Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy trong văn bản tôi đi học

Nội dung bài gồm:

Ví dụ

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhau trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

  • Những từ in đậm trong đoạn trích có nét chung về nghĩa: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng => Có nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận cơ thể con người.

Kết luận: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Lưu ý: 

a. Một trường từ vựng có thể có nhiều trường từ vựng.

Ví dụ: trường từ vựng “người” có những trường nhỏ sau đây:

  • Giới tính: nam, nữ, trai, gái, đàn ông, đàn bà…
  • Hoạt động: ăn, uống, đấm, đá, chạy, gọi hát…
  • Bộ phận cơ thể: đầu, chân, tay, mắt, mũi….
  • Tâm trạng: vui, buồn, lo lắng, đau khổ, háo hức….
  • Tính cách: hiền, ác, keo kiệt, thâm hiểm, ác độc…

b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại

Ngọt:

  • Trường mùi vị [cùng trường với cay, đắng, chát, thơm]
  • Trường âm thanh [cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai]
  • Trường thời tiết [trong rét ngọt, cùng trường với hanh, ẩm, giá…]

c. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.

Mắt:

  • Danh từ [con ngươi, lông mày…]
  • Động từ [nhìn, trông…]
  • Tính từ [lờ đờ, toét, …]
Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.

Trả lời:

  • Trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “trong lòng mẹ” là: Thầy, mẹ, cô, mợ, cọ, cháu, anh em, em.

a. lưới, nơm, câu, vó

b. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.

c. đá, đạp, giẫm, xéo.

d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.

e. hiền lành, độc ác, cởi mà.

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì.

Trả lời:

Có thể đặt tên cho các trường từ vựng như sau:

a. lưới, nơm, câu, vó => dụng cụ đánh bắt thủy sản

b. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ => dụng cụ để đựng

c. đá, đạp, giẫm, xéo => hoạt động của chân

d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi => trạng thái tâm lí

e. hiền lành, độc ác, cởi mà => tính cách

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì => dụng cụ để viết

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệtruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...

Trả lời:

Các từ: Hoài nghi, ruồng rẫy, khinh miệt, thương yêu, kính mến thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người.

Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau [một từ có thể xếp ở cả hai trường].

Trả lời:

  • Trường từ vựng khướu giác: mùi, miệng, điếc, thính, thơm.
  • Trường tư vựng thính giác: tai, điếc, rõ, thính, nghe.

Trả lời:

Lưới:

  • Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản [vó, chài, nơm…]
  • Trường tỏ chức vây bắt[ lưới phục kích, sa lưới mật thám, lưới phòng không…]
  • Trường hệ thống [mạng, đường dây…]
  • Trường dụng cụ sinh hoạt [lưới sắt, túi lưới…]

Lạnh:

  • Trường thời tiết [lạnh cóng, lạnh giá, lạnh buốt, lạnh lèo]
  • Trường thái độ, tình cảm [lạnh lùng, lạnh nhạt, mặt lạnh…]
  • Trường cảm giác [nóng, mát, ….]

Tấn công:

  • Trường chiến tranh [tiêu diệt, phòng ngự….]
  • Trường bệnh tật [ủ, xâm nhập, hủy diệt, …]
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?

Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương.

                                                [Hồ Chí Minh]

Trả lời:

  • Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển các từ [chiến trường, vũ khí, chiến sĩ] từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.
Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “ môn bóng đá”.

Trả lời:

Ngôi trường Phan Chu Trinh thân yêu của em nằm trên đồi thông ở đường Hùng Vương. Mỗi buổi học, gió thổi vào các phòng học thoáng đãng, mát mẻ. Cô giáo chủ nhiệm luôn dạy bảo chúng em phải yêu trường, giữ gìn trường lớp ngày càng sạch đẹp. Mỗi sáng thứ Hai chào cờ, thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội thường nhắc nhở các em về nội qui trường lớp.

Trang chủ » Lớp 8 » Soạn văn 8 tập 1

Câu 2 [Trang 23 – SGK] Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:a. lưới, nơm, câu, vób. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.c. đá, đạp, giẫm, xéo.d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.e. hiền lành, độc ác, cởi mà.

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì.

Bài làm:

Có thể đặt tên cho các trường từ vựng như sau:a. Lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh cá, thủy sản.b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ: đồ dùng để chứa, đựng đồ trong gia đình.c. Đá, đạp, giẫm, xéo: hành động của chân.d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi : trạng thái tâm lý, tình cảm con người. e. Hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách con người.

f. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì: đồ dùng để viết.

Lời giải các câu khác trong bài

Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau: lưới, nơm, câu, vó

Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công

Nội dung chính bài: Trường từ vựng

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

1. Các trường từ vựng về người:

+ Trường từ vựng chỉ cảm xúc con người: nao nức, rộn rã, tưng bừng, lạ,…

+ Trường từ vựng chỉ hành động con người: quên, nhớ, ghi, thấy, nắm, đi, âu yếm,…

2. Nội dung của đoạn trích trên: Những dòng hồi tưởng đầu tiên của nhà văn về ngày đầu đi học.

Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.; Tác dụng của các trường từ vựng đó … trong Đề thi học kì 1 Văn lớp 8. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. [1.0đ]: 

Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:

 “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

[Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18]

a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.

b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.

2. [1.0đ]: Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.

3. [3.0đ]: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

4. [5.0đ] Giới thiệu về mái trường em đang học.

1. a. + Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng”  cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.

+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

 b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.

2. – Văn bản: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông…

– Văn bản: “ Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.

– Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại…

3.   Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. [ Câu in đậm là câu ghép]

4. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm….

Thân bài: 

– Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?

– Vị trí:

+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.

+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: [Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…

– Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ [nếu có]…

– Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:

Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề