Cái cốc miền Trung gọi là gì

Từ điển Bắc - Nam


Những ai đã từng sống ở cả Sài Gòn [tiêu biểu cho miền Nam] và Hà Nội [tiêu biểu cho miền Bắc] sẽ không khó mà nhận ra rằng từ vựng Sài Gòn và Hà Nội khác nhau khá nhiều. [Mình không sống ở Hà Nội, nhưng có một người Hà Nội sống trong nhà mình, thường gọi là vợ – khi âu yếm thì gọi là “con vợ”. Chẳng hạn: Con vợ ơi, tối nay con vợ cho anh ăn món gì? Vợ sẽ dẫu môi bảo: Em đâu phải con pet của anh!. Đề cập đến vợ đây nhá, không có thằng độc mồm độc miệng nói mình viết blog chả thấy nói gì đến vợ!] Chẳng hạn vô quán café ở Sài Gòn, kêu cho anh nâu nóng nhé, là mấy cô phục vụ sẽ ngớ người ra, anh nóng hả, em lấy khăn lạnh cho anh nha. Còn ra Hà Nội, vào quán mà gọi bạc xỉu có khi mấy cô phục vụ tưởng anh muốn xỉu. Nếu như bạn không phải là người lịch duyệt, kinh nghiệm giao hợp [i.e. giao lưu hợp tác] nhiều, đi lại nhiều, thì bạn sẽ nhiều phen thấy mình lost in translation ngay trên đất nước mình
Về cái khoản khác biệt ngôn ngữ này, mình thì cứ rằng là kinh nghiệm đầy mình [kính nghiệm giao lưu hợp tác]. Ngày xưa nhờ cãi nhau với vợ về vụ đĩa-dĩa, dĩa-nĩa mà sau được vợ! [Đấy, lại đề cập đến vợ đấy nhé!]. Lúc đấy, mình gân cổ cãi nhau với cô nàng rằng anh đọc sách nhiều nhé, anh nghe đài địch nhiều nhé, từ miền Bắc nào anh cũng biết. Cái chén thì gọi là cát bát, cái tô gọi là bát ô tô, cái dĩa gọi là cái đĩa, chứ làm gì có chuyện cái nĩa gọi là cái dĩa. Định phỉnh anh à [i.e. Tính gạt anh hả]? Cô nàng tức lắm, sau phải huy động thêm mấy người Hà Nội gốc 3 đời nữa đến làm đồng minh. Rốt cuộc [i.e. cuối cùng] mình cũng phải chịu người Hà Nội gọi cái nĩa là cái dĩa, nhưng cô nàng kia thì phải chịu [đựng] mình!
Hai vợ chồng nhiều lúc băn khoăn không biết mai mốt sẽ dạy con từ miền Bắc hay từ miền Nam. Miền Bắc hay miền Nam có khi sẽ còn tùy trong nhà miền nào thắng thế. Trong lúc chưa miền nào thắng thế, hai vợ chồng tạm thời thỏa hiệp sẽ dạy cho con nói cả hai. Ví dụ thế này như vầy:
Xê tránh ra cho mẹ ủi là đồ quần áo!
Ba giăng mắc mùng màn rồi, con đi ngủ đi.
Em xắt thái thịt nhỏ bé ra giùm giúp anh để anh làm cơm rang chiên Dương Châu.
Con đi học ngoan nhé nha, chiều ba tới đến đón rước con
Cẩn thận coi chừng làm vỡ bể mấy cái cốc ly. Nói chung tình hình sẽ hơi bị phức tạp.

Hiện tại, con gái Alpha chưa nói được, nhưng đã nghe hiểu nhiều. Mẹ nói “Thơm mẹ cái nào”, còn ba nói “Hun ba một cái đi” thì cả ba và mẹ đều được thơm hun ướt mèm cả mặt. Sau này con gái lớn, có khi con có thể soạn được Từ điển Bắc – Nam.

Skip to content

Để hiểu rõ hơn cái ly và cái cốc và làm rõ nghĩa việc in ly nhựa hay in cốc nhựa, Nguyễn Gia xin trích một bài viết của tác giả Nguyễn Dư được soạn thảo đầy đủ và công phu vào năm 2014 để quý độc giả, khách hàng nghiên cứu:

Cái li

– Chiều nay nàng đến trong ly rượu 
Tôi uống vơi vơi hết cả nàng [Đỗ Huy Nhiệm, Say]

– Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi 
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi  …

Nhấc cao ly này


Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do… [Phạm Đình Chương, Ly rượu mừng]

Phạm Đình Chương vừa nâng chén vừa nhấc li.

Đại Nam quốc âm tự vị [1895] của Huỳnh Tịnh Của định nghĩa:

– Li [chữ Hán, bộ Ngọc] : loài chai đá trong suốt, loại thuỷ tinh.

– Lưu li, Pha li [hay pha lê] có nghĩa giống chữ Li. Một li rượu là một chén rượu.

Huỳnh Tịnh Của đã giới thiệu cái li với mọi người. Li là một loại chén đặc biệt, làm bằng   thuỷ tinh.

Cái li đã đến từ chữ Hán lưu li hay pha li.

Tranh dân gian Oger [1909] có tấm Tiện bóng đèn pha li. Pha li của dân gian có nghĩa là thuỷ tinh.

Từ thời Tự Đức trở về trước dân ta chưa dùng đồ uống trà, uống rượu làm bằng thuỷ tinh. Vì vậy mà thơ văn cổ của ta chỉ có cái bát, cái chén chứ không có cái li, cái cốc.Cái li phải là li thuỷ tinh. Chén sành, chén sứ hay chén đất nung, lớn hay nhỏ đều không phải là li. Cái li giấy, li nhựa của ngày nay đều là… li giả.

– Có chắc không hay lại nói bậy? Nhất Thanh dẫn chứng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái li đây nè ! Ông không biết câu ” Trong li rượu thọ ánh xuân tươi ” của bài Ngụ hứng quán Trung Tân sao ? [2]

– Xin lỗi, tôi chỉ biết… cái cốc của bài Ngụ hứng quán Trung Tân thôi. Câu thơ Trản lạc xâm hoa sắccủa Nguyễn Bỉnh Khiêm được Ngô Lập Chi dịch thành Chén, cốc, ánh sắc hồng [3].

Quán Trung Tân thời Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc chắn không có cái li hay cái cốc.

Nhất Thanh và Ngô Lập Chi đã tặng li, cốc cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đúng ra thì phải dịch chữ trản sang tiếng Việt là cái chén.

[Gần thành phố Huế có núi Ngọc Trản [Chén ngọc], được dân gian gọi là Hòn Chén].

Câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên dịch là Trong chén rượu thọ ánh xuân tươi [Nhất Thanh] hay Chén [rỡ] ánh sắc hồng [Ngô Lập Chi].

Cái cốc

Cốc là tên gọi cái chén thuỷ tinh của miền Bắc.

Năm 1943 Thạch Lam viết Hà Nội băm sáu phố phường. Trong bài Hàng nước cô Dần có đoạn :

” Nhưng hàng cô Dần có một chút đặc biệt hơn: cô không bán nước vối hay nước chè tươi […]. Cô bán nước chè uống với đường […].

Ai uống nước đường thì đã có cốc thuỷ tinh, một xu một cốc. Cô múc vào cốc một thìa đường, – tuy đường đắt mà xem ra cô cũng múc nới tay lắm -, nghiêng bình chè rót đầy cốc, và đưa lên cho khách với cái nhìn của đôi mắt nhỏ, lanh lẹn, hai con ngươi đen bóng loáng, như hai con mắt của một con vật non nào.

Ăn cơm, uống rượu xong mà được một cốc nước chè đường rất nóng thì ai chả thích… ” [4].

– Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ [Quang Dũng, Đôi bờ]- Cốc rượu hồng, hi vọng sáng rung rinh,
Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch ? [Đinh Hùng, Hương trinh bạch]Miền Nam không dùng cốc. Nhưng gốc gác của cốc lại là… miền Nam.

Tự vị Huỳnh Tịnh Của có cốc rượu [chén rượu]. Nhưng Từ điển Génibrel [1898] không có cái cốc. Điều này cho thấy cuối thế kỉ XIX, cốc chưa được dùng rộng rãi trong dân chúng.

Việt Nam tự điển [1931] của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa:

– Cốc : đồ dùng để uống rượu, thường làm bằng thuỷ tinh. Có nơi gọi là ly.

– Li : cốc thuỷ tinh.

Tự điển Việt Nam [1971] của Ban tu thư Khai Trí cũng định nghĩa :

– Cốc : đồ dùng để uống rượu, uống nước.

– Ly : cốc thuỷ tinh.

Li [hay ly], cốc giống nhau. Cả hai đều là đồ dùng để uống nước, uống rượu, làm bằng thuỷ tinh. Tại sao đã có li rồi còn rắc rối có thêm cốc?

Tên cốc từ đâu ra ? Xin tạm đưa ra hai cách giải thích.

1- Tự vị Huỳnh Tịnh Của có cái cúp [tiếng mới], nghĩa là cái chén cócán.

Có thể cái cúp [coupe] của Pháp bị nói trại thành cái cốc.

2- Trở lại thời thực dân Pháp mới chiếm đóng nước ta…

Đạo Thiên Chúa được người Việt gọi là đạo Cơ Đốc.

Tự điển Khai Trí và Từ điển Đào Duy Anh cho biết Cơ Đốclà phiên âm của chữ Christ [ Đức chúa cứu thế]. Christđược Tự điển Gustave Hue [1937] phiên âm là Cơ lợi tư đốc. Cơ lợi tư đốc nói gọn lại làCơ Đốc

Mặt khác, cristal của tiếng Pháp được ta gọi là thuỷ tinh, pha li.

Có thể suy đoán rằng cái chén thánh bằng cristal dùng trong các buổi lễ của nhà thờ đã được giáo dân phiên âm theo cách nói của người Việt.

– Cristal có âm đầu crist, phát âm giống Christ.

– Christ được phiên âm và rút gọn thành Cơ Đốc. Có thể crist cũng đã được các giáo dân phiên âm thành cơ đốc. Cái chén thánh bằng thuỷ tinh được gọi là cái cơ đốc.

– Cơ đốc được rút gọn thành cốc. [Cơ + Đốc = C + ốc = Cốc].

Cristal [thuỷ tinh] trở thành cốc. Cái chén bằng thuỷ tinh được gọi là cái cốc.

Tranh dân gian Oger có cái Đèn cốc.

Đèn cốc nhìn thấy cả bên trong lòng đèn. Đèn cốc là đèn làm bằng thuỷ tinh.

Cốc, li đều có nghĩa là thuỷ tinh. Cái chén thuỷ tinh được trong Nam gọi là cái li, ngoài Bắc gọi là cái cốc.

Đồ thuỷ tinh được dân ta ưa chuộng, được khuyến khích sản xuất :

Việc kỹ nghệ, việc bán buôn, Nơi lò hấp bát, nơi khuôn đúc đồng, Chè tơ lụa gai tơ nhung vỏ,

Với đồ sơn vân mẫu pha lê.


Dao với quạt, tàn với xe,

Đủ mùi hải lục, họp nghề nông thương… [Bài ca Á-Tế-Á, 1905] [5].Khoảng năm 1950 Hà Nội có kem cốc. Có cốc nguyên tử làm bằng thuỷ tinh được tôi luyện đặc biệt, khi vỡ thì vỡ thành mảnh nhỏ không có cạnh sắc, mũi nhọn [verre pyrex, verre sécurit].

Thực dân Pháp còn để lại cái tách [tasse] uống cà phê. Tách nhỏ hơn cốc, thường làm bằng sành, sứ. Tách khác chén ở chỗ có tay cầm.

Sau 1975, miền Nam được nếm mùi cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc. Thật ra chỉ là bình mới rượu cũ thôi. Cà phê phin [filtre] được đổi tên mới ngộ nghĩnh.

Cái nồi ngồi trên cái cốc. Cái nồi Việt Nam ngạo nghễ ngồi trên đầu cái cốc Tây. Ta đã thắng, đã đồng hoá được thực dân ! Cái thời ăn xó mó niêu đã qua, cái nồi đường đường bước lên địa vị ăn trên ngồi trốc.

Công dụng chính của li, cốc bây giờ là chứa bia. Sành điệu thì dùng li, cốc bằng thuỷ tinh. Lạc điệu thì li giấy, cốcnhựa. Say hay sai cũng chả đụng đến cái lông chân ai.

Nước ta bây giờ có rất nhiều thương hiệu bia. Chưa uống mà đã hoa cả mắt. Hà Nội, Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Halida [Hà Nội liên doanh với Đan Mạch], Huda [Huế-Đan Mạch], Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh, 33, 333, BGI [Brasserie et Glacière de l’Indochine thời Pháp thuộc], Larue [ta quen gọi là bia con Cọp]… Nghe nói vài tỉnh khác cũng lăm le sản xuất bia. Đấy là chưa kể cả chục thứ bia ngoại. Bia ngoại chưa chắc đã… đã, nhưng chắc chắn là đắt hơn bia nội. Đúng đứt đuôi con nòng nọc rồi! Phải đắt… mới sang chứ!

Trăm hoa đua nở, trăm quán đua mở bia.

Từ sáng đến tối, từ tỉnh thành đến thị xã, ngày ngày tuổi trẻ cụng li, chạm cốc. Mấy ông già nâng chén. Đám ngưu ẩmđụng lon. Vui như làng vào đám.

Trăm năm bia đá còn đầy
Nghìn năm bia miệng phây phây, ai cười?

Nguyễn Dư
[Lyon, 4/2014]

Trích: //chimviet.free.fr/quehuong/nguyendu/nddg155_NangChenCungLi.htm

Video liên quan

Chủ Đề