C giọt/phút là bao nhiêu giọt

Tình huống là bạn đã cho truyền dịch(hoặc thuốc) trong một khoảng thời gian, sau đó vì một lý do nào đó tạm ngưng (vd: đưa bệnh nhân đi thực hiện cận lâm sàng). Hoặc tình huống bạn cho truyền dịch đến thời điểm hiện tại. Bạn muốn biết đã truyền hết bao nhiêu dịch, lượng dịch còn lại là bao nhiêu, và thời gian dự kiến để truyền hết lượng dịch còn lại. Lưu ý: sử dụng bầu đếm giọt tiêu chuẩn(thường dùng trên lâm sàng) là 1ml = 20 giọt khi chọn tốc độ truyền dạng giọt/phút.

Truyền dịch là phương pháp hữu hiệu trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Tốc độ truyền dịch cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình truyền dịch. Cùng tìm hiểu về bảng tính dịch truyền và tham khảo cách tính thời gian truyền dịch tại bài viết này nhé.

Mục lục

Bảng công thức tính tốc độ truyền dịch

 (XL) 40G/p

120ml/h

(LX) 60G/p

180ml/h

(LXXX) 80G/p

240ml/h

(C) 100G/p

300ml/h

50 ml25171210100 ml50332520150 ml1h15503730200 ml1h401h075040250 ml2h051h231h0250300 ml2h301h401h151h350 ml2h551h471h271h10400 ml3h202h131h401h20450 ml3h452h301h521h30500 ml4h102h472h051h40550 ml4h353h032h171h50600 ml5h3h202h302h650 ml5h253h372h422h10700 ml5h503h542h552h20750 ml6h154h103h072h30800 ml6h405h273h202h40850 ml7h054h433h322h50900 ml7h305h3h453h950 ml7h555h173h573h101000 ml8h205h334h103h20

Nếu y lệnh từ bác sĩ: Bệnh nhân A truyền nước biển NaCl 0.9% 500ml tốc độ truyền dịch LX giọt/phút, thì chúng ta có Cách tính tốc độ dịch truyền có tại bảng dưới đây.

C giọt/phút là bao nhiêu giọt
Bảng công thức tính thời gian truyền dịch

Lưu ý: Có 2 loại dây dịch truyền:

  • Loại dây dịch truyền 1ml = 20 giọt
  • Loại dây dịch truyền 1ml = 15 giọt

Vậy nên cần phải chú ý tới bộ dây truyền đang sử dụng thuộc loại nào để có thể tính một cách chính xác.

Thời gian bán thải, sinh khả dụng các loại dịch truyền

Ngoài tính tốc độ dịch truyền thì ước tính thời gian bán thải của các loại dịch cũng quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng loại dịch truyền. Thời gian bán thải là khoảng thời gian để nồng độ thuốc hay chất trong cơ thể (hay nồng độ trong huyết tương) giảm xuống một nửa.

C giọt/phút là bao nhiêu giọt
Thời gian đạt hiệu quả đỉnh của dịch truyền tĩnh mạch

Tốc độ truyền dịch bao nhiêu là an toàn

Không có quy chuẩn nào xác định truyền dịch ở tốc độ g/p bao nhiêu là an toàn, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng chỉ định điều chỉnh tốc độ phù hợp.

Có những trường hợp bệnh nhân cần hồi phục, cần truyền tốc độ rất chậm như 20g/p, 30g/p. Nhưng lại có trường hợp bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp giảm nhanh cần phải thực hiện nhanh chóng và chính xác, có trường hợp truyền dịch với tốc độ cực kỳ nhanh thậm chí là “xả” giọt mới có thể nâng huyết áp của bệnh nhân lên được.

Thường thấy nhất là những bệnh nhân khi sốt truyền nước tại nhà hay có xu hướng cho chảy nhanh để hết sốt. Đó là quan niệm sai có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Ở tình trạng bệnh nhân bình thường, không có yếu tố tiền sử nghiêm trọng có thể tham khảo:

  • Các loại dịch truyền bù nước, bù điện giải: 40 – 80 giọt/phút.
  • Các loại nuôi dưỡng cung cấp dinh dưỡng: <60 giọt/phút

*Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tốc độ dịch truyền.

Thời gian truyền nước bao lâu thì xong

Tốc độ, thời gian truyền nước biển bao lâu sẽ là yếu tố do bác sĩ chỉ định, có những trường hợp bệnh nhân cần sử dụng dịch truyền để nuôi dưỡng, bù đắp lại các loại vitamin. Hoặc truyền dịch nhằm phục hồi cơ thể, vậy nên sẽ có thời gian tương đối dưới đây:

  • Loại dịch truyền bù điện giải: 2 giờ – 3 giờ
  • Loại dịch truyền cung cấp vitamin: 2 giờ 30 phút – 3 giờ 30 phút
  • Các loại dịch truyền đặc biệt: trên 2 giờ

Bảng tính thời gian chỉ là tương đối. Có những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng, thời gian truyền dịch có thể lên tới 6-8 giờ thậm chí là 10-12 giờ.

Những nguy hiểm khi truyền dịch quá nhanh

C giọt/phút là bao nhiêu giọt
Truyền dịch quá nhanh có nguy cơ gây sốc dịch

Có những trường hợp, người truyền không có kiến thức chuyên môn, “lái tốc độ trái phép” thường xảy ra những biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân:

  • Sốc phản vệ có thể xảy ra tức thì hoặc trong/ngay sau khi tiêm.
  • Dư thừa thể tích tuần hoàn dẫn đến tràn dịch màng bụng, tràn dịch phổi
  • Bệnh nhân khó thở, tím tái, mất dần ý thức, vã mồ hôi, tăng dần nhiệt độ,…
  • Bệnh nhân có hiện tượng “đuối nước trên cạn” do quá tải dịch gây nên.

Tuân thủ và am hiểu trong các tình huống sử dụng dịch truyền là cách bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Nên lựa chọn những đơn vị uy tín trong việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Hãy liên hệ trực tiếp với VMEDI ngay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe để mang đến phương pháp giải quyết tốt nhất dành cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn hình thức dịch vụ phù hợp.