Bố phanh như thế nào mới thay

Bố phanh dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bố phanh là gì, cách hoạt động và tại sao cần thay bố phanh cho xe của bạn.Đảm bảo bố phanh luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất và thay bố phanh đúng lúc không chỉ giúp bạn tiết kiệm hơn về lâu dài mà còn giúp bảo vệ xe và cả tính mạng của bạn trong tình huống xảy ra tai nạn. Nhưng làm thế nào để biết được thời điểm cần thay bố phanh? Bố phanh dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bố phanh là gì, cách hoạt động và tại sao cần thay bố phanh cho xe của bạn.

Bố phanh là gì?

Bố phanh là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh, nằm giữa má phanh (bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh) và trống phanh. Nếu bố phanh không hoạt động đúng cách, các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh sẽ bị hao mòn dần. Bảo dưỡng bố phanh đúng cách giúp tránh những chi phí sửa chữa đắt tiền về sau cũng như hạn chế tình trạng lái mất. Đó là lý do vì sao bạn cần phải biết khi nào cần thay thế những bố thanh cũ.

Bố phanh như thế nào mới thay

Điều gì xảy ra khi bố phanh bị mòn?

Mỗi khi bạn phanh, bố phanh sẽ bị hao mòn một chút. Tuỳ theo từng loại bố phanh, bằng gốm, vật liệu hữu cơ, hay kim loại, lực ma sát này sẽ khiến lớp phủ trên bố phanh bị hao mòn. Theo thời gian, bố phanh càng mỏng dần và cần phải được thay bằng bố phanh mới. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nào thì cần thay bố phanh:

1. Tiếng phanh gắt và kêu ken két

Nhìn chung, dấu hiệu đầu tiên mà người lái xe nào cũng sẽ nhận thấy là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh. Sở dĩ có âm thanh này là do trên bố phánh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Khi nghe âm thanh bất thường này mỗi lần phanh, đó chính là lúc bạn cần gặp các kỹ thuật viên để kiểm tra phanh.

Nếu phanh bị ẩm ướt, ví dụ sau khi đi dưới trời mưa, bố phanh thường bị bám bẩn và khi phanh, bạn sẽ nghe âm thanh tương tự. Nếu âm thanh này sau đó biến mất sau một vài lần phanh, đó là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.

Tin liên quan: Phanh ô tô và những lỗi cơ bản khiến xe nhanh hỏng

Bố phanh như thế nào mới thay

2. Bố phanh mỏng hơn 3mm

Bạn có thể quan sát bố phanh bằng mắt thường để biết thời điểm cần thay. Nhìn xuyên qua các nan hoa trên lốp, bạn sẽ thấy bố phanh được bố trí ép sát vào đĩa phanh. Nếu bố phanh mỏng hơn 3 milimet, bạn nên cân nhắc kiểm tra bố phanh, nhất là nếu đã lâu bạn không đưa xe đi kiểm tra.

3. Âm thanh kim loại nghiến vào nhau

Nếu bạn nghe âm thanh như tiếng kim loại nghiến vào nhau hoặc tiếng gầm gừ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy không chỉ bố phanh bị mòn mà đĩa phanh và bộ kẹp phanh đang ma sát vào nhau. Ma sát giữa hai bộ phận kim loại gây ra nhiều hư hại cho hệ thống phanh, do đó, bạn cần sớm đưa xe đến các trung tâm dịch vụ ngay khi nhận thấy các âm thanh ở trên.

4. Đèn cảnh báo

Một số xe có một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ để báo hiệu thời điểm cần thay bố phanh. Tham khảo sổ hướng dẫn sử dụng xe để biết xe của bạn có được trang bị hệ thống cảnh báo này hay không. Lưu ý là một khi đèn cảnh báo bật sáng, bạn cần thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới.

5. Bố phanh sử dụng được trong bao lâu?

Nhìn chung, bố phanh sẽ hoạt động tốt trong quãng đường di chuyển dao động từ 48.000 đến 56.000 km. Tuy nhiên, thực tế tình trạng của bố phanh sẽ thay đổi tuỳ theo loại xe và cách lái của bạn. Ví dụ, nếu thường xuyên lái xe trong thành phố hay những nơi mật độ giao thông dày đặc, bạn phải sử dụng phanh nhiều hơn so với khi lái ở đường nông thôn hay đường cao tốc. Một số chủ xe có thói quen “tăng ga nhanh và phanh gấp", nên họ cần phanh và nhả phanh thường xuyên hơn các chủ xe khác, khiến bố phanh bị mòn nhanh hơn.

Bố thắng hay còn được biết đến là phanh xe máy. Đây là một bộ phận khá quan trọng của mỗi chiếc xe vì nó sẽ quyết định đến sự an toàn mỗi khi điều khiển. Vậy khi nào nên thay bố thắng xe máy? Chuyện xe sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. 

Nội dung tóm tắt bài viết

  • 1 Cấu tạo của phanh xe như thế nào?
  • 2 Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe là gì?
  • 3 Khi nào nên thay bố thắng xe máy?
  • 4 Những kinh nghiệm nhằm kéo dài tuổi thọ của hệ thống thắng

Cấu tạo của phanh xe như thế nào?

Bố thắng xe máy gồm 2 bộ phận chính là bộ phanh và bộ điều khiển. Mỗi xe đều có phanh sau và phanh trước. Thắng trước trên xe số sẽ được lắp bên phải và được điều khiển bằng tay. Thắng sau sẽ được lắp đặt ở chỗ để chân bên phải và được điều khiển bằng chân. Trong khi đó, ở xe tay ga thì được lắp ở hai bên tay điều khiển. 

Cấu tạo của phanh xe gồm: 

  • Phanh tay gồm dây phanh, vỏ ruột và ốc siết dây phanh
  • Phanh chân gồm lò xo hoàn lực, tán hiệu chỉnh, bàn đạp phanh và cây sắt điều khiển. 

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe là gì?

Bố phanh như thế nào mới thay
Má phanh

Bình thường, khi phanh không được sử dụng, hai má thắng sẽ ép sát vào cam thắng. Do có 2 lò xo hoàn lực nên lòng đùm lúc này sẽ quay tự do. Mỗi khi bóp phanh, vòng xoay sẽ xoay phanh má phanh. Lúc này, thông qua phanh xe, các mấu lồi của cam thắng sẽ đẩy hàm thắng ép sát vào lòng đùm tạo ra sự ma sát khiến bánh xe không quay được. Khi đã hết lực tác động, nhờ lò xo hoàn lực mà cam thắng sẽ trở về vị trí cũ, bánh xe sẽ quay bình thường. 

Khi nào nên thay bố thắng xe máy?

Bố phanh như thế nào mới thay
Khi nào nên thay bố thắng xe máy?

Độ bền của bố thắng xe máy phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: 

  • Tốc độ điều khiển của người lái
  • Trọng lượng người ngồi
  • Chất liệu má phanh
  • Xe sử dụng là xe mới hay xe cũ
  • Nhiệt độ mặt đường xe lưu thông. Được biết, nhiệt độ trung bình mặt đường vào mùa hè vào khoảng 100-150 độ C. 
  • Địa hình di chuyển
  • Phanh nhiều hay ít

Thông thường, khi di chuyển trong đường nội thành thì người điều khiển xe máy sẽ luôn phải sử dụng phanh. Vì vậy, má phanh của xe sẽ rất nhanh bị mòn. Ngược lại, nếu di chuyển ở những khu vực rộng, thoáng thì má phanh sẽ sử dụng được lâu hơn do người lái ít phải sử dụng phanh hơn. Tuy nhiên, nếu người lái hay phóng nhanh phanh gấp thì má phanh vẫn bị mòn như thường. Chính vì thế, tuỳ vào cách lái xe của mỗi người mà độ mòn của bố thắng sẽ khác nhau. Trung bình, khi được quãng đường 15.000km thì các bạn nên thay má phanh để đảm bảo an toàn. 

Những kinh nghiệm nhằm kéo dài tuổi thọ của hệ thống thắng

Bố phanh như thế nào mới thay
Má phanh cũ và mới
  • Sử dụng đồng thời cả thắng sau và thắng trước với lực thắng tăng dần đều. 
  • Đối với các dòng xe có thắng trước là thắng đĩa, người điều khiển nên tập thói quen đạp (bóp thắng) thắng sau trước rồi mới dùng thắng trước để đảm bảo sự an toàn. Bởi lẽ, thắng đĩa sẽ làm đứng xe nên nếu đang đi nhanh mà dùng thắng đĩa trước thì rất dễ bị ngã. Chính vì vậy, nếu dùng xe có thắng đĩa trước thì bạn nên dùng thắng sau trước để giảm tốc độ xe rồi mới dùng thắng trước.
  • Khi xuống dốc thì nên kết hợp với thắng bằng động cơ, cụ thể là trả về số thấp. Điều này sẽ làm giảm sự hao mòn của bố thắng. 
  • Thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu xe trang bị phanh đĩa
  • Thường xuyên bảo trì và vệ sinh hệ thống thắng để đất cát không bám vào gây ảnh hưởng đến khả năng phanh của xe. Trong trường hợp thay bố thắng mới, các bạn nên thay phụ tùng chính hãng để đảm bảo độ an toàn, chất lượng cũng như các bộ phận khác trong hệ thống phanh xe.