Chùa kim liên được xây dựng vào năm nào

Tên thường gọi: Chùa Kim Liên. Chùa tọa lạc tại số 129F/4 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9400368. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa kim liên được xây dựng vào năm nào

Chùa Kim Liên

Trước đây chùa có tên là Tăng Già Sư Nữ (1946 – 1963). Diện tích chùa hiện nay là 2.600m2. Chùa do HT Thích Hành Trụ sáng lập năm 1946 với sự trợ lực của ba vị sư đệ là HT Thới An, HT Viên Thành, HT Thiện Tường. Quý ngài đặt tên chùa là Tăng Già Sư Nữ.

Chùa kim liên được xây dựng vào năm nào

Tượng Quan Âm Bồ Tát trong chùa

Năm 1962, chùa bị cháy. Năm 1963, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Khiết tổ chức xây chùa lại và đổi tên là Kim Liên Ni Tự. Năm 1986, Ni sư Thích Nữ Khiết Minh cùng các sư đệ là Thích Nữ Khiết Nghiêm, Thích Nữ Khiết Ngọc, Thích Nữ Khiết Lợi, Thích Nữ Khiết Niệm và Thích Nữ Khiết Viên tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Thời gian trùng tu chia hai giai đoạn: Từ năm 1986 đến năm 1990 và từ năm 1996 đến năm 1997. Hiện chùa vẫn đang tiếp tục trùng tu.

Chùa kim liên được xây dựng vào năm nào

Lớp Sơ cấp Phật học

Sách Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh của Thành hội Phật giáo TP. HCM (NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) cho biết chùa là nơi quy tụ chư Ni đầu tiên tại Sài Gòn, cũng là điểm An cư kiết hạ của chư Ni miền Nam từ những năm 1950 – 1962. Chùa có lớp Sơ cấp Phật học Quận 4; có phòng thuốc Tuệ Tĩnh đường thành lập năm 1992; và từ năm 1988, chùa là điểm An cư kiết hạ của chư Ni Quận 4 hàng năm.

Các vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Hành Trụ, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 42; Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Khiết, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43. Trụ trì hiện tại là Ni sư Thích Nữ Khiết Minh, dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 44.

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

Ở sân chùa có đài Quán Âm. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Hai bên thờ hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Phía trước có thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Tam quan với toàn bộ kết cấu có mái che được đỡ từ các thân cột. Từ giữa các thân cột, những con rường vươn dài tạo nên bộ vì nóc đỡ mái. Cổng tam quan của Chùa Kim Liên là một kiến trúc độc đáo với hai tầng, 8 mái bằng gỗ mang màu sắc cung đình, với những bức chạm nổi trên mặt gỗ hình rồng hoa văn cực kỳ tinh xảo. Bộ mái lợp ngói vảy cá nhiều tầng, ở giữa đột ngột vươn cao như bông sen tỏa nở trên mặt nước Tây Hồ. Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp kiêu hãnh, vừa trang nghiêm, vừa lộng lẫy, lại hòa nhập vào cây xanh, nước biếc xung quanh. Phía trong tam quan có đặt 2 tấm bia đá.

Từ tam quan đi vào một khoảng sân dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ "tam" (三), thứ tự từ chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng tây đến chùa Thượng quay mặt về hướng đông.

Chùa Hạ là một ngôi nhà với 5 gian, 6 hàng cột, 2 tầng, 8 mái. Trên bờ nóc được trang trí hình đầu rồng. Hai bên đầu hồi được trổ cửa sổ tròn theo chữ nhà phật sắc sắc – không không. Bộ khung nhà chạm trổ các hình hoa sen, lá, mây, rồng theo phong cách thời Lê Trung Hưng. Chùa Trung có 1 gian, 2 chái cao hơn chùa Hạ nhưng hẹp hơn. Chùa Trung có 2 tầng, 8 mái và được nối với chùa Hạ bằng một đường ống máng chung. Chùa Thượng có kích thước và trang trí như chùa Hạ và cũng được nối với chùa Trung bằng một đường ống máng chung. Phía sau chùa Thượng là nhà thờ Tổ được trang trí đơn giản hơn các chùa.

Tại chùa Kim Liên còn giữ được nhiều pho tượng đẹp bao gồm tượng phật, tượng Bồ Tát, công chúa Từ Hoa. Cùng với hệ thống tượng quý, chùa Kim Liên còn lưu giữ được một tấm bia cổ niên hiệu Thái Hòa tam niên Ất Sửu - tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay.

Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ văn hoá Thể thao Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.

Từ ngàn đời xưa, đình và chùa vẫn luôn tồn tại như một biểu tượng tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Đây cũng chính là một nét quan trọng trong bức tranh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, mà không có nó thì ý nghĩa văn hóa, lịch sử của một làng cũng chẳng thể trọn vẹn.

Và trên hành trình khám phá những đình đền chùa cổ kính quanh Hồ Tây, chúng ta sẽ cùng đến với một ngôi chùa linh thiêng, độc đáo, được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay. Đó là ngôi chùa mang đậm dấu ấn của vùng đất Hồ Tây ngay từ tên gọi: chùa Kim Liên.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến- báo Hà Nội Mới chia sẻ về ngôi chùa được mệnh danh là “đóa sen giữa lòng Hồ Tây”:

"Chùa Kim Liên cũng dc xây dựng vào thời Lý và chùa Kim Liên cũng mới mang tên gần đây là Kim Liên thôi nhưng đây vẫn được đánh giá ko những là 1 ngôi chùa cổ mà còn là 1 ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo, đặc biệt là 2 cột gỗ để đỡ cả cái mái cong ,bây giờ rất hiếm thấy ở các ngôi chùa cổ.

Ngoài cái được xây dựng theo chữ Đinh truyền thống thì phía mặt tiền của chùa có rất nhiều hình chạm khắc rồng, hoa độc đáo, không thấy ở các chùa khác, vì thế chùa Kim Liên được giới kiến trúc đánh giá là 1 trong những ngôi chùa đẹp và trong giới phật giáo cũng thừa nhận là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Cho đến ngày hôm nay thì chùa Kim Liên nhìn ra hồ Tây và sau lưng là sông Hồng vẫn được đánh giá là ngôi chùa đẹp và chính ở nơi đây, năm 1980, các sư trụ trì ở đây đã liên kết thực hiện dự án rất đặc biệt là khôi phục, tìm lại công thức nấu rượu sen ở khu vực Tây Hồ. Sau nhiều lần thử đi thử lại thì các sư trụ trì ở chùa Kim Liên đã tìm lại được công thức nấu rượu bằng nhụy sen và kết quả là cho ra 1 thứ rượu tương đối tốt và cho đến bây giờ, rượu nhụy sen đó cũng được người dân vùng xung quanh hồ tây như Nhật Tân, Xuân Tảo người ta nấu, bán được rất nhiều ng ưu chuộng.

Rượu có mùi thơm nhẹ, lâng lâng, nồng ấm và uống rất êm. Vì thế cho nên những người ở phương xa biết khi về Hà Nội thì bao giờ cũng tìm đến đấy mua về làm quà một vài lít. Đó chính là công lao lớn của các sư trụ trì ở chùa Kim Liên. Như vậy rõ ràng là từ xưa cho đến nay, chùa Kim Liên vẫn luôn là ngôi chùa đẹp và luôn ở đó làm những việc thiện, từ ban đầu là nơi công chúa Từ Hoa lập trại tầm tang cho đến ngày hôm nay, rõ ràng không ở đâu trên đất Hà Nội này có thể có 1 ngôi chùa có vị trí đẹp như thế."

Chùa Kim Liên được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo sử sách ghi lại thì ngôi chùa thiêng liêng này đã có từ thế kỷ 17, một thời gian khá lâu để khẳng định nó đã cùng sống, cùng tồn tại và cùng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Theo sử sách ghi lại, thì chùa vốn có tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.

Thế nhưng điểm thu hút của di tích đặc sắc này không chỉ nằm ở “sức cổ”, “sức bền bỉ” trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt, mà còn đến từ chính vẻ đẹp kiến trúc có một không hai của nó. Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.

Chùa kim liên được xây dựng vào năm nào

Bia cổ sau tam quan chùa Kim Liên (Ảnh: hncity)

Có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là một vị trí cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên, đượm dáng vẻ cung đình. Đặc biệt ngôi chùa ở phía Đông Bắc hồ Tây này đến ngày nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật mang lại giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn.

Với tất cả những yếu tố quý giá và độc đáo như vậy, quả chẳng sai khi ví ngôi chùa Kim Liên này là “ đóa sen giữa lòng Hồ Tây”, là “sản vật lịch sử, văn hóa” vô giá của người dân Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt nói chung.

"Đây là đầu làng Nghi Tàm và làng Nghi Tàm chỉ có 1 ngôi chùa này. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là nó có mái tam quan riêng biệt, cả HN chỉ có 1 cổng tam quan này. Đi vào cửa chùa, nó nằm cửa giữa, cái cửa đấy khóa chỉ tết hoặc ngày lễ mới mở. Cổng tam quan ở trên, ở dưới có chữ Kim Liên Tự. Kim Liên Tự là một đóa sen vàng, 1 đóa sen vàng dưới ánh trăng. Ngôi chùa này lúc đầu là một cái am thờ Từ Hoa công chúa. Bà Từ Hoa là người lập ra cái nghề dệt vải, dạy cho dân làng Nghi Tàm nghề trồng dâu dệt vải.

Cho nên ngôi chùa này có ban thò riêng để thờ Từ Hoa công chúa, đi từ tam bảo vào nó nằm bên tay phải. Tất cả các kiến trúc từ mái vòm, mái đình đến các kết cấu giữ nguyên từ thời xây dựng đến giờ, không được thay đổi. Đây là một di tích được xếp hạng của nhà nước. Đã được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã quay về chùa, tìm và tặng nhà chùa 10, 20 cuốn kinh.

Cụ chủ trì nhà chùa bây giờ, sư Thích Hạnh Thành, cụ là một người có học vấn rất tốt. Cụ đã làm luận văn tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Cụ tham gia rất nhiều hoạt động như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Cụ cũng là người có tiếng nói trong thành hội Phật giáo Hà Nội hay Việt Nam. Cụ cũng tham gia các công tác ngoài xã hội. Hoạt động của nhà chùa với ngoài xã hội cũng rất tốt. Chùa này đẹp, nhẹ nhàng, tĩnh lặng để người ta vào trong chùa đầu óc được thảnh thơi”.

Chùa xoay lưng ra sông Nhị, hồ Tây quanh trước mắt, khói sóng man mác, trời nước một màu...". Đó chính là những áng văn tuyệt diệu được Danh sĩ Phạm Đình Hổ chắp bút trong tác phẩm “Tang thương ngẫu lục” khi ông miêu tả về cái đẹp mê đắm lòng người của chùa Kim Liên.

Vẻ đẹp ấy không chỉ đi vào thơ ca, đi vào tâm trí của biết bao người, mà nó còn trở thành niềm tự hào của cả dân tộc Việt, khi ngôi chùa này đã vinh dự trở thành một trong mười hai di tích được Bộ văn hoá Thể thao Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.

Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp (1989-1995) do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương đánh giá, thì Chùa Kim Liên chính là một trong mười di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.Với kiến trúc gỗ chạm khắc vô cùng độc đáo đã toát lên cái vẻ đẹp uy nghiêm, thầm kín và kiêu hãnh của một ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, bởi vậy, người dân không chỉ đổ về chùa mỗi ngày cúng lễ, mà còn quan tâm đến chùa Kim Liên như một di sản văn hóa bậc nhất của thủ đô.

Người ta vẫn thường ví hình ảnh của chùa Kim Liên như dáng dấp của một bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa sóng phủ. Với nét kiến trúc độc đáo, khung cảnh hữu tình, chùa Kim Liên chính là nơi cửa Phật an lành nhất giữa lòng thủ đô. Nếu bạn ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí rất trong lành, xung quanh chùa khá yên tĩnh, thậm chí đôi lúc người ta còn cảm nhận được một vẻ tĩnh mịch đến đượm buồn, nỗi buồn man mác mà khiến lòng người lưu luyến chẳng muốn rời đi.

Mỗi một chi tiết rất nhỏ chứa đựng trong ngôi chùa thiêng liêng này, cũng đều mang một nét riêng biệt và độc đáo. Từ cái tên “Kim Liên tự” nghĩa là “ Chùa sen vàng” được sơn son ở chính giữa cửa, cũng giống như một điểm nhấn, một yếu tố khẳng định cho ý nghĩa và vẻ đẹp hấp dẫn của nơi đây.

Tới thăm chùa Kim Liên, ta sẽ phải thầm cám ơn người xưa đã tạo nên một danh lam thắng cảnh đẹp lưu lại cho hậu thế. Nơi đây thưc sự xứng danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của đất Thăng Long. Với những nét kiến trúc độc đáo, dù trải qua hàng trăm năm, bông sen ấy vẫn soi bóng trên sóng nước Hồ Tây, vẫn vươn cánh trên nền nước biếc.

Ai đã tới Hà Nội, với lòng ngưỡng vọng những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, không thể không một lần tới thăm cảnh đẹp này. Cũng chính vì những lý do đó mà ngày càng có nhiều hơn các đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế tìm đến đây để vãn cảnh chùa và cũng là để thưởng lãm một trong những tuyệt tác về kiến trúc của Hà Nội.

"Mình rất thích không gian chùa Kim Liên. Mình thâý rất thư thái, nhẹ nhàng. Với cá nhân mình, khi mình đi chùa, mình muốn tìm một cảm giác nhẹ nhõm. Khi cuộc sống mất cân bằng thì mình đi chùa để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, để đầu óc thật sự sáng suốt, có thể tìm được giải pháp hướng đi đúng đắn hơn."

"Mình ấn tượng với ngôi chùa này không phải vì cảnh đẹp mà là vì không gian yên tĩnh. Đến cả ngày tết cũng không có chút âm thanh."

"Mình thường đến chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm với mẹ. Mình thấy chùa dù là ngày lễ tết hay ngày thường đều rất yên tĩnh và cổ kính. Nó hợp với những muốn đến để tịnh tâm hay vãn cảnh chùa."

"Mình thường xuyên đến chùa Kim Liên này, nhất là khi mình bị căng thẳng, muốn tìm 1 lối thoát, một sự thư thái, nhẹ nhàng. Vì không gian chùa này mình cảm thấy rất là yên tĩnh, thanh tĩnh. Mỗi lần mình đến đây thì đầu óc thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn."