sạch kinh.

  • Tránh vấn đề quan hệ tình tình dục trước và sau đặt vòng tránh thai.

  • Cần đặt vòng sau sinh thường khoảng 6 tuần; đối với phụ nữ sinh mổ thì nên thực hiện phương pháp này sau 3 tháng.

  • Đối với những người vừa thực hiện thủ thuật nạo phá thai thì nên thực hiện đặt vòng sau khi đã ổn định kinh nguyệt.

Chống chỉ định đặt vòng tránh thai trong trường hợp đang có máu kinh nguyệt

2. Những đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là một trong những giải pháp được nhiều chị em lựa chọn để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do không đáp ứng đủ nhu cầu về tình trạng sức khỏe, bác sĩ có chuyên môn sẽ chống chỉ định thực hiện phương pháp này.

Chống chỉ định đặt vòng tránh thai tuyệt đối

Chống chỉ định đặt vòng tránh thai tuyệt đối khi phát hiện đối tượng có nhu cầu đặt vòng tránh thai thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ bị ung thư vú được chống chỉ định đặt vòng tránh thai.

  • Phụ nữ đã có dấu hiệu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai.

  • Đối tượng đã hoặc đang mắc những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay một số bệnh lý ác tính, viêm nhiễm liên quan đến đường sinh dục,...

  • Tử cung đã từng có tiền sử bị dị tật bẩm sinh hoặc xuất hiện khối u xơ ở tử cung.

  • Có dấu hiệu xuất huyết đường sinh dục nhưng chưa được điều trị dứt điểm.

  • Phụ nữ sau nạo phá thai được chống chỉ định đặt vòng tránh thai.

Chống chỉ định đặt vòng tránh thai tương đối

Những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ để lại nhiều biến chứng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện quá trình đặt vòng để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Những người chưa có con được khuyến cáo không nên đặt vòng tránh thai.

  • Đối tượng đã từng mang thai nằm ngoài tử cung hoặc tái tạo tai vòi.

  • Tình trạng rối loạn đông máu nếu không có phương pháp điều trị, kiểm soát hiệu quả thì sẽ được chống chỉ định đặt vòng tránh thai.

  • Người mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh không nên thực hiện phương pháp này vì sẽ gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi vòng.

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như: hở van tim, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, sa sinh dục cấp độ II, III,... thường được chỉ định không nên sử dụng phương pháp này.

  • Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với đồng, gặp khó khăn trong vấn đề hấp thu và chuyển hóa đồng hoặc mắc bệnh lý Wilson cũng nên cân nhắc trước khi đặt vòng tránh thai.

Phụ nữ có thai thường được chống chỉ định đặt vòng tránh thai

3. Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau để đảm bảo không gây ra những biến chứng đáng tiếc sau đặt vòng:

  • Không thực hiện quan hệ tình dục trong vòng khoảng 15 ngày sau đặt vòng.

  • Hạn chế việc quan hệ tình dục ở những tư thế thô bạo để tránh việc mất vị trí ổn định của vòng tránh thai hoặc tuột vòng ra ngoài.

  • Sau đặt vòng từ 3 đến 5 ngày, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn so với bình thường. Hạn chế việc đi lại, hoạt động mạnh, leo cầu thang bộ,...

  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo để tránh vấn đề viêm nhiễm.

  • Duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ (thông thường là 6 tháng/lần) để kiểm tra tổng thể sức khỏe sinh sản cũng như vị trí vòng.

  • Trong thời gian đặt vòng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng âm đạo thì nên sớm liên hệ bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra, thăm khám.

  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ quan hệ tình dục không an toàn, cần thực hiện thêm các biện pháp tránh thai khác, bởi vòng tránh thai không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Không nên quan hệ tình dục sau khi đặt vòng tránh thai để tránh lệch vị trí vòng

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có được những thông tin cần thiết về vòng tránh thai và những trường hợp chống chỉ định đặt vòng tránh thai. Nếu cần hỗ trợ thông tin chi tiết về vấn đề này, vui lòng liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số Hotline 1900 565656.