Các phương pháp giảm tiếng on là

Thiết kế theo phong cách mở thì là xu hướng thiết kế ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà phong cách này mang lại thì tiếng ồn trong không gian làm việc chính là điểm hạn chế khiến nhiều người e ngại. Để tạo được một không gian làm việc mở theo đúng nghĩa, ý tưởng thiết kế của các KTS cần phải đảm bảo được sự tương tác giữa mọi người với nhau đồng thời vẫn duy trì được riêng tư cần thiết. Theo đó, trong ý tưởng thiết kế của mình, KTS cần phải tạo ra một bản đồ quy hoạch không gian để đảm bảo rằng tiếng ồn không hề làm áp đảo đi khô gian. Khi kiểm soát được âm thanh, một môi trường làm việc yên tĩnh, tràn đầy năng lượng và tính mở sẽ được thiết lập

 

Dưới đây là 6 cách làm giảm tiếng ồn trong phòng làm việc mở mà bạn có thể tham khảo

1.      Sử dụng vật liệu cách âm trên trần nhà

Để giảm thiểu tiếng ồn bên trong phòng làm việc mở, bạn có thể sử dụng vật liệu cách âm ở trên trần nhà. Nếu là hệ trần mở, bạn có thể gắn những tấm vật liệu cách âm thông qua hệ giá đỡ trên trần. Khi chúng ta tìm được những giải pháp chiến lược trong việc thiết kế và trang trí, các vật liệu này sẽ giúp làm đẹp cho không gian vừa giúp làm giảm tiếng ồn một cách hiệu quả

---> Bạn có thể tham khảo cách thiết kế phòng làm việc nhỏ với chi phí dưới 20 triệu 

Các phương pháp giảm tiếng on là

2.      Tạo ra các vùng Breakout

Một trong những điểm mạnh của thiết kế phòng làm việc theo phong cách mở chính là việc gia tăng sự tương tác giữa các nhân viên với nhau, đồng thời làm giảm các giai đoạn của quá trình truyền thông điện tử. Tuy nhiên, tính mở của không gian đôi khi lại tạo ra sự khó chịu cho những người xung quanh, đặc biệt là những người cần tập trung để làm việc. Và để giảm thiểu tối đa tiếng ồn cho không gian này, chúng ta cần phải tạo ra các vùng breakout cho không gian. Những không gian phòng làm việc riêng rẽ được phân tách với nhau bằng những vách ngăn kính. Đây chính là cách hiệu quả nhất để tạo sự yên tĩnh cho không gian làm việc

Các phương pháp giảm tiếng on là

3.      Tổ chức các cuộc họp trong các khu vực chuyên dụng

Hãy thiết kế một không gian phòng họp riêng, nơi có thể phục các công việc họp bàn bằng hình ảnh, âm thanh theo nhiều quy mô khác nhau. Các bức tường cong, không đều nhau cũng có thể được sử dụng để làm giảm thiểu sự phản xạ của âm thanh

Các phương pháp giảm tiếng on là

4.      Sử dụng các vật liệu vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng hấp thụ âm thanh

Việc sử dụng những vật liệu mềm với tác dụng làm đẹp cho không gian, vừa có tác dụng làm giảm tiếng ồn một cách hiệu quả. Những tấm xốp mềm nhiều màu sắc sẽ giúp hấp thụ âm thanh một cách tốt nhất. Đặc biệt, không chỉ có tác dụng làm giảm thiểu tiếng ồn, những loại vật liệu này còn giúp tạo ra những tác phẩm trang trí văn phòng cực sang trọng và độc đáo

---> Bài nên đọc: Mẹo bài trí phòng làm việc tạo cảm hứng khi làm việc

Các phương pháp giảm tiếng on là

5.      Sử dụng các thiết bị điện tử để chặn đường truyền âm thanh

Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tiếng ồn trong văn phòng chính là chặn đường truyền của âm thanh. Trong cách thiết kế phòng làm việc truyền thống, những bức tường chắn chính là công cụ chặn đường truyền một cách hiệu quả. Việc làm này cũng có thể được sử dụng trong những khu vực quy hoạch mở thông qua các rào cản vật lý. Các thiết bị điện tử mới nhất chính là công vụ hữu hiệu nhất để bạn thực hiện điều này

Các phương pháp giảm tiếng on là

6.      Giảm thiểu tối đa tiếng ồn từ các thiết bị và máy

Ở các không gian làm việc mở, hãy giữ điện thoại ở mức thấp nhất. Thêm nữa, bạn cũng cần phải giảm thiểu tối đa tiếng ồn từ các thiết bị điện tử như điều hòa không khí, tủ lạnh,...

Ngoài những cách được giới thiệu trên đây, bạn cũng nên thiết lập thật nhiều cây xanh, sử dụng mặt nạ tiếng ồn hoặc cung cấp những không gian riêng tư hơn để mọi người có thể tập trung hơn khi làm việc

Các phương pháp giảm tiếng on là

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn

Khi sống trong những khu đô thị, phố xá ồn ào, tấp nập, một vấn đề đặt ra đó là các KTS cần tìm ra giải pháp giảm tiếng ồn hiệu quả, đảm bảo cuộc sống cho con người.

Nếu như con người tiếp xúc với tiếng ồn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng không tốt đối với cơ thể. Đầu tiên, tiếng ồn sẽ làm hỏng thính giác của con người, bởi khi chịu sự kích thích quá mạnh của âm thanh lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến lãng tai, điếc tai. Bên cạnh đó, tiếp xúc với môi trường âm thanh ồn ào từ bên ngoài, con người sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, phản ứng chậm, mất ngủ…

1. Dùng đồ gỗ hút tiếng ồn

Các phương pháp giảm tiếng on là

Nội thất, đồ dùng gia đình bằng gỗ có tính xốp có tác dụng hút âm thanh. Đồ đạc trong phòng không nên quá nhiều hoặc quá ít, không nên sử dụng nhiều đồ gây nên va chạm làm gia tăng tiếng ồn.

Các phương pháp giảm tiếng on là

Nên lát sàn nhà bằng gỗ hoặc ván ép giúp thay vì lát bằng gạch men hay đá. Những khoảng hở giữa khung sàn gỗ hoặc lớp mút mỏng lót dưới nền khi sử dụng ván sàn nhân tạo đều giúp tiêu âm tốt và còn tạo sự êm ái khi di chuyển.

Ngoài ra ta có thể sử dụng thảm lót sàn để cách âm và giảm thiểu việc khuếch đại âm thanh từ sàn nhà lên bàn ghế và các vật dụng khác.

2. Sử dụng đồ vải

Các phương pháp giảm tiếng on là

Các sản phẩm làm từ vải được dùng khá phổ biến trong mỗi ngôi nhà bởi chúng có tác dụng giảm bớt âm thanh. Thông qua thử nghiệm cho thấy, các đồ vật làm bằng vải treo tường rủ xuống hoặc phủ lên trên đều có tác dụng hấp thụ âm thanh như nhau, cho nên chỉ cần trong phòng có sử dụng đồ dùng bằng vải đều có tác dụng hiệu quả trong việc giảm tiếng ồn. Trong tất cả các đồ bằng vải trong nhà, rèm che cửa sổ là quan trọng nhất, nên chọn rèm cửa có kích thước to, rộng giúp nâng cao khả năng cách âm.

3. Dùng gam màu lạnh

Các phương pháp giảm tiếng on là

Vận dụng màu sắc chính là điểm then chốt để tạo ra không gian yên tĩnh cho gia đình. Thông thường, các gam màu lạnh giúp con người có cảm giác yên tĩnh và mát mẻ. Trang trí phòng với các màu lạnh giúp con người tập trung cao độ, còn các màu nóng sẽ có cảm giác ngột ngạt. Nếu muốn không gian phòng ở có cảm giác yên tĩnh nên sử dụng phương pháp phối hợp màu sắc. Đối với màu sắc trong phòng làm việc, tốt nhất nên tránh sử dụng các gam màu quá mạnh mà chọn màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã.

5. Ánh sáng nên nhẹ nhàng

Các phương pháp giảm tiếng on là

Ánh sáng chói hoặc màu trần nhà, tường nhà quá rực rỡ đều gây nên cảm giác khó chịu khiến mỗi chúng ta đều nhạy cảm với âm thanh. hơn Vì vậy, ánh sáng nhẹ nhàng mặc dù không trực tiếp giúp giảm tiếng ồn trong nhà nhưng có thể tăng cường “sức đề kháng” cho con người trong môi trường ồn áo, náo nhiệt.

6. Sử dụng cửa cách âm

Không nên lắp các cánh cửa đối diện trực tiếp với nhau nhằm đảm bảo âm thanh không được truyền qua và lọt vào phòng.

Các phương pháp giảm tiếng on là

Chọn lựa các loại cửa cách âm bằng kính hoặc gỗ, ván nhân tạo đem lại hiệu quả cao. Khi lắp đặt cần chú ý hạn chế tối đa các khoảng hở, sử dụng đệm hoặc mối nối cao su để bảo vệ cửa và bịt kín các khe hở nếu có.

Cửa cách âm bao gồm 2 tầng cửa để ngăn cách âm thanh. Các khe cửa đều phải bịt kín, phương pháp này thích hợp cho tất cả những nơi bị tiếng ồn “làm phiền”. Ngoài ra có thể sử dụng cửa kính hai lớp, hiệu quả cách âm của loại cửa này tương đối tốt.

7. Tạo mảng xanh ngăn tiếng ồn

Các phương pháp giảm tiếng on là

Bạn có thể trồng thêm cây xanh xung quanh nhà, những cây to như bức tường giúp “ngăn” tiếng ồn xâm nhập vào nhà một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với ban công và hành lang, bạn nên tạo những tiểu cảnh nhỏ với những đám cỏ xanh mát vừa giúp môi trường sống thân thiện hơn với thiên nhiên vừa làm mềm không gian giúp hấp thụ lượng lớn âm thanh trước khi “truyền” vào nhà.

8. Trần nhà

Đóng trần giúp hạn chế tiếng ồn từ trên mái nhà xuống cũng như những tiếng động trong sinh hoạt ở tầng trên phát xuống tầng dưới. Để đóng trần, thông thường người ta thả đà trần và đóng ván ép hoặc sử dụng tấm trần nổi (trần thả).

Các phương pháp giảm tiếng on là

Đối với việc đóng ván trần có thể tạo khoang chứa cát phía trong để chống chấn động sàn và ngăn dội âm từ tầng trên xuống tầng dưới.

Đối với tấm trần nổi có thể sử dụng loại trần tiêu âm dày 13 mm, bề mặt có hoa văn và được đục lỗ thông suốt, lõi được gia cố bằng sợi thủy tinh nên tiếng ồn thoát đi được và không lưu lại trong phòng.

Theo Baomoi