Các bìa tập làm văn lớp 6 đã họ

Thầy Nguyễn Phi Hùng, Hệ thống Giáo dục HOCMAI hệ thống kiến thức Ngữ Văn lớp 6 và chia sẻ phương pháp làm bài văn hay cho học sinh.

Hệ thống kiến thức chương trình Ngữ văn 6

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, học sinh cần nắm chắc hệ thống kiến thức và có phương pháp học tập phù hợp.

Chương trình Ngữ văn 6 có 3 phần chính: Tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn.

Các bìa tập làm văn lớp 6 đã họ

Thầy Nguyễn Phi Hùng - giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Phần Tiếng Việt giống với phần Luyện từ và câu của chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhóm đơn vị kiến thức của phần này bao gồm Từ và Câu. Một vài đơn vị kiến thức trọng tâm liên quan đến Từ gồm: Phân loại từ (theo cấu tạo, theo nguồn gốc); Nghĩa của từ (cách giải nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa); Từ loại (danh từ, động từ, tính từ); Chữa lỗi dùng từ; Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Đối với Câu, các em sẽ được học và ôn lại kiến thức về Các thành phần chính của câu; Câu trần thuật đơn; Dấu câu; Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

Phần Đọc hiểu văn bản (phần Văn) là phần kiến thức mới. Lên lớp 6, các văn bản sẽ được phân thành các nhóm theo đặc trưng thể loại: Truyện dân gian, Truyện trung đại và Truyện hiện đại.

Trong học kì một, các em sẽ được học các tác phẩm thuộc thể loại Truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) và 3 tác phẩm Truyện trung đại. Đây là phần kiến thức trọng tâm của học kì I, do đó các em cần học kĩ và nắm thật chắc kiến thức.

Đầu học kì hai, các em sẽ được học các tác phẩm Truyện hiện đại thông qua những đoạn trích trong các tác phẩm quen thuộc với tuổi thơ Việt Nam qua nhiều thế hệ như Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê nội... Bên cạnh đó là các tác phẩm văn học nước ngoài.

Ở giữa học kì hai, các em sẽ được học các văn bản thơ (Lượm của nhà thơ Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, Mưa của Trần Đăng Khoa), các bài kí (Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao) và các văn bản nhật dụng (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha).

Đối với phần Tập làm văn, học sinh tiếp tục được học lại hai phần quen thuộc từ cấp Tiểu học là văn kể chuyện (tự sự) và văn miêu tả.

Văn tự sự nằm ở chương trình học kì một của chương trình Ngữ Văn 6. Học sinh sẽ được thầy cô dạy, ôn lại và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời học thêm các kĩ năng mới ở 3 thể loại văn kể chuyện (kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc bằng lời văn của em); Kể chuyện đời thường (việc em chứng kiến hoặc tham gia); Kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo (ví dụ tưởng tượng mình hóa thân thành một con vật do phạm phải lỗi lầm và mình sẽ làm gì trong 3 ngày đó hoặc tưởng tượng em được gặp và trò chuyện với một nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích).

Sang học kì hai, các em sẽ học văn miêu tả, dạng bài đã rất quen thuộc trong chương trình Tiểu học. Yêu cầu đối với những bài văn miêu tả này sẽ ở 3 dạng chính: tả cảnh, tả người và tả sáng tạo.

"Những dạng bài sáng tạo ở cả thể loại văn tự sự và miêu tả đòi hỏi học sinh phải phát huy tối đa sức tưởng tượng và khả năng diễn đạt của bản thân", thầy Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh.

Nâng cao khả năng viết bài tập làm văn

Trong quá trình học, phần nhiều học sinh sẽ cảm thấy gặp khó khăn ở phần Tập làm văn vì khả năng diễn đạt chưa tốt, vốn từ chưa phong phú. Điều này cần được xử lí thông qua từng đơn vị kiến thức cụ thể. Ví dụ các em gặp khó khăn trong việc làm bài văn miêu tả thì phải tìm nguyên nhân xem khó khăn ấy đến từ đâu và phải tìm cách xử lí như thế nào. Bài văn miêu tả bắt nguồn từ khả năng quan sát của bạn đối với đối tượng miêu tả trong cuộc sống. Muốn cho bài văn của mình sâu sắc và phong phú ý thì phải bắt nguồn từ việc quan sát kĩ đối tượng cần miêu tả. Bên cạnh đó, học sinh cần dùng thêm các phương pháp như so sánh, liên tưởng, nhân hóa để bài viết thêm sống động.

Lên lớp 6, yêu cầu dung lượng của bài văn lớn hơn, nội dung cũng phong phú hơn, đòi hỏi chúng ta không chỉ có vốn từ mà quan trọng phải có kĩ năng làm bài. Thầy Hùng gợi ý một số phương pháp giúp các em rèn luyện và khắc phục được vấn đề này.

Thứ nhất, để mở rộng và nâng cao vốn từ, hãy thường xuyên lắng nghe mọi người nói, xem tivi, đọc truyện, đọc nhiều sách báo. Nếu ý thức được vốn từ của mình đang bị hạn chế, hãy rèn giũa và tích lũy vốn từ ngay. Khi đọc một câu chuyện, một bài văn, xem một bộ phim, lắng nghe mọi người nói... chúng ta hãy chú ý xem họ diễn đạt nội dung ấy bằng những từ ngữ nào, dùng cách nói nào để thể hiện một ý tưởng. Gặp những từ khó, hãy lập tức hỏi lại những người xung quanh như thầy cô, anh chị, bố mẹ hoặc tự tra từ điển.

Kho từ vựng của Tiếng Việt rất nhiều và phong phú, chúng ta sẽ dễ dàng lãng quên. Do đó, các em cần phải sử dụng các từ đó thường xuyên, cố gắng áp dụng và dùng cách diễn đạt đó trong cuộc sống hàng ngày, có thể đưa vào các đoạn văn, bài văn trong các bài tập của mình. Với cùng một nội dung hay chủ đề, hãy cố gắng luyện tập bằng cách diễn đạt dưới nhiều hình thức mẫu câu khác nhau. Khi đó, các em sẽ nhuần nhuyễn, thành thạo, lưu loát và trôi chảy hơn trong quá trình nói và viết các bài tập làm văn.

Để có được những bài văn hay và đạt điểm số cao, cách duy nhất là thường xuyên luyện tập, trau dồi, viết thật nhiều, từ việc lập các dàn ý đến viết các bài văn. Sau khi viết xong, hãy đọc lại và nhờ thầy cô chỉnh sửa xem từ nào chưa đúng, chưa hay, câu nào sử dụng chưa đúng ngữ pháp, đoạn nào được thầy cô khen cách diễn đạt tốt... Với mỗi sai lầm hay thành tựu nhỏ đó, chúng ta đều phải tích lũy cho bản thân để từ đó nâng cao được khả năng diễn đạt của bản thân.