Cho con bú có an được thịt mèo không

Một số địa phương có tục ăn thịt mèo, nhiều cửa hàng "tiểu hổ" quảng cáo món ăn này chữa bách bệnh. Thực tế con vật này lợi hại ra sao?

Thịt mèo khác các loại thịt khác?

Trả lời Zing.vn, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cho hay, thịt mèo có hàm lượng đạm cao hơn thịt bò và thịt chó. Ngoài ra trong thịt mèo còn có hơn 20 loại axit amin tốt cho cơ thể.

Mèo là con vật nhỏ bé, nhanh nhẹn nên lượng mỡ cũng ít hơn các loại thịt khác. So với các loại thịt khác như lợn, gà, chó, lượng canxi, kẽm, đặc biệt là vitamin A của thịt mèo vượt trội hơn. Đó là lý do mắt mèo tinh hơn các loài vật khác.

Theo PGS Trần Đáng, xét về giá trị dinh dưỡng, thịt mèo tốt cho cơ thể nhưng bấy lâu mèo được xem là con vật nuôi, thậm chí là thú cưng, không phải một loài nuôi để giết thịt. Ở các nước như Đức, Nhật, châu Âu… người dân kịch liệt phản đối ăn thịt mèo. Ở Việt Nam, chỉ có một bộ phận nhỏ có hứng thú với món tiểu hổ này.

Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho rằng mặc dù thịt mèo có những giá trị dinh dưỡng nhất định song cá nhân bà luôn khuyến cáo không nên ăn. Mèo là vật nuôi có lợi, có thể bầu bạn với con người, đặc biệt là khắc tinh của chuột. Nếu giết mèo, chuột sẽ hoành hành gây nguy hại hơn cho con người.

Hiện nay, nước ta nhất là một số thành phố lớn xuất hiện nhiều cửa hàng bán món ăn từ thịt mèo như một đặc sản. Tại Hà Nội và một số nơi khác còn quảng cáo các loại cao tiểu hổ vừa bổ vừa trị bách bệnh.

Trả lời về tác dụng chữa bệnh của mèo, tiến sĩ Thanh cho rằng đó chỉ là quan niệm theo dân gian. Hiện một số công dụng chữa bệnh của thịt mèo chưa được khoa học chứng minh. Vì thế, người dân không nên quá lạm dụng món ăn này.

Các chuyên gia lo ngại việc ăn thịt mèo khiến cho loài vật này rơi vào thế nguy hiểm, bị tiêu diệt nghiêm trọng, dẫn đến sự mất đi cân bằng sinh thái trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

Ngoài ra, hiện thịt mèo không phải là loại quy định dùng trong thực phẩm. Do đó, không có quy chuẩn cũng như công tác kiểm dịch an toàn với loại thịt này. Người ăn sẽ phải đối diện với các mối nguy hơn các loại thịt khác.

Mối nguy từ mèo lậu

Theo các chuyên gia, mèo được các hộ dân nuôi để bắt chuột trong nhà, không phải là nguồn cung cho các quán “tiểu hổ”. Theo đó, nguồn cung chủ yếu của những quán ăn đặc sản này là mèo nhập lậu, đặc biệt từ Trung Quốc không có giấy kiểm dịch thú y nên rất nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo PGS Trần Đáng, những loại mèo nhập lậu này rất dễ là mèo bệnh vì không được kiểm dịch và tiêm phòng.

“Nếu chúng mang mầm dịch bệnh dại, nguy cơ lây bệnh rất lớn. Những người ăn tiết canh, hay thịt mèo bệnh chế biến chưa kỹ, rất dễ nhiễm bệnh. Những người tiếp xúc thường xuyên hoặc mổ thịt mèo bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh do các vết thương hở trên da”, PGS cho biết.

Bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt thời gian ủ bệnh rất dài, có thể lây bệnh 3-7 ngày từ trước khi vật có biểu hiện bệnh và tiếp tục có khả năng lây lan khi đã phát bệnh.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội lại cho rằng, nguy cơ chứa virus dại ở chó nhiều hơn mèo, nhưng từ chó có thể lây nhanh sang mèo. Với những con mèo bệnh, chúng ta ăn tiết canh, gỏi từ chúng, chắc chắn sẽ gây bệnh. Trong trường hợp nấu chín, cũng không loại trừ khả năng lây nhiễm chéo từ dãi con vật bệnh sang thức ăn chín. Người ăn luôn trong trạng thái bị động nên có thể mắc bệnh lúc nào không hay. Thực tế, đã có nhiều trường hợp bị mắc bệnh khi ăn thịt mèo.

Ngoài ra, theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh – Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng, ăn thịt mèo còn có nguy cơ mắc bệnh giun đũa chó mèo (có tên khoa học là Toxocara spp).

“Khi tiếp xúc với chó, mèo, nhất là khi ăn thịt chúng, ấu trùng sẽ đi vào đường tiêu hóa, sau đó xuyên qua thành ruột theo dòng máu đi đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như: da, niêm mạc, gan, phổi, mắt, não. Bệnh thường gây ngứa và dị ứng mày đay, một số ít không có biểu hiện triệu chứng gì. Bệnh có thể gây tử vong khi ấu trùng di chuyển đến não”, chuyên gia này phân tích.

Hãy nói không với thịt mèo

Theo các chuyên gia, đây là một điều đúng đắn, cần nhận thức được rằng, mèo là vật nuôi có ích, không phải nguồn thực phẩm. 

"Mèo là một vật nuôi chỉ có lợi chứ không có hại. Do đó, cần phải khuyến khích nuôi mèo thay vì giết hại chúng", PGS Trần Đáng nói.

"Những mối nguy về thịt mèo là có thật và người dân cần ý thức rõ về điều này. Hơn nữa, ăn thịt mèo là điều không phù hợp với văn hóa, đạo đức của người Việt. Chúng ta ăn thịt mèo là gián tiếp làm cho nạn câu trộm mèo, hoạt động buôn lậu hoành hành trong khi bản thân thì ăn một lo mười", tiến sĩ Kim Thanh cũng cho hay.

Phần tiếp theo: Ốc bươu vàng có độc không?

Phụ nữ sau sinh dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều cần có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt người sinh mổ vì vết thương vẫn chưa lành nên cần kiêng cữ nhiều thứ. Đối với người thường, ăn thịt chó giúp bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Còn đối với phụ nữ sau khi sinh mổ có ăn được thịt chó không vẫn đang là thắc mắc của nhiều người. Ngay sau đây mautu.net sẽ giải đáp vấn đề này để thỏa mãn sự tò mò của các bạn nhé!

Cho con bú có an được thịt mèo không

Sau khi Sinh mổ có ăn được thịt chó không?

Giá trị dinh dưỡng của thịt chó

Trong thịt chó có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, canxi, sắt,…giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe người. Thịt chó có vị mặn, tính ấm, xương chó có vị ngọt giúp chống rét khá tốt và hoạt huyết.

Bởi đặc tính như trên thịt chó giúp cho những người đau xương, đau nhức cơ thể do lạnh điều trị khá tốt. Những bệnh nhân có thể trạng ốm yếu ăn thịt chó giúp gân cốt được cải thiện, chống loét và hoạt huyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, thịt chó còn giúp những người thường lạnh tay chân, cảm lạnh cảm thấy ấm người hơn. Ngoài ra, ăn thịt chó giúp chứng bệnh đái dầm ở trẻ em và người già được cải thiện nhanh chóng.

Sau khi sinh thường có nên ăn thịt chó không?

Theo y học cổ truyền, thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc, bổ tỳ thận. Bên cạnh đó, trong thịt chó có các thành phần dinh dưỡng rất thích hợp cho người mang máu hàn. Vì thế, món ăn này rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh, giúp cho các mẹ nhanh chóng hồi phục sau những suy nhược của cơ thể.

Phụ nữ sau khi sinh thường ăn món cháo thịt chó giúp làm mát sữa, hỗ trợ điều trị thận, chính khí suy yếu,…Các mẹ nên hầm cháo thịt chó chung với lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa, giải độc. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích tử cung người phụ nữ tống hết huyết hôi sau khi sinh ra ngoài.

Vậy phụ nữ sau khi sinh mổ có được ăn thịt chó không?

Đối với những người bình thường hoặc phụ nữ sau sinh thường có thể ăn thịt chó để hấp thu những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh mổ vì vết thương vẫn chưa hồi phục nên việc ăn thịt chó có thể gây nguy hiểm. Vì thịt chó có tính nóng nên những ai có vết thương hở cần phải kiêng cữ món ăn này.

Phụ nữ sinh mổ vết thương đang trong quá trình hồi phục nếu ăn thịt chó sẽ gây nên sẹo lồi. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ sau khi sinh mổ tuyệt đối không nên ăn thịt chó để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Thay vào đó, sau khi sinh mổ các mẹ nên uống sữa để vết thương được hồi phục nhanh hơn nhé.

Lưu ý khi ăn thịt chó?

Trong thịt chó chứa rất nhiều chất đạm, mang tính nhiệt cao, nếu ăn quá nhiều khiến cơ thể dễ bị nóng, khó tiêu, chướng bụng. Nếu như ăn quá thường xuyên các món từ thịt chó có thể mắc các chứng bệnh về gan, gout, suy thận,… Ngoài phụ nữ sau sinh mổ, thì phụ nữ mang thai cũng không nên ăn thịt chó. Bạn đang mang thai, nếu ăn thịt chó gây khó tiêu, đầy bụng, có thể làm tăng axit uric trong máu có nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật hoặc sản giật cao.

Bởi thành phần chất đạm quá cao, những ai mắc chứng bệnh như gout, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch không nên ăn thịt chó, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, những người thường nóng trong người, táo bón, hệ tiêu hóa kém cũng nên tránh món thịt chó.

Không chỉ phụ nữ sau sinh mà người bình thường cũng không nên ăn thịt chó kèm với các loại thực phẩm như chè, tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà,… để tránh tình trạng đầy hơi và đau bụng, tiêu chảy. Đồng thời, nên ăn thịt chó vào buổi chiều hoặc những ngày mát mẻ, không nên ăn quá khuya.

Đặc biệt, nếu muốn ăn thịt chó bạn cần đảm bảo rằng chó không bị nhiễm virut, tiêm vaccine quá cao, bị đánh bã hoặc bị dại. Nếu ăn phải những loại chó này nguy cơ mắc bệnh và nguy hiểm đến tính mạng của các bạn là rất cao, đặc biệt với phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn rất yếu. Vì thế, việc ăn thịt chó giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng khả năng mắc bệnh cũng khá cao do ăn phải thịt chó không đảm bảo nguồn gốc.

Cách nấu cháo thịt chó cho phụ nữ sau sinh thường

Nguyên liệu gồm:

  • 3-4 cái chân chó
  • 1 nắm lá đinh lăng
  • 1 nắm gạo nếp

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn đem chân chó làm sạch, thui vàng đều các mặt kể cả phần kẻ chân.

Bước 2: Nhặt và rửa sạch lá đinh lăng, đồng thời vo gạo rồi ngâm khoảng 15 phút cho gạo nở.

Bước 3: Cho lá đinh lăn vào nửa lít nước đun sôi rồi để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt sạch lá, chỉ để lại phần nước đã được đun sôi.

Bước 4: Cho gạo và chân chó vào hầm nhừ rồi thêm gia vị vừa ăn. Khi cháo đã chín múc ra tô và thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.

Vậy sau khi theo dõi hết bài viết, hẳn chắc các bạn đã tìm được cho mình lời giải đáp sau khi khi sinh mổ có ăn được thịt chó không? Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn tiếp thu được nhiều điều bổ ích vào kho tàng kiến thức của mình. Để biết thêm nhiều thông tin, kiến thức hay và bổ ích khác mời các mẹ hãy thường xuyên ghé thăm website https://mautu.net của chúng tôi nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Posted in: Ăn uống, Chia sẻ, Sau Sinh

« Bà đẻ sau khi sinh hay bị đau đầu làm sao hết?

Bà đẻ sau khi sinh nên uống sữa ông thọ không? »