Bông băng thuốc đỏ gọi là gì

Sử dụng thuốc sát trùng là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương. Lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh khỏi. Bài viết sau đây xin giới thiệu 5 loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay.

I. Tầm quan trọng của thuốc sát trùng vết thương

Các vết thương là vị trí thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh cho con người. Nhiễm trùng là tình trạng phổ biến khi vết thương không được sát trùng đúng cách. Do đó, sử dụng thuốc sát trùng để làm sạch vết thương là yêu cầu bắt buộc để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Thuốc sát trùng có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương của cơ thể như:

  • Thuốc sát trùng giúp loại bỏ bụi bẩn, dịch viêm, các tế bào chết,… tại vùng tổn thương.
  • Thuốc sát trùng có hoạt tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm,…Đồng thời, nó ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào vết thương và gây biến chứng như nhiễm trùng máu, hoại tử.
  • Bên cạnh đó, thuốc sát trùng giúp vết thương mau lành, tránh gây ra viêm loét và hạn chế sẹo.

II. 5 loại thuốc sát trùng tốt nhất hiện nay

1. Cồn y tế

Cồn được dùng để diệt sát trùng vết thương có nồng độ 70 -75 độ. Những loại cồn cao độ không có tác dụng diệt khuẩn. Cồn có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus. Theo các nghiên cứu, cơ chế tác dụng của cồn được lý giải do nó phá hủy màng tế bào, làm biến tính protein của vi sinh vật. Mặc dù cồn được sử dụng phổ biến nhưng nó có khá nhiều nhược điểm như:

  • Gây khô da khi sử dụng thường xuyên.
  • Gây đau xót trên vết thương hở.
  • Tổn thương nguyên bào sợ và tổ chức hạt, cản trở quá trình lành da tự nhiên của cơ thể.
  • Không loại bỏ màng biofilm – màng sinh học giúp vi khuẩn sống sót dưới tác dụng của nhiều thuốc sát trùng.
  • Hiệu lực tác dụng ngắn, vì vậy phải sử dụng liên tục mới đảm bảo hiệu quả.

Cần cẩn trọng khi sử dụng cồn cho vùng da tổn thương vì tiếp xúc lâu có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Trong y tế, cồn được dùng để sát khuẩn dụng cụ, sát trùng da trước khi tiêm, sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng cồn trên vết thương hở vì gây đau xót và làm chậm lành vết thương.

2. Nước oxy già

Nước oxy già có khả năng sát khuẩn nhờ chất oxy hóa mạnh là H2O2 [Hydroperoxide]. Nước oxy già làm tổn thương màng tế bào vi khuẩn, ADN và các thành phần thiết yếu khác của vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng giống như cồn, oxy già gây khô, xót da và tổn thương mô hạt. Do đó, bạn cần lưu ý khi sử dụng nước oxy già để sát trùng:

  • Sử dụng nước oxy già nồng độ loãng khoảng 1,5 % – 3% là đã có hiệu quả. Đối với vết thương nhỏ, chỉ dùng lượng vừa đủ để tránh gây kích ứng da và niêm mạc.
  • Không dùng oxy già cho vết thương đang lành vì nó gây tổn thương nguyên bào sợi, làm chậm lành vết thương.
  • Không sử dụng oxy già cho những vùng kín hoặc các khoang kín của cơ thể vì có thể gây biến chứng tắc mạch hoặc tắc mạch khí do oxy giải phóng nhưng không thoát ra ngoài được.
  • Nếu sử dụng sát trùng vết thương ở tai cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ bỏng da tai, hoạt tử tai.

3. Povidone iod

Povidone iod là phức hợp tan trong nước của iod và povidon. Dung dịch povidone iod giải phóng iod từ từ, do đó tác dụng kém hơn dung dịch chứa iod tự do. Tuy nhiên, sản phẩm giảm bớt kích ứng da và niêm mạc. Povidone iod có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm nhưng tác dụng yếu đối với virus và bào tử. Ứng dụng của povidone iod rất đa dạng: dùng cho vết thương hở, vết loét, vết bỏng, viêm nhiễm ngoài da và cả dụng cụ y tế. Mặc dù vậy, povidone iod vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Gây khô da, xót da khi sử dụng
  • Thời gian xuất hiện tác dụng lâu, hiệu lực tác dụng ngắn.
  • Gây ra nhiều tác dụng phụ khi iod đi vào trong cơ thể.
  • Dung dịch có màu, làm mất thẩm mỹ.

>>> Xem bài viết: Betadine – Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất 

4. Chlorhexidine

Các sản phẩm chứa chlorhexidine được sử dụng để sát trùng vết thương do tác dụng diệt khuẩn mạnh, độc tính thấp và bám dính tốt trên da và niêm mạc. Chlorhexidine hoạt động theo cơ chế phá hủy lớp màng tế bào vi khuẩn đồng thời gây kết tủa các thành phần của tế bào. Mặc dù khả năng diệt khuẩn mạnh nhưng chlorhexidine có thế gây kích ứng da và niêm mạc. Đồng thời, nó cũng tổn thương mô hạt, cản trở quá trình hồi phục da tự nhiên.

5. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Khác với dung dịch kháng khuẩn thông thường, Dizigone có cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một dung dịch kháng khuẩn lý tưởng:

  • Phổ tác dụng rộng: diệt cả vi khuẩn, virus, nấm.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây.
  • Không tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình lành da tự nhiên của cơ thể.
  • Dịu da, không gây đau xót, kích ứng tại vị trí tổn thương.

Cách sử dụng Dizigone đơn giản với 2 bước:

  • Rửa vết thương với nước sạch.
  • Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp dung dịch Dizigone vào vết thương, giữ tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại với nước.

Vết thương lành nhanh, không đau, không xót sau khi sát trùng bằng dung dịch Dizigone 

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua Shopee: 

III. Lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp cho từng loại vết thương

Các loại thuốc sát trùng có đặc điểm khác nhau, việc sử dụng phụ thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí tổn thương:

  • Vết thương, vết mổ sạch, được khâu kín: Tất cả các dung dịch sát trùng.
  • Vết áp xe hoặc viêm mủ phần mềm: Trường hợp không phải nhiễm trùng kỵ khí: Có thể dùng tất cả các dung dịch sát khuẩn. Ngược lại, nếu nghi ngờ nhiễm trùng kỵ khí có thể dùng Dizigone hoặc povidone iod, oxy già.
  • Vết thương hở, vết loét mạn tính hoặc vết bỏng: Dùng Dizigone hoặc povidone iod.
  • Rửa vết thương hàng ngày: Dùng Dizigone hoặc nước muối sinh lý.

➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

Các loại thuốc sát trùng được cân nhắc lựa chọn phụ thuộc vào đặc điểm của vết thương. Bên cạnh sử dụng thuốc sát trùng cho vết thương, bạn cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc về thuốc sát trùng vết thương, vui lòng gọi tới số HOTLINE 19009482 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp.

10 năm kinh nghiệm trong tư vấn, chăm sóc vết thương, vết loét và các tổn thương ngoài da. Nghiên cứu chuyên sâu về vết thương da mãn tĩnh và luôn mong muốn tìm ra giải pháp chữa lành thương tự nhiên – nhanh chóng – an toàn. Hi vọng chia sẻ những gì đã tìm hiểu được tới cộng đồng người bệnh và gia đình bệnh nhân.

Bôi o-xy già lên vết thương. Ảnh : steemit.com

Dung dịch sát trùng là sản phẩm y tế quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Đã có người dùng cồn, ô-xy già để rửa vùng kín, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ô-xy già

Đây là dung dịch trong suốt có tính chất ô-xy hóa mạnh.

Bạn không thể sử dụng ô-xy già 5% cho các vết thương trên da vì nồng độ cho phép sử dụng sát trùng vết thương trên da chỉ ở mức 3%, cao hơn nồng độ này có thể gây chảy da khi tiếp xúc.

Ô-xy già được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da, vết thương có mủ, vết trầy xước, vết đứt. Không dùng ô-xy già cho các vết thương đang lành để tránh gây tổn thương mô. Khi ô-xy già tiếp xúc với vết thương sẽ giải phóng ô-xy, làm sạch các mô chết và mủ, tạo ra hiện tượng sủi bọt. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng.

Bệnh nhân viêm tai giữa, tai có mủ, ù, ngứa tai không được dùng ô-xy già nhỏ vào tai khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng ô-xy già tùy tiện có thể gây bỏng da ống tai dẫn đến hoại tử da, chít hẹp ống tai.

Khi kết hợp với một số chất khử khác, ô-xy già có thể dùng để súc miệng khử mùi, điều trị viêm miệng, làm sạch ống chân răng. Nếu súc miệng, bạn cần súc thật nhanh. Để tẩy ống chân răng, bạn dùng bông thấm dung dịch rồi lau từng vị trí.

Uống nhầm ô-xy già có thể gây biến chứng như hoại tử ruột, viêm trực tràng, vỡ đại tràng… Do đó, bạn cần chú ý không để chai ô-xy già trong tầm tay trẻ nhỏ.

Cồn

Cồn sử dụng sát trùng da, vết thương thường là cồn 70O. Trên 70O, cồn sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn.

Cồn thường được sử dụng trong các trường hợp: Sát trùng dụng cụ, sát trùng da trước khi tiêm, sát trùng vết thương.

Lưu ý: Không được uống, tránh để cồn bắn vào mắt.

Cồn i-ốt

Cồn i-ốt là hỗn hợp của cồn và i-ốt. Lúc này, lượng cồn thường rất thấp, chỉ đủ để hòa tan i-ốt. Chính i-ốt mới có khả năng ô-xy hóa vi khuẩn, diệt nấm ngoài da, biến cồn i-ốt thành thuốc sát trùng.

Đây là chất sát trùng mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da. Do đó bạn cần lưu ý: Không dùng dung dịch cồn i-ốt nồng độ trên 5% để sát trùng. Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

Thuốc đỏ

Ngoài sát khuẩn, thuốc đỏ còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Dù vậy, bạn không nên lạm dụng dung dịch này vì nó có chứa thủy ngân.

Một số lưu ý cho bạn: Sau khi sát trùng vết thương bằng ô-xy già hoặc cồn, bạn dùng thuốc đỏ bôi vào vết thương. Với các vết thương trên diện rộng, vết thương sâu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc tím

Khi sử dụng, bạn hòa tan thuốc tím vào nước. Dùng bông y tế thấm dung dịch lau vết thương trên da, bên ngoài để diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương.

Thuốc tím còn được dùng để rửa rau sống. Tuy nhiên, một số vi khuẩn "cứng đầu" như trứng giun đũa, giun tóc… thường không bị diệt sau khi ngâm. Do đó, bạn cần rửa sạch rau rồi mới ngâm thuốc tím trong khoảng 30 phút.

Nguồn: Bệnh Viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ

Video liên quan

Chủ Đề