Cách học hóa của các học sinh giỏi quốc tế năm 2024

- TẬP 1 - 120.000 VNĐ (Chủ yếu là bài tập, một ít lý thuyết và đáp án) gồm 48 bài tập được xếp vào 7 chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Tổng hợp Hóa Dược - 4 bài - Nội dung chủ yếu là các chuỗi tổng hợp các thuốc Hóa dược thực nghiệm.

+ Chuyên đề 2: Xác định cấu trúc - 5 bài - Nội dung chủ yếu là xác định các cấu trúc chưa biết từ dữ kiện các phản ứng hóa học và sản phẩm cuối.

+ Chuyên đề 3: HÓA HỮU CƠ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ SINH CHUYỂN HÓA (Chuyên đề mới! Có bài giảng lý thuyết cụ thể) - 23 BÀI - Giới thiệu các phản ứng của enzyme, phân loại enzyme, một số nguyên tắc của phản ứng oxy hóa khử sinh học và các bài tập về chuỗi chuyển hóa sinh học thực nghiệm.

+ Chuyên đề 4: Dược liệu và quá trình chuyển hóa hợp chất tự nhiên - 6 bài - Giới thiệu sơ nét về sinh chuyển hóa một số nhóm hợp chất tự nhiên và các chuỗi tổng hợp toàn phần.

+ Chuyên đề 5: Tổng hợp hữu cơ - 8 bài.

+ Chuyên đề 6: Hóa vô cơ - 8 bài.

+ Chuyên đề 7: Hóa phân tích - 6 bài.

\==> Tổng cộng 133 trang!

Bản đọc thử: https://bit.ly/3o646cj

- TẬP 2 - 180.000 VNĐ (Tất cả chuyên đề đều có phần lý thuyết trừ chuyên đề phổ NMR, bài tập và đáp án): gồm 73 bài tập được xếp vào 8 chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Dược liệu anthranoid - 7 bài - Lý thuyết về nhóm hợp chất anthranoid tự nhiên và toàn bộ vấn đề liên quan.

+ Chuyên đề 2: Dược liệu flavonoid - 11 bài - Lý thuyết về nhóm hợp chất flavonoid tự nhiên và toàn bộ vấn đề liên quan.

+ Chuyên đề 3: Dược động học 1 - 6 bài - Số phận của thuốc trong cơ thể

+ Chuyên đề 4: Dược động học 2 - 7 bài - Chuyển hóa thuốc tại gan

+ Chuyên đề 5: Dược lực học - 9 bài - Ảnh hưởng của thuốc lên cơ thể.

+ Chuyên đề 6: Thuyết FMO và phản ứng pericyclic (cập nhật mới!) - 25 bài - Giới thiệu thuyết Vân đạo biên, quy tắc Woodward-Hoffmann, giải thích cơ chế các phản ứng pericyclic và các vấn đề lập thể.

+ Chuyên đề 7: Phổ hồng ngoại - Phổ IR - 5 bài - Giới thiệu nguyên lý cơ bản về các loại dao động và ứng dụng của phổ hồng ngoại trong Hóa học hữu cơ.

+ Chuyên đề 8: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân - phổ NMR - 3 bài - Bài tập cơ bản về phổ NMR.

+ Chuyên đề 9: Mô hình hộp thế và các vấn đề liên quan - 20 bài - Chứng minh công thức tính năng lượng electron, giới thiệu thuyết MO-Huckel, hướng dẫn cách xây dựng hộp thế 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều và hộp thế tròn, thuyết Vùng và vật liệu bán dẫn.

Kim Giang làm quen với Hóa học từ lớp 8, sau khi được thầy cô chọn vào đội tuyển học sinh giỏi. Do chuyển từ Toán sang Hóa nên lúc đầu Giang không hào hứng với môn học này. Phải mất một khoảng thời gian cậu bạn mới tìm được niềm vui với Hóa.

Giang kể: "Càng học, mình càng thích sự logic của môn Hóa. Vì vậy môn nào cần thuộc lòng và không có nhiều tính logic sẽ gây khó khăn cho mình".

Cách học hóa của các học sinh giỏi quốc tế năm 2024

Kim Giang tại Thụy Sĩ - Ảnh: NVCC.

Giang cho biết, phần bạn cảm thấy "khoai" nhất là hóa nguyên tố. Vì phần này đòi hỏi người học cần biết sâu về các nhóm nguyên tố. Do đó, cậu bạn thường dành rất nhiều thời gian để học thêm. Kim Giang luôn bắt buộc bản thân phải tự giác tìm cách giải các bài tập khó. Sau hai ngày suy nghĩ mà không tìm được phương pháp, Giang mới chấp nhận "cầu cứu" thầy cô.

Để có được những thành tích đáng nể với môn Hóa, Kim Giang sẽ dành khoảng năm tiếng tự học mỗi ngày. Sáng và chiều ôn tập cùng đội tuyển ở trường, tối từ 19h30 đến 24h Giang tự học ở nhà. "5h30 sáng hôm sau, mình sẽ dậy sớm học tiếp và chuẩn bị bài mới. Mình học đến đâu chắc đến đó, chỉ học những phần thầy cô dạy, không cần học bên ngoài nữa", Kim Giang chia sẻ.

Đứng phía sau những thành tích của Kim Giang còn có công sức của thầy Trần Đình Hiếu (giáo viên Trường THPT chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Thầy Hiếu chính là nguồn cảm hứng mỗi khi Giang gặp khó khăn. Hiện tại thầy Hiếu là giáo viên tại trường trực tiếp dạy cho Giang. Điều thú vị là vào vào năm 2015, khi còn là học sinh, thầy Hiếu cũng đã đạt huy chương bạc Olympic Hóa học quốc tế.

Giang kể: "Trong quá trình ôn tập, thầy thường kể về những khó khăn lúc trước của thầy, cách thầy cố gắng đối diện với những khó khăn ấy. Ngày xưa điều kiện còn hạn chế nên thầy khó tiếp cận kiến thức mới, thầy phải tự đọc sách rất nhiều. Bên cạnh dạy kiến thức, thầy còn chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm quý báu của thầy với môn Hóa".

Sốt 39 độ trước ngày thi học sinh giỏi

Trong 12 năm học, Kim Giang luôn giữ vững phong độ với danh hiệu học sinh giỏi. Bên cạnh huy chương vàng quốc tế vừa đạt được, Giang còn sở hữu thêm hai giải nhì Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021 - 2022, 2022 - 2023.

Cách học hóa của các học sinh giỏi quốc tế năm 2024

Kim Giang (bìa trái) và các bạn trong đội tuyển Olympic Hóa học Việt Nam - Ảnh: NVCC.

Giang nhớ lại: "Trong một lần thi học sinh giỏi, mình bị sốt 39 độ trước ngày thi. Dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không tỉnh táo. Kết quả mình đạt giải nhì, kém giải nhất 0,125 điểm. Thật tiếc vì bản thân kém may mắn một xíu".

Mình nhớ nhất là lời chia sẻ của cô chủ nhiệm khi thấy mình muốn chùn bước: Em hãy chọn đúng thời điểm để tỏa sáng.

Nguyễn Kim Giang kể.

Mặc dù đã đủ điểm được chọn vào đội tuyển bốn học sinh giỏi thi quốc tế, Kim Giang vẫn tự nhủ đây là cơ hội cuối cùng để chinh phục giới hạn bản thân. Chia sẻ về quá trình ôn thi, Giang kể: "Mình không gặp khó khăn vì được các thầy cô hỗ trợ, động viên rất nhiều. Mình nhớ nhất là lời chia sẻ của cô chủ nhiệm khi thấy mình muốn chùn bước: Em hãy chọn đúng thời điểm để tỏa sáng".

Từ lời dặn của cô, Kim Giang nhớ lại đề thi Olympic Hóa học quốc tế có hai phần lý thuyết và thực hành.

Ở phần thực hành, cậu bạn làm không tốt, vài chỗ chỉ hoàn thành được một nửa: "Lúc thi về, mình khá lo. Nhưng rút kinh nghiệm từ nhiều lần thi trước, mình quyết tâm không nghĩ ngợi nhiều về bài thi đã qua mà bình tĩnh, tập trung vào phần thi tiếp theo. Nhờ vậy, mình đã hoàn thành rất tốt phần thi lý thuyết".

Khi được xướng tên giành huy chương vàng, Giang xúc động: "Huy chương vàng là minh chứng cho những nỗ lực của mình. Mình vui vì công sức đã được đền đáp xứng đáng. Ở quê nhà khi thầy cô, bạn bè xem livestream trao giải cũng bật khóc, chúc mừng mình".

Trong tương lai, chàng trai Bắc Ninh cho biết sẽ đi du học ngành Hóa, vẽ tiếp hành trình thật đẹp với đam mê Hóa học của mình.