Báo kinh tế nông thôn ở thanh hóa năm 2024

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 872/QĐ -UBND ngày 04/3/2024 công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023 theo đúng quy định hiện hành của pháp luật

Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tem, nhãn, logo cho các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023; triển khai các thủ tục đăng ký sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, xây dựng các chương trình, giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm được công nhận; xây dựng cơ chế giám sát để bảo vệ việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật của các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận.

Cụ thể, 10 sản phẩm được được công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023 gồm: Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm 06 sản phẩm gồm: Đông trùng hạ thảo khô của hộ kinh doanh Lê Trương Trường (huyện Hoằng Hóa); trà xanh túi lọc Bình Sơn và trà cà gai leo túi lọc Bình Sơn của HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn ( huyện Triệu Sơn); bộ sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy khô dạng sợi, cao đặc đông trùng hạ thảo, mật ong ngâm đông trùng hạ thảo của Công ty CP Dược liệu Sukha Việt Nam (huyện Hậu Lộc); mắm tôm đặc biệt Tác Huy và nước mắm đặc biệt Tác Huy của Hộ kinh doanh Đồng Thị Huy (thị xã Nghi Sơn).

Nhóm thủ công mỹ nghệ 2 sản phẩm phẩm là: Bộ sản phẩm cói treo tường của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (huyện Nông Cống); chiếu cói Quảng Phúc của HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương).

Nhóm sản phẩm khác 2 sản phẩm của của Công ty TNHH sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng (huyệnThạch Thành) gồm: Tinh dầu sả chanh và Xịt đuổi muỗi Antimos.

Năm 2023, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Chỉ tiêu số lượng xã nông thôn mới nâng cao đã đạt và vượt kế hoạch (150% KH); số lượng sản phẩm OCOP đạt và vượt kế hoạch (130% KH). Số lượng xã đạt chuẩn của tỉnh thuộc top đầu cả nước (xã nông thôn mới đứng thứ hai, xã nông thôn mới nâng cao đứng thứ ba và xã nông thôn mới kiểu mẫu đứng thứ năm).

Nhiều mô hình kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới được MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội, triển khai và nhân rộng; điển hình như: Mô hình khu dân cư sáng – xanh - sạch đẹp an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; tuyến đường thanh niên kiểu mẫu “con đường bích họa”, “cột điện nở hoa”, “hàng cây thanh niên”; “Nhà sạch, vườn mẫu”, “Nhà sạch, vườn đẹp”; “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ”. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên; số lượng sản phẩm OCOP thuộc top 5 cả nước và đa dạng về chủng loại.

Xác định nông nghiệp là 1 trong 5 trụ cột thúc đẩy kinh tế phát triển, Thanh Hóa đã chủ trương phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ…Nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp được thực hiện đồng bộ, từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang từ duy kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng giá trị hàng hóa nông sản.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển thôn Thanh Hóa cho biết: "Ngành đã phối hợp với chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và quy mô lớn, thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Thay vì sản xuất được cái gì mình có, ta chuyển sang sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, đưa các giống cây con có chất lượng, có năng suất vào sản xuất và gắn với liên kết. Trong năm đã huy động tối đa các cái nguồn lực để tập trung cho sản xuất nông nghiệp và trọng tâm đó là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường để tạo ra giá trị cho sản xuất nông nghiệp."

Tính đến hết năm 2023, Thanh Hóa đã tích tụ được gần 50.000 ha đất nông nghiệp, trong đó riêng năm 2023, tích tụ tập trung hơn 7,1 nghìn ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; chuyển đổi hơn 2,4 nghìn ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên 82.000 ha.

Báo kinh tế nông thôn ở thanh hóa năm 2024

Toàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh lớn trong sản xuất nông nghiệp như: vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh lúa…Ứng dụng công nghệ cao đã góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, nâng cao giá trị gia tăng. Sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 1,57 triệu tấn, mía nguyên liệu 900.000 tấn, rau củ quả 1,5 triệu tấn, cây thức ăn chăn nuôi 500.000 tấn… Tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt gần 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Nhiều diện tích công nghệ cao đạt từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/ha/năm.

Anh Mai Ngọc Biên, thôn Lục Sơn, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình nhà màng lưới có lợi ích là ít bị tác động bởi thời tiết bên ngoài nên mình chủ động được trong điều chỉnh về thời vụ và thời gian, hiệu quả kinh tế và năng suất cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất được nâng lên rất nhiều và một năm trồng dưa vàng mình có thể sản xuất được 4 vụ, cho hiệu quả kinh tế rất cao".

Báo kinh tế nông thôn ở thanh hóa năm 2024

Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, liên kết bền vững tại Thanh Hóa đã thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Cùng với duy trì ổn định các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến như mía đường, sắn, lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò sữa, trong năm 2023, nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao đã được đưa vào khai thác, tạo mức tăng trưởng ấn tượng trong chăn nuôi đạt 6,2%. Tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 297.100 tấn; sản lượng trứng ước đạt trên 279 triệu quả; sản lượng sữa ước đạt 53.500 tấn. Thanh Hoá hiện có 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn.

Ông Ngô Tôn Quyền, Trưởng Ban Quản lý dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tập đoàn cũng lựa chọn những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để áp dụng vào khu vực sản xuất chăn nuôi, tất cả các khu vận hành sẽ được tự động hóa hoàn toàn từ khâu cho ăn, cho uống. Đặc biệt là những khâu về công tác về bảo vệ môi trường cũng lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo môi trường thân thiện với bên ngoài và giúp cho trang trại chăn nuôi được đảm bảo an toàn dịch bệnh".

Báo kinh tế nông thôn ở thanh hóa năm 2024

Các chính sách phát triển nông nghiệp đi kèm với các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã giúp các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng quy mô lớn, tập trung; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 2024, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đặt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3% trở lên; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 6.200 ha…Bám sát vào chủ trương, chỉ đạo của Trương ương, của tỉnh, ngành nông nghiệp đang định hướng nhiều giải pháp quan trọng.

Nói về hướng phát triển trong thời gian tới, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Ngành sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo để thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, mà trọng tâm là phát huy cũng như tạo giá trị cho 12 sản phẩm chủ lực của tỉnh và các nông sản đặc sản có thương hiệu của tỉnh. Đồng thời áp dụng các khoa học, các tiến bộ và chuyển đổi số, tự động hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Và một giải pháp mà chúng tôi cho rằng quan trọng đó là tiếp tục kêu gọi các cá nhân tổ chức, các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tập đoàn tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và trọng tâm đó là nông nghiệp công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến bảo quản với thị trường để ổn định cái nông sản đầu ra".

Báo kinh tế nông thôn ở thanh hóa năm 2024

Sản xuất nông nghiệp trong năm qua cho thấy Thanh Hóa đang thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả đạt được trong năm qua cùng với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp Thanh Hóa kỳ vọng sẽ có thêm nhiều gam màu tươi sáng hơn trong bức tranh nông nghiệp năm 2024.