Cho các dung dịch glixerol glucozơ, saccarozơ lòng trắng trứng hóa chất dung nhận biệt các chất là

Nhận biết Glucozơ Saccarozơ Tinh bột và Xenlulozơ

  • A. Phương pháp và ví dụ nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ
    • 1. Lý thuyết và Phương pháp giải
    • 2. Ví dụ minh họa
  • B. Bài tập trắc nghiệm nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ

Chuyên đề Hóa học 12 Nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ, được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết cacbohidrat, dựa vào các tính chất hóa học đặc trưng của các chất để nhận biết.

Hy vọng tài liệu giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm các dạng bài tập, từ đó hình thành kĩ năng, phương pháp giải bài tập. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học lớp 12 nhanh và chính xác hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Phương pháp và ví dụ nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ

1. Lý thuyết và Phương pháp giải

a. Glucozơ

+ Có tính chất của rượu đa [làm tan Cu[OH]2]

+ Có tính chất của andehit [có thể nhận biết bằng phản ứng tráng bạc,...]

b. Fructozơ

+ Có tính chất của rượu đa ⇒ dùng Cu[OH]2 để nhận biết

+ Ngoài ra trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên fructozơ bị oxi hóa bởi phức bạc - amoniac [phản ứng tráng bạc] hay Cu[OH]2 đun nóng.

c. Saccarozơ

+ Có tính chất của rượu đa chức [làm tan Cu[OH]2 thành dung dịch màu xanh lam].

+ Không tham gia phản ứng tráng bạc [nên gọi là đường không khử].

+ Tuy nhiên saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fructozơ nên sản phẩm thủy phân tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu[OH]2/to

d. Mantozơ

+ Có tính chất của rượu đa [làm tan Cu[OH]2 thành dung dịch màu xanh lam]

+ Có tính khử tương tự glucozơ [phản ứng tráng bạc; tác dụng với Cu[OH]2/to].

+ Bị thủy phân tạo ra glucozơ

2. Ví dụ minh họa

Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.

Đáp án hướng dẫn giải

Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất còn lại là saccarozo.

C6H12O6 + Ag2O

2Ag + C6H12O7

Bài 2: Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.

Đáp án Hướng dẫn giải bài tập

Dùng phản ứng tráng gương ta chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm Saccarozơ và glixerol không tạo kết tủa Ag.

Nhóm 2: gồm mantozơ và andehit axetic tạo kết tủa Ag.

CH3CHO + 2[Ag[NH3]2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

C11H21O10−CHO + 2[Ag[NH3]2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Nhận biết nhóm 1:

Hai chất đem đun nóng với H2SO4, Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.

C12H22O11 + H2O

C6H12O6 + C6H12O6

CH2OH−[CHOH]4CHO + 2[Ag[NH3]2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O

Nhận biết nhóm 2: dùng Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường mantozơ tạo được dung dịch màu xanh lam trong suốt còn andehit axetic không tạo được dung dịch màu xanh lam.

Bài 3: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.

a] Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.

b] Fructozo, glixerol, etanol.

c] Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.

Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.

Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.

Cho Cu[OH]2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại

Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol

Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:

+] Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.

+] Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.

b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.

Cho Cu[OH]2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ

Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.

Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.

Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.

c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu[OH]2 vào 3 mẫu thử còn lại.

Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.

Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH

Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH

Bài 4. Dùng phương pháp hóa học nhận biết C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trích một lượng mỗi dung dịch và đánh số thứ tự.

Sử dụng giấy quỳ tím:

Quỳ tím chuyển hồng dung dịch ban đầu chính là CH3COOH

Quỳ không chuyển màu thì là C2H5OH, CH3COOC2H5

Cho kim loại Na vào hai dung dịch còn lại C2H5OH, CH3COOC2H5

Xuất hiện có bọt khí thoát ra, thì dung dịch ban đầu trong ống nghiệm là C2H5OH

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2

Không hiện tượng gì chính là CH3COOC2H5

B. Bài tập trắc nghiệm nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ

Bài 1: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch AgNO3 trong NH3

B. Cu[OH]2 trong môi trường kiềm

C. Dung dịch nước brom

D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ glucozo làm mất màu dd Br2, còn fructozo thì không

Bài 2: Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao[CaSO4 . 2H2O], bột đá vôi [CaCO3] có thể dùng chất nào cho dưới đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch I2 [cồn iot]

D. Dung dịch quì tím

Xem đáp án

Đáp án C: Ta dùng dung dịch I2 khi đó bột gạo [chín] sẽ tạo màu xanh tím

Bài 3: Cho bốn ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết chúng?

A. Cu[OH]2 trong kiềm đun nóng.

B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. Kim loại natri

D. Dung dịch nước brom

Đáp án: A

Xem đáp án

Đáp án A

Cho Cu[OH]2 lần lượt vào 3 mẫu thử

Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol

Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:

+ Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.

+ Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.

HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu[OH]2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O

đỏ gạch

Cu[OH]2 + 2C3H5[OH]3 → 2H2O + [C3H5[OH]2O]2Cu

xanh

Bài 4: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?

A. Qùy tím và AgNO3/NH3

B. CaCO3/Cu[OH]2

C. CuO và dung dịch Br2

D. AgNO3/NH3 và Cu[OH]2/OH- đun nóng

Xem đáp án

Đáp án D

AgNO3/NH3 nhận biết anđehit axetic.

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Cu[OH]2 phân biệt được glucozo và glixerol khi đun nhẹ.

HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu[OH]2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
Cu[OH]2 + 2C3H5[OH]3 → 2H2O + [C3H5[OH]2O]2Cu

xanh

Bài 5: Chỉ dùng Cu[OH]2 có thể phân biệt tất cả các dung dịch nào sau đây?

A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, andehit axetic.

B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancoletylic

C. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol

D. Saccarozơ, glixerol, andehit axetic, ancol etylic

Xem đáp án

Đáp án B

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự nhận biết

Do etylic ancol không phản ứng với Cu[OH]2

Glucose + Cu[OH]2/NaOH Cu2O [đỏ gạch]

C6H12O6 + 2Cu[OH]2 → C6H12O7 + Cu2O + 2H2O

Glixerol + Cu[OH]2 phức màu xanh lam

2C3H5[OH]3 + Cu[OH]2 → [C3H5[OH]2O]2Cu + 2H2O

Lòng trắng trứng + Cu[OH]2 phức tím

Bài 6: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết tinh bột?

A. Cu[OH]2

B. AgNO3/NH3

C. Br2

D. I2

Xem đáp án

Đáp án D: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử dung dịch iot vì dung dịch iot tác dụng với tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đen.

Bài 7: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Xem đáp án

Đáp án B

Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

CH2OH -[CHOH]4-CH =O + Ag2O

CH2OH-[CHOH]4-COOH + 2Ag

Bài 8: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccarozo, mantozo, etanol và formalin.

A. Cu[OH]2/OH-

B. AgNO3/NH3

C. Br2

D. Dd NaOH

Xem đáp án

Đáp án A

Chọn thuốc thử Cu[OH]2/OH-

Dùng Cu[OH]2 nguội nhận ra saccarozo và mantozo [do tạo phức tan màu xanh lam] [nhóm I]

Còn etanol và formalin không phản ứng [nhóm 2].

Cho mẫu thử ở mỗi nhóm tác dụng với Cu[OH]2 có đun nóng.

Chất phản ứng, tạo kết tủa đỏ gạch là mantozo [đối với nhóm 1] và formalin [đối với nhóm 2].

Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Câu 9. Chọn nhóm thuốc thử nào trong các nhóm thuốc thử sau để tách vinyl axetilen ra khỏi hỗn hợp gồm vinyl axetilen và butan?

A. Dung dịch AgNO3 /NH3; dung dịch HCl

B. Dung dịch Br2; Zn

C. Dung dịch KMnO4; dung dịch H2SO4

D. Cả A, B đều được

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 10.Chỉ dùng Cu[OH]2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt trong dãy nào sau đây?

A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol.

C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic.

D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic.

Xem đáp án

Đáp án D

Do etylic ancol không phản ứng với Cu[OH]2

Glucose + Cu[OH]2/NaOH →Cu2O [đỏ gạch]

Glixerol + Cư[OH]2 → phức xanh lam

Lòng trắng trứng + Cu[OH]2 → phức tím

Để có thể hoàn thành tốt các dạng câu hỏi trắc nghiệm nhận biết cacbohidrat các bạn học sinh cần nắm chắc lí thuyết tính chất đặc trưng của các nhóm chất trong chương. Từ đó vận dụng vào làm các dạng bài tập.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Lý thuyết Glucozo: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết Saccarozo: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết Tinh bột: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết Xenlulozo: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết: Luyện tập cấu trúc và tính chất của một số Cacbohiđrat tiêu biểu
  • Câu hỏi lý thuyết về tính chất của Cacbohidrat
  • Các phản ứng hóa học của Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập học tập miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề