Cả nước có bao nhiêu tỉnh thành phố năm 2024

Về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Đây là những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Theo đó, diện tích (có đến 31/12/2021 theo Quyết định 719/QĐ-BTNMT năm 2023), dân số trung bình các tỉnh Việt Nam năm 2022 như sau:

2022 (*)

Diện tích(Km2)

Dân số trung bình (Nghìn người)

CẢ NƯỚC

331.345,70

99.461,71

Đồng bằng sông Hồng

21.278,63

23.454,13

Hà Nội

3.359,84

8.435,65

Vĩnh Phúc

1.236,00

1.197,62

Bắc Ninh

822,71

1.488,20

Quảng Ninh

6.207,93

1.362,88

Hải Dương

1.668,28

1.946,82

Hải Phòng

1.526,52

2.088,02

Hưng Yên

930,2

1.290,80

Thái Bình

1.584,61

1.878,54

Hà Nam

861,93

878,05

Nam Định

1.668,83

1.876,85

Ninh Bình

1.411,78

1.010,70

Trung du và miền núi phía Bắc

95.184,16

13.021,25

Hà Giang

7.927,55

892,72

Cao Bằng

6.700,39

543,05

Bắc Kạn

4.859,96

324,35

Tuyên Quang

5.867,95

805,78

Lào Cai

6.364,25

770,59

Yên Bái

6.892,67

847,25

Thái Nguyên

3.521,97

1.335,99

Lạng Sơn

8.310,18

802,09

Bắc Giang

3.895,89

1.890,93

Phú Thọ

3.534,56

1.516,92

Điện Biên

9.539,93

633,98

Lai Châu

9.068,73

482,1

Sơn La

14.109,83

1.300,13

Hoà Bình

4.590,30

875,38

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95.847,87

20.650,78

Thanh Hoá

11.114,71

3.722,06

Nghệ An

16.486,49

3.416,90

Hà Tĩnh

5.994,45

1.317,20

Quảng Bình

7.998,76

913,86

Quảng Trị

4.701,23

649,71

Thừa Thiên Huế

4.947,11

1.160,22

Đà Nẵng

1.284,73

1.220,19

Quảng Nam

10.574,86

1.519,38

Quảng Ngãi

5.155,25

1.245,65

Bình Định

6.066,40

1.504,29

Phú Yên

5.025,96

876,62

Khánh Hoà

5.199,62

1.253,97

Ninh Thuận

3.355,70

598,68

Bình Thuận

7.942,60

1.252,06

Tây Nguyên

54.548,31

6.092,43

Kon Tum

9.677,30

579,91

Gia Lai

15.510,13

1.590,98

Đắk Lắk

13.070,41

1.918,44

Đắk Nông

6.509,27

670,56

Lâm Đồng

9.781,20

1.332,53

Đông Nam Bộ

23.551,42

18.810,77

Bình Phước

6.873,56

1.034,67

Tây Ninh

4.041,65

1.188,76

Bình Dương

2.694,64

2.763,12

Đồng Nai

5.863,62

3.255,81

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.982,56

1.178,70

TP.Hồ Chí Minh

2.095,39

9.389,72

Đồng bằng sông Cửu Long

40.922,58

17.432,10

Long An

4.494,78

1.734,26

Tiền Giang

2.556,36

1.785,24

Bến Tre

2.379,70

1.298,01

Trà Vinh

2.390,77

1.019,26

Vĩnh Long

1.525,73

1.028,82

Đồng Tháp

3.382,28

1.600,17

An Giang

3.536,82

1.905,52

Kiên Giang

6.352,92

1.751,76

Cần Thơ

1.440,40

1.252,35

Hậu Giang

1.622,23

729,47

Sóc Trăng

3.298,20

1.197,82

Bạc Liêu

2.667,88

921,81

Cà Mau

5.274,51

1.207,63

2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

Cụ thể tại Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi 2019) quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

- Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;

+ Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

- Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

- Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh

Căn cứ theo Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].