Chế độ đi học trung cấp lý luận chính trị

Dự tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Lê Đức Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và một số đơn vị cấp huyện.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và tiếp thu ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có nhiều điểm mới về đào tạo lý luận chính trị.

Thứ nhất, lần đầu tiên từ trước tới nay, thẩm quyền ban hành quy định là Ban Bí thư, đã phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ đào tạo về lý luận chính trị, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo về sơ cấp, trung cấp và cao cấp, giải quyết được vấn đề nhiều cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn về đối tượng, tiêu chuẩn thiếu tính phối hợp, liên thông, đồng bộ.

Thứ hai, quy định đã làm rõ và cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị trong từng cấp:

- Về trình độ sơ cấp lý luận chính trị: Đối tượng học là đảng viên; đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị, xã hội; công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Về trình độ trung cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định, không trùng với đối tượng đào tạo sơ cấp và cao cấp. Đồng thời, lần đầu tiên quy định rõ đối tượng là cán bộ Quân đội, Công an. Tiêu chuẩn của người được đào tạo trung cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên dự bị hoặc chính thức; tốt nghiệp cao đẳng trở lên [tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn]; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Về trình độ cao cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện đến Trung ương, không trùng với đối tượng đào tạo trung cấp và phải phù hợp với các văn bản, quy định hiện hành. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo cao cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên chính thức, tốt nghiệp đại học trở lên; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.

-Thứ ba, lần đầu tiên theo quy định này, một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.

-Thứ tư, quy định đã xác định rõ việc phân cấp nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị: Trung tâm chính trị cấp huyện được giao đào tạo sơ cấp chính trị. Trường Chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

- Thứ năm, quy định đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, không trùng lặp, chồng chéo.

-Thứ sáu, quy định đã xác định rõ lộ trình dừng việc đào tạo trung cấp lý luận chính trị của các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương từ ngày 01/01/2024, để các học viện, trường tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngành; công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương do các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện.

Nội dung câu hỏi xoay quanh việc học Trung cấp Lý luận Chính trị như: Học trung cấp lý luận chính trị có khó không? Điều kiện được học trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng học Trung cấp lý luận chính trị bao gồm những ai? Học TCLLCT để làm gì? Thời gian học bao lâu? Học trung cấp lý luận chính trị ở đâu? Sau đây, Viện xin chia sẽ với bạn đọc thông tin được cập nhập mới nhất:

Theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ cấp xã tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì mỗi chức danh của cán bộ, công chức cấp xã đều phải có tiêu chuẩn cụ thể về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

Quy định về độ tuổi, điều kiện được học Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính:

  • Độ tuổi: Nam 30 tuổi trở lên. Nữ 25 tuổi trở lên.

*Ngoài ra người được học Trung cấp Lý luận chính trị Phải có đủ điều kiện sau:

  1. Được tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cử đi học. Tự nguyện đi học. Có đủ sức khỏe để học tập.
  2. Là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở đương chức và dự nguồn;
  3. Trưởng, phó trưởng phòng, ban của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  4. Trưởng, phó trưởng phòng, ban thuộc sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đương chức và dự nguồn.

Ngoài những trường hợp trên. Nếu thí sinh tự học thì phải có dấu xác nhận cơ quan. Thông tin chi tiết. 

*Những đối tượng dưới đây đây được công nhận đủ điều kiện và có trình độ trung cấp Lý luận chính trị không phải học bao gồm:

Đối tượng đủ điều kiện được miễn học Trung cấp Lý luận chính trị

* Những người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học; cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế – Quản trị; kinh doanh, Khoa học xã hội và Nhân văn ở trong nước.

* Những người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh thành; và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp; có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

* Những người đã tốt nghiệp; hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng; chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối tượng đủ điều kiện được miễn học Trung cấp Lý luận chính trị

* Những người tốt nghiệp hệ dài hạn [từ hai năm trở lên] không phải chuyên ngành: Mác-Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường:

  • Phân hiệu Nguyễn Ái Quốc
  • trường Đảng khu vực [trước đây]
  • Phân viện Hà Nội Phân viện Đà Nẵng.
  • Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh,
  • Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

* Những người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật; khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án TS và TSKH [PTS và TS cũ]; ở trong nước và ở các nước XHCN.

* Những người có bằng thạc sĩ chuyên ngành khoa học Xã hội và Nhân văn; chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh ở trong nước.

* Những người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan; Quản lý – Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

Xem thêm: Đối tượng được miễn học Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp Lý luận chính trị hành chính.

Thí sinh chưa đạt các điều kiện trên có thể tham gia khóa học Trung cấp lý luận chính trị – Hành chính đào tạo và Hợp tác giáo dục phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

CHIÊU SINH LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH 2021

II. Học trung cấp lý luận chính trị có khó không?

Lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Đồng thời nó cho thấy sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị.

Các nội dung, kiến thức, kỹ năng khi học Trung cấp Lý luận chính trị:

Các học viên được tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:

  • Những vấn đề cơ bản về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật, Quản lý hành chính nhà nước;
  • Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội;
  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể;
  • Thành phố Hồ Chí Minh học. Qua đó, trình độ lý luận, kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác của học viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

III. Học trung cấp Lý luận chính trị ở đâu?

các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng:

  • Chiêu sinh lớp cao cấp lý luận chính trị &  cao cấp lý luận chính trị – hành chính là : Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Theo [Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh].
  • Chiêu sinh lớp trung cấp lý luận chính trị & trung cấp lý luận chính trị – Hành chính là: Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh khai giảng lớp Trung cấp lý Luận chính trị – Lý luận chính trị Hành chính vào tháng 3/2021 tại Gò Vấp, TPHCM. Theo [Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, [khóa X] về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương].
  • Chỉ các văn bằng nêu trên mới có giá trị, đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức.
  • Việc xếp ngạch bậc lương đối với đội ngũ cán bộ cấp xã nêu trên, thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB &XH, ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

IV. Học Trung cấp lý luận chính trị để làm gì?

Cách mạng đã khẳng định, trong mọi giai đoạn cách mạng, việc học tập lý luận chính trị đều có vai trò rất quan trọng.

  • Nó giúp cán bộ, đảng viên trang bị đầy đủ, toàn diện hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn tri thức lý luận chính trị;
  • Giữ vững bản lĩnh chính trị; củng cố, tăng cường niềm tin vào tương lai của dân tộc, của cách mạng, lý tưởng cộng sản;
  • Làm cho cán bộ, đảng viên tự tin hơn trong công tác; là cơ sở để cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

V. Địa chỉ nhận hồ sơ Tuyển sinh lớp Trung cấp lý luận chính trị – Hành chính 2020:

Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh – Văn phòng tuyển sinh số 03 – 181 Lê Đức Thọ, phường 17, Quận Gò vấp, Tphcm [ trong khuôn viên phân hiệu trường Đại học Nội vụ Tphcm]

Mọi chi tiết xin liên hệ đồng chí:

  • Ngưng Tuyển sinh.
  • Email:
  • Thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ :
  • Facebook: Viện nghiên cứu quản lý hành chính. Tham gia cập nhập thông tin tuyển sinh và đào tạo mới nhất.

Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thông báo kính đề nghị Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xem xét cử cán bộ, giáo viên, viên chức tham dự lớp học.

Đăng ký trực tuyến:

Video liên quan

Chủ Đề