Cách bảo hành chip Intel

Chuỗi Siêu Thị Máy Tính Đăng Khoa

Chào bạn, Đăng Khoa xin được góp ý như sau:

Theo đúng nguyên tắc thì Tem BH chính hãng được NSX in ngày trên vỏ hộp đựng CPU vì thế khi SP bị lõi cần BH thì yêu cầu bên NSX là nhận cả vỏ hộp, trong trường hợp này bạn không được của hàng trả lại hộp thì rất có thể là họ đã lắp hàng Chay không phải hàng Box, nếu là Box họ sẽ trả lại hộp cho bạn, vấn đề bên đó từ chối BH thì bạn cần kiểm tra lại và yêu cầu người ta xác nhận lại, còn nếu đã không có vỏ hộp thì bạn không thể nhờ bất kỳ một công ty BH nào khác được vì đây là quy định chung bạn nhé.

Chúc bạn thành công.

.

Chào các bạn, Hôm nay Việt Số Hóa sẽ hướng dẫn các bạn cách check bảo hành CPU intel cho các bạn nhé, Cách này áp dụng cho cả những bạn có CPU mà bị mất Box nhé, Và xem có được bảo hành tại Việt Nam hay không?

B1: truy cập trang web check bảo hành của intel

://supporttickets.intel.com/warrantyinfo?lang=en-US
Chọn Processor

B2: Điền thông tin trên CPU vào như hình.

Huong dan cach check bao hanh CPU

B3: Bấm vào Check Products và xem kết quả.

Công ty máy tính Anh Sơn là đại lý ủy quyền Bảo hành CPU Intel, Nếu sản phẩm của các bạn còn bảo hành dù không mua của chúng tôi. Chúng tôi cũng bảo hành miễn phí.

Mọi chi tiết vui long liên hệ: Địa chỉ số 591 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng

Hotline: 0976.384.666

kết quả

Các ký tự đằng sau CPU Intel

Intel từ xưa tới nay là hãng đi tiên phong trong việc sử dụng các ký tự đằng sau mã CPU. Điều đó giúp họ phân biệt được các CPU có tính năng khác nhau. Nhưng nếu lạm dụng nhiều quá thì nó cũng gây khó khăn cho người dùng. Sau đây mình sẽ giải đáp cho các bạn ý nghĩa của từng ký tự.

Desktop

Mainstream

  • K: Chắc hẳn đây sẽ là ký tự bạn hay gặp nhất. K ở đây có nghĩa là các CPU đó đã được NSX mở khóa hệ số nhân. Điều đó cho phép bạn ép xung vượt lên mức xung gốc của NSX. Tuy nhiên điều đó được đánh đổi bằng việc CPU nóng hơn và tiêu thụ điện nhiều hơn. Các CPU không có hậu tố này sẽ không có hoặc khả năng ép xung rất hạn chế. Cho nên, nếu bạn muốn ép xung, cứ thấy có chữ K là lấy nhé. Các đại diện tiêu biểu: i9-9900K; i7-9700K; i5-6600K; i3-8350K.
  • F: Đuôi này mới xuất hiện gần đây. Đuôi này có nghĩa là CPU đó không có nhân đồ họa tích hợp. Nếu sử dụng các CPU đuôi này, bạn cần phải có card đồ họa rời. Đuôi F chỉ xuất hiện trên các CPU mainstream, không xuất hiện trên các CPU HEDT. Đại diện tiêu biểu: i3-9100F; i5-9400F; i7-9700KF; i9-9900KF.
  • G: Đuôi này có ý nghĩa là CPU đó chứa iGPU mạnh hơn Intel HD thông thường. Hiện tại, nó chỉ áp dụng cho các CPU Kaby Lake-G sử dụng iGPU Radeon Vega M. Bạn có thể thấy các CPU này trên bộ máy NUC Hades Canyon của chính Intel sản xuất. Các CPU tiêu biểu có đuôi này bao gồm: i7-8809G; i7-8705G; i5-8305G.
  • R: Đuôi này ám chỉ các CPU Desktop nhưng được dựa trên nền socket BGA. Điều đó có nghĩa là các CPU đuôi này sẽ được hàn chết vào mainboard. Sang tới thế hệ Coffee Lake, Intel đã chuyển sang đuôi B. VD điển hình: i7-5775R, i3-8100B.
  • S: Các CPU có đuôi này sẽ có hiệu năng cùng TDP giảm xuống 1 chút so với các CPU thường. Đại diện: i7-4770S
  • T: Các CPU có đuôi này là các CPU bình thường nhưng được tinh chỉnh để tiết kiệm điện năng hơn các mã CPU khác. Những CPU này thường chỉ đi kèm với các hệ thống máy tính đồng bộ, không bán lẻ. Các đại diện tiêu biểu: i3-3220T; i5-6400T; i7-7700T

HEDT:

  • X: Extreme Edition. CPU đuôi này dành cho phân khúc HEDT, với nhiều nhân hơn và khả năng ép xung tốt hơn các CPU khác. Giá cũng sẽ đắt hơn các CPU bình thường. Đuôi XE cũng có ý nghĩa tương tự. VD: i7-6950X; i9-9820X; i9-9980XE

Còn một số đuôi khác như đuôi E và đuôi C mà mình không nói ở đây. Sở dĩ là các đuôi đó Intel chỉ dùng cho 1 thế hệ CPU, không áp dụng rộng rãi cho các thế hệ khác.

Laptop

  • M: Đuôi này chắc ai cũng biếtM=Mobile, dùng để ám chỉ các CPU laptop thời xưa. Ngừng sử dụng từ thế hệ Haswell. Nó còn một phiên bản nhỏ nữa, đó là MX. VD: i3-3110M; i5-4300M; i7-4940MX
  • H: Ám chỉ các CPU có nhân đồ họa tích hợp mạnh hơn so với bình thường, nhưng không mạnh bằng các CPU đuôi G. Ngoài ra, nó còn có một số phiên bản nhỏ hơn như HQ [có 4 nhân, ngưng sử dụng từ sau thế hệ Kaby Lake] và HK [mở khóa cho phép ép xung]. Các đại diện: i3-8100H; i5-9300H; i7-4720HQ; i7-8750H; i9-8950HK
  • Q: Ám chỉ các CPU laptop có 4 nhân. Nó cũng có các phiên bản nhỏ hơn như HQ, MQ và QM. Tuy nhiên, đuôi này đã ngưng sử dụng sau thế hệ Kaby Lake. Các CPU tiêu biểu có: i7-3720QM; i7-4800MQ; i7-5950HQ;…
  • U: Đuôi này chắc chắn có nhiều bạn nghe thôi đã thấy ái ngại rồi. Vì các CPU có đuôi này là các CPU tiết kiệm điện, có hiệu năng khá thấp để tối ưu thời lượng pin. Các CPU tiêu biểu: i3-4005U: i5-4300U; i7-8550U.
  • Y: Nếu bạn đã sợ đuôi U, thì đuôi này sẽ làm bạn sợ hơn. Cac CPU có đuôi này sẽ có hiệu năng và điện năng tiêu thụ thấp hơn cả dòng U, thích hợp cho các dòng máy Ultrabook. VD điển hình: i7-7Y75

CPU Intel vốn đã quá nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên các dòng laptop, PC của vô số thương hiệu đình đám như Asus, Acer, Lenovo, Dell, HP, MSI… Tuy nhiên, dù là linh kiện tối tân nhất trong một chiếc máy tính nhưng giống như bao thiết bị khác, CPU Intel vẫn có khả năng gặp lỗi nhất định. Do đó, việc tìm hiểu cách kiểm tra bảo hành CPU Intel là điều cần thiết cho quá trình sử dụng.

Vậy bảo hành CPU Intel như thế nào, có khác với bảo hành CPU AMD không? và làm cách nào để kiểm tra CPU chính hãng Intel? Dưới đây, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho các vấn đề này.

Kiểm tra bảo hành CPU Intel với thông tin trên hộp

Việc kiểm tra bảo hành CPU Intel trên trang chủ của nhà sản xuất sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:

  • Bước 3: Tìm thông tin CPU trên hộp sản phẩm và nhập vào ô tương ứng. Các thông tin bạn cần quan tâm là số Serial Number [ATPO] và số lô Batch Number [FPO].
  • Bước 4: Click Check Products rồi kiểm tra thông tin do hệ thống phản hồi.

Kiểm tra CPU chính hãng Intel khi mất hộp

Trường hợp bạn đã làm mất hộp sản phẩm, bạn có thể kiểm tra CPU máy tính chính hãng Intel thông qua việc kiểm tra seri bảo hành mà nhà sản xuất in trực tiếp lên chip, sau đó check lại qua trang web của hãng. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 3: Nhập các thông tin in trên chip vào ô tương ứng của website.
  • Bước 4: Click Check Products rồi kiểm tra thông tin do hệ thống phản hồi.

Điều kiện bảo hành CPU Intel

  • Intel duy trì cơ chế bảo hành ba năm cho hầu hết các dòng CPU do hãng sản xuất, đóng hộp và phân phối ra thị trường theo dạng sản phẩm riêng lẻ. Bạn cần kiểm tra xem bộ CPU của mình có đạt đủ điều kiện bảo hành và còn thời hạn bảo hành hay không thông qua một trong hai cách thức trên.
  • Mọi bộ CPU hàng Tray hay hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được phân phối bởi các đối tác chính hãng của Intel sẽ không nhận được quyền lợi bảo hành chính hãng.
  • Intel sẽ không bảo hành các dòng chip xử lý được bán sang tay, dòng sản phẩm tân trang hoặc bị can thiệp kỹ thuật bởi đơn vị nào khác ngoài Intel.
  • Việc ép xung CPU và áp dụng các biện pháp phần mềm để chip vận hành vượt quá thông số kỹ thuật quy định có thể làm mất hiệu lực bảo hành của chip xử lý.

Intel sẽ bảo hành CPU như thế nào?

Trên trang thông tin bảo hành của mình, Intel cho biết hãng sẽ thay một bộ vi xử lý mới tương tự như model bạn đang dùng, bao gồm cả quạt chip nếu bộ CPU của bạn được đính kèm khi mua hàng.

So sánh chính sách bảo hành CPU Intel và AMD

Về cơ bản, chính sách bảo hành CPU AMD và Intel có nhiều điểm tương đồng khi cả hai nhà sản xuất chip lớn hiện nay đều duy trì khoảng thời gian 03 năm đối với các dòng CPU phân phối ra thị trường, trong đó bao gồm chính sách thay mới sản phẩm tương đương, áp dụng cả quạt chip đối với các dòng CPU có đi kèm quạt trong hộp ban đầu.

Bạn nên tìm hiểu yếu tố xuất xứ và chỉ nên mua CPU Intel và AMD ở những chuỗi phân phối lớn và có tem đảm bảo chất lượng, đồng thời cân nhắc kỹ nếu có ý định mua CPU hàng Tray bởi dòng sản phẩm này không được bảo hành bởi cả hai thương hiệu.

Cả Intel và AMD đều cho phép người dùng kiểm tra bảo hành CPU thông qua website, căn cứ vào thông tin số seri và số lô in trên hộp chip hoặc in trực tiếp trên chip. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt nhỏ là trang hỗ trợ bảo hành của AMD được xây dựng bằng tiếng Việt còn với Intel, bạn phải sử dụng giao diện tiếng Anh.

Video liên quan

Chủ Đề