Chế phẩm redoxy 3c là gì

Bị cáo Nguyễn Đức Chung [sinh năm 1967, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội] khai báo trước tòa. [Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN]

Chiều 10/12, trong phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 2 đồng phạm, các bị cáo đã khai nhiều nội dung mâu thuẫn nhau.

Bị cáo Nguyễn Đức Chung khai Công ty Arktic không phải là công ty của gia đình. Trong khi đó bị cáo Nguyễn Trường Giang khai rằng bị cáo làm giám đốc Công ty Arktic là do được vợ bị cáo Chung nhờ đứng tên.

Tại phần xét hỏi, Hội đồng xét xử đã cách ly các bị cáo để thẩm vấn riêng rẽ từng người.

Khai tại tòa, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng bị cáo không ưu ái cho Công ty Arktic mua chế phẩm Redoxy-3C để bán cho thành phố Hà Nội, không tạo điều kiện cho bị cáo Giang hoạt động nhằm phân phối độc quyền chế phẩm Redoxy-3C.

Bị cáo cũng không cử Giang tham gia đoàn công tác của thành phố đi các nước châu Âu, đoàn đó cũng không có mối liên hệ với chế phẩm Redoxy-3C. Việc bị cáo Giang đi theo đoàn không do bị cáo Chung quyết định mà do một đơn vị khác mời đi phiên dịch.

[Bị cáo Nguyễn Đức Chung đề nghị triệu tập nhiều cựu lãnh đạo Hà Nội]

Bị cáo Chung cho rằng mình không tham gia điều hành hay góp tiền ở Công ty Arktic, bị cáo không bàn bạc hay chỉ đạo gì Giang về các công việc của công ty, đồng thời khẳng định Công ty Arktic không phải là công ty của gia đình.

Ngược với lời trình bày của bị cáo Chung, bị cáo Nguyễn Trường Giang khai là được bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa [vợ bị cáo Chung] nhờ đứng tên ở Công ty Arktic chứ không góp vốn. Mọi hoạt động kinh doanh, mua bán của công ty, trong đó có việc mua chế phẩm Redoxy-3C để bán cho Hà Nội, đều do bị cáo Chung chỉ đạo và kết nối.

Bị cáo Giang khẳng định, bản thân làm mọi việc theo chỉ đạo của bị cáo Chung, từ việc đặt mua chế phẩm từ đâu, bán cho các đơn vị nào. Giang "hoàn toàn không được hưởng" lợi nhuận thu được.

Bị cáo Nguyễn Trường Giang [sinh năm 1984, cựu giám đốc Công ty Arktic] khai báo trước tòa. [Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN]

Giang khai bị cáo sinh sống ở Đức 7 năm, có nhiều mối quan hệ nên được bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa giới thiệu với chồng là ông Chung.

Giữa năm 2016, bị cáo Giang dẫn đoàn công tác của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tham quan, công tác tại Đức, trong đó có Công ty Watch Water. Mọi thủ tục cho chuyến đi đều do Ủy ban Nhân dân Hà Nội lo liệu.

Giang được giao nhiệm vụ giúp đỡ đoàn khi cần và phiên dịch trong lúc làm việc tại Đức và tại Công ty Watch Water. Toàn bộ thông tin về khảo sát, Giang đều báo cáo lại cho bị cáo Chung. Giang làm ở Công ty Arktic chỉ để giúp đỡ vợ chồng bị cáo Chung và "không được chia lợi nhuận."

Trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung không thừa nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát trong cáo trạng về việc bị cáo đã chỉ đạo bị cáo Võ Tiến Hùng [nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội] mua chế phẩm Redoxy-3C qua Công ty Arktic. Sự việc này được cho là xảy ra tại buổi thí nghiệm ở bè quây trên hồ Hoàn Kiếm chiều 31/7/2016.

Về nội dung này, bị cáo Võ Tiến Hùng khai nhận trong buổi thử nghiệm ngày 31/7/2016 có mặt bị cáo và bị cáo Chung, một số cán bộ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và cán bộ Công ty Thoát nước Hà Nội, trong đó có ông Trần Trọng Văn [nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội].

Bị cáo Hùng khẳng định, tại buổi thử nghiệm ở hồ Hoàn Kiếm, bị cáo Chung đã chỉ đạo Công ty Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy-3C của Công ty Watch Water thông qua Công ty Arktic.

Đối chất tại tòa, ông Trần Trọng Văn cho biết ông có mặt tại 2 buổi thử nghiệm ngày 29 và 31/7/2016. Nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội khẳng định, ông có nghe bị cáo Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, giao cho Công ty Thoát nước Hà Nội liên hệ với Công ty Arktic để mua chế phẩm.

Theo cáo trạng, trong quá trình xử lý ô nhiễm nước tại các sông, bị cáo Chung đã lợi dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho Công ty Arktic của gia đình mua bán chế phẩm Redoxy-3C.

Bị cáo Chung tạo điều kiện cho bị cáo Giang tham gia xuyên suốt quá trình thử nghiệm, mua bán chế phẩm Redoxy-3C như một cán bộ của thành phố.

Chế phẩm Redoxy-3C được sản xuất theo đơn đặt hàng của Hà Nội nhưng sau đó Công ty Watch Water lại ký văn bản thỏa thuận để Công ty Arktic phân phối độc quyền.

Từ năm 2016 đến năm 2019, theo chỉ đạo và được bị cáo Chung tạo điều kiện, Công ty Arktic đã nhập khẩu hơn 489.000kg chế phẩm Redoxy-3C với chi phí hơn 115 tỷ đồng.

Công ty Arktic bán lại cho Công ty Thoát nước Hà Nội với giá hơn 151 tỷ đồng. Hành vi mua bán lòng vòng này khiến thành phố Hà Nội bị thiệt hại hơn 36 tỷ đồng./.

Kim Anh [TTXVN/Vietnam+]

[PLO]- Theo kết luận điều tra, Hà Nội bỏ ra 167 tỉ đồng để mua chế phẩm Redoxy 3C nhằm xử lý ô nhiễm ao hồ nhưng đến nay hiệu quả dự án vẫn còn là dấu hỏi.

Trong vụ án liên quan đến việc mua chế phẩm Redoxy 3C nhằm xử lý ô nhiễm ao hồ trên địa bàn TP Hà Nội, ngoài hành vi vi phạm của các bị can cũng như số tiền thiệt hại cho ngân sách nhà nước, một vấn đề đáng quan tâm là sự hiệu quả của dự án này.


Ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ảnh: TL

Kết luận văn bản “một đằng”, chỉ đạo miệng “một nẻo”

Theo kết luận điều tra, từ năm 2009, TP Hà Nội đã có chủ trương thực hiện đề án xử lý ô nhiễm môi trường [bao gồm các ao, hồ] trên địa bàn. Quá trình triển khai, nhiều công nghệ đã được đưa vào thử nghiệm và cho kết quả tích cực.

Năm 2016, sau khi có thư mời của cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Công ty Watch Water GmbH [CHLB Đức] sang làm việc với TP. Công ty này lấy mẫu nước của các ao, hồ trên địa bàn Hà Nội rồi sản xuất ra chế phẩm Redoxy 3C nhằm xử lý ô nhiễm.

Tháng 8-2016, UBND TP Hà Nội có văn bản số 308, thông báo kết luận của chủ tịch UBND TP, trong đó giao Công ty Thoát nước Hà Nội chủ trì việc xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các hồ trên địa bàn, trước mắt là thử nghiệm tại ba hồ Hố Mẻ, Ba Mẫu và Giáp Bát…

Kết luận cũng giao Sở Ngoại vụ tham mưu để UBND TP đàm phán với Công ty Watch Water GmbH ký độc quyền tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, giao Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn cho các công ty nước sạch thực hiện thử nghiệm.

Tuy nhiên, cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định ông Nguyễn Đức Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng [cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội] mua chế phẩm Redoxy 3C thông qua Công ty Arktic, thay vì mua trực tiếp từ Công ty Watch Water GmbH như đã kết luận trong văn bản số 308.

Hậu quả, từ năm 2016 đến 2019, Công ty Thoát nước Hà Nội đã ký 15 hợp đồng kinh tế mua qua Công ty Arktic hơn 489 tấn chế phẩm Redoxy 3C với trị giá hơn 167 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Arktic hưởng lợi hơn 36 tỉ đồng, là phần chênh lệch giữa giá mua vào từ Công ty Watch Water GmbH và bán ra cho Công ty Thoát nước Hà Nội.


Cơ quan CSĐT cho rằng không xác định được hiệu quả của việc sử dụng Redoxy 3C trong việc xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TPO

Không xác định được tính hiệu quả

Đáng chú ý, tháng 6-2021, cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định trưng cầu giám định về thành phần hóa học, tính năng, công dụng, hiệu quả của mặt hàng hóa chất trong xử lý nước có tên Redoxy 3C.

Kết luận giám định từ Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy các chỉ tiêu chất lượng của mẫu gửi giám định như màu sắc, pH, độ tan, hàm lượng các thành phần đã xác định được đều không đúng như công bố chất lượng sản phẩm Redoxy 3C được nêu trên nhãn mác sản phẩm và trên phiếu dữ liệu an toàn [MSDS]. Tổng hàm lượng các chất đã xác định được là 89,08%, hàm lượng các chất chưa xác định được là 10,92%. Viện khoa học hình sự không có chức năng và chuyên môn để thực hiện việc đánh giá này.

“Kết quả trưng cầu giám định xác định chế phẩm Redoxy 3C có thành phần hóa học không chính xác như công bố, đăng ký với Cục Hóa chất; không xác định được hiệu quả của việc sử dụng mặt hàng hóa chất trong xử lý nước có tên Redoxy 3C để xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn Hà Nội” – kết luận điều tra nêu rõ.

Chính vì điều này, một trong những căn cứ để cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố đối với ông Nguyễn Đức Chung là việc bị can đàm phán, quyết định lựa chọn chế phẩm Redoxy 3C, đồng thời yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ khi chưa thực hiện thử nghiệm và chưa có cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C.

Nhiều cá nhân, đơn vị liên quan

Liên quan đến việc mua, sử dụng, thanh quyết toán chế phẩm Redoxy 3C, nhiều lãnh đạo, cán bộ thuộc UBND TP Hà Nội và các sở ngành có những sai phạm nhất định. Tuy nhiên, vụ việc đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra, thi hành kỷ luật… nên CQĐT không xem xét xử lý hình sự.

Ngoài ra, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cho thông quan 51 tấn chế phẩm Redoxy 3C dù Công ty Arktic không cung cấp đầy đủ thành phần hóa học. CQĐT cho rằng việc này căn cứ vào phiếu dữ liệu an toàn sản phẩm của Công ty Watch Water GmbH theo thông lệ quốc tế, không có hành vi can thiệp và giúp đỡ cho Công ty Arktic.

Tương tự, Cục Hóa chất ban hành hai văn bản, cho biết hóa chất Redoxy 3C không phải xin giấy phép nhập khẩu cũng như phân loại và ghi nhãn mác đối với sản phẩm này, dù Công ty Arktic không cung cấp thông tin, tài liệu về chất độc quyền.

Việc làm trên là chưa đầy đủ căn cứ pháp lý nhưng vì chưa xác định được chế phẩm Redoxy 3C tác động như thế nào đến môi trường, không có hành vi can thiệp hay giúp đỡ nên cơ quan điều tra không có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. 

Ông Nguyễn Đức Chung khai gì về việc ‘dùng tiền đánh bóng hình ảnh cá nhân’?

[PLO]- Cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc dùng số tiền có được từ việc ưu ái công ty gia đình mua chế phẩm Redoxy 3C để đánh bóng hình ảnh cá nhân.

PHÚC BÌNH

Video liên quan

Chủ Đề