Cách làm bài với capital

Đối với các nhà đầu tư hay quản trị tài chính doanh nghiệp, việc xem xét Cost Of Capital là vô cùng quan trọng để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Đây là căn cứ quan trọng để lựa chọn kế hoạch kinh doanh phù hợp giúp sinh lời và tăng giá trị doanh nghiệp. Vậy Cost Of Capital là gì, đặc điểm, bản chất và phương pháp tính của nó ra sao. Những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1. Cost of Capital là gì?

1.1. Định nghĩa

Cost Of Capital là từ tiếng Anh của chi phí sử dụng vốn. Để đáp ứng nguồn vốn cho một kế hoạch đầu tư hay hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vay vốn ngân hàng, phát hành cổ phiếu… Đối với nhà đầu tư, việc đầu tư tiền cho cơ hội kinh doanh này đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội đầu tư vào một dự án kinh doanh khác.

Khi đó, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải trả cho họ một tỷ suất sinh lời để làm điều kiện cho doanh nghiệp đó vay vốn. Như vậy, chi phí sử dụng vốn chính là tỷ suất sinh lời mà đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải trả cho họ thì mới tiến hành cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện một kế hoạch kinh doanh nhất định.  

1.2. Bản chất 

Bản chất của chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của vốn đối với nhà đầu tư tính trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp. Đây chính là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư phải nắm được trước khi đầu tư cho một hoạt động kinh doanh để để đảm bảo lợi nhuận hay thu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm.

1.3. Đặc điểm chi phí 

  • Chi phí sử dụng vốn phải tuân theo các quy luật của thị trường. Về bản chất, vốn chính là một loại hàng hóa được mua bán, đổi chác, chuyển giao trên thị trường. Nhà đầu tư khó lòng bỏ tiền đầu tư cho một dự án kinh doanh nếu không tạo ra lợi nhuận như mong muốn. Chính vì vậy, chi phí sử dụng vốn không được quyết định bởi sự chủ quan của doanh nghiệp mà được hình thành dựa trên quy luật kinh tế thị trường. 
  • Chi phí sử dụng vốn được quyết định dựa vào mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Nếu kế hoạch kinh doanh có tỷ lệ rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi cũng cũng tỷ lệ thuận hoặc ngược lại. 
  • Chi phí sử dụng vốn được phản ánh bằng tỷ lệ % nhằm đảm bảo tính so sánh giữa các dự án và doanh nghiệp khác nhau. Nhà đầu tư cần dựa vào một con số cụ thể để đưa ra các quyết định kinh doanh. 
  • Chi phí sử dụng vốn phản ánh mức lãi suất mà nhà đầu tư đòi hỏi khi bỏ vốn kinh doanh. Tức là chi phí sử dụng vốn đã bao gồm mức lãi suất thực lẫn mức bù lạm phát.
  • Chi phí sử dụng vốn phản ánh tỷ lệ sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi ở thời điểm hiện tại, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong tương lai, do đó không cần ước lượng chi phí sử dụng vốn cho những đồng vốn đã huy động trong quá khứ. 

2. Các loại Chi phí sử dụng vốn (Cost of capital)

Cách làm bài với capital

2.1. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Cost of equity)

Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu (thường đối với các công ty cổ phần) hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, được xác định bằng 3 mô hình Dividend Valuation Model, Dividend Growth Model, CAPM.

  • Mô hình Dividend Valuation Model 

Ta đặt trường hợp giả định cổ tức tương lai của cổ phiếu không đổi và giá trị thị trường liên quan trực tiếp đến cổ tức kỳ vọng trong tương lai của cổ phiếu. Ta có công thức:

Ke = d / Po

Trong đó: 

  • Ke: chi phí sử dụng vốn
  • d: cổ tức hàng năm của cổ phiếu
  • Po: giá trị thị trường của cổ phiếu không bao gồm quyền nhận cổ tức sắp được chi trả (Ex-div market value)

  • Mô hình Dividend Growth Model

Ta đặt trường hợp giả định cổ tức tương lai của cổ phiếu tăng trưởng qua từng năm theo tỷ lệ nhất định và giá trị thị trường của cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến cổ tức kỳ vọng trong tương lai của cổ phiếu. Ta có công thức: 

Ke = [do * (1+g) / Po] + g

Trong đó:

  • Ke: chi phí sử dụng vốn
  • do: cổ tức năm hiện tại/cổ phiếu
  • g: là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức (*)
  • Po: giá trị thị trường của cổ phiếu không bao gồm quyền nhận cổ tức sắp được chi trả (Ex-div market value)

(*) Để xác định giá trị tăng trưởng g, ta có 2 cách

Cách 1: Ước tính tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức dựa vào số liệu quá khứ.

Công ty có thông tin về cổ tức chi trả qua 3 năm như sau

  • Năm 20X1: $1m
  • Năm 20X2: $1.2m
  • Năm 20X3: $1.5m

Ta có: G(20X3) = $1m * (1 + g)^2 = $1.5m => (1+g)^2 = 1.5 => g = √1.5 – 1 = 22.47%

Cách 2: Sử dụng mô hình Gordon: g = b * r 

Trong đó:

  • g là tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
  • b là tỷ trọng lợi nhuận được giữ lại thay vì trả cổ tức
  • r là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư
  • Mô hình CAPM

Mô hình CAPM liên quan đến việc đo lường rủi ro hệ thống nguồn vốn. Mô hình này giúp nhà đầu tư xác định tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi để bù đắp vào rủi ro. Có thể là rủi ro hệ thống hoặc rủi ro phi hệ thống. 

Rủi ro hệ thống liên quan đến sự biến động của thị trường, không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn rủi ro phi hệ thống là rủi ro riêng biệt của từng khoản đầu tư, do đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa các danh mục đầu tư. 

E (ri) = Rf + (Erm – Rf) * βi

Trong đó:

  • E(ri): chi phí sử dụng VCSH – Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu
  • Rf: “risk-free rate of return”
  • Erm: tỷ suất lợi nhuận trung bình của thị trường
  • Erm – Rf: tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư kỳ vọng nhận được để bù đắp cho rủi ro kinh doanh & rủi ro tài chính của khoản đầu tư
  • βi: hệ số bê-ta đo lường rủi ro hệ thống của khoản đầu tư. β càng cao thì khoản đầu tư càng nhạy cảm với sự biến động trên thị trường.

2.2. Chi phí sử dụng vốn vay (cost of debt)

Chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp phải trả cho các nhà đầu tư để có thể huy động vốn. Có thể chia thành 2 loại là Irredeemable debt và Redeemable debt, mỗi loại đều xác định chi phí sử dụng vốn vay theo 2 hướng khác nhau. 

  • Irredeemable debt

Đây là khoản vay mà doanh nghiệp phải trả lãi định kỳ và không quy định ngày trả gốc. Số tiền lãi trả hàng kỳ chính là dòng tiền đều vô hạn, phải dùng công thức sau để xác định chi phí sử dụng vốn.

Po = i * (1 – T)/ Kd hay Kd = i * (1 – T)/ Po

Trong đó:

  • Kd: chi phí sử dụng vốn vay
  • Po: giá trị hiện tại không bao gồm tiền lãi của khoản vay (ex-interest debt)
  • i: tiền lãi đều hàng kỳ trước thuế
  • T: % thuế

  • Redeemable debt

Đây là khoản vay mà doanh nghiệp phải trả lãi định kỳ cho đến khi số tiền gốc được hoàn trả theo thời gian quy định cụ thể. 

Giả sử khoản vay có thời hạn là n năm, tiền lãi hàng năm là i. Ta có công thức sau:

Po = i/(1+kd)^1 + i/(1+kd)^2 + …. + i/(1+kd)^n + D/(1+kd)^n

Để xác định Kd, chúng ta dùng phương pháp tính IRR (trial & error).

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/