Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là gì

Lãnh thổ quốc gia là một bộ phận quan trọng cấu thành trái đất, mang ý nghĩa quan trọng đối với chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia trên thế giới đều được công nhận về chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Chủ quyền quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với mỗi một quốc gia trên Thế giới. Vậy cụ thể chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Lãnh thổ quốc gia là gì?

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có chủ quyền quốc gia. Đây là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định.

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.

Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định gồm có đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn bao gồm vùng đất vùng biển và vùng trời. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với lãnh thổ quốc gia của mình. Cụ thể:

– Vùng đất:  Việt Nam với vùng đất có dện tích: 331.212 km² [theo số liệu thống kê 2006];  đường biên giới trên đất liền dài 4600 km  và 3200 km đường bờ biển và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa [TP. Đà Nẵng], Trường Sa [tỉnh Khánh Hoà

– Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km².  Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước. Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

 + Lãnh hải: vùng tiếp liền nội thủy, rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, tiếp liền lãnh hải. Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

 + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên. – Vùng trời:

– Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình.  Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.

Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nêu trong Điều ước quốc gia đã ký kết không có quy định khác

Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác và các tổ chức khác có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó, không có quyền can thiệt hay xâm phạm đến quyền tự do của quốc gia khác.

Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. Mỗi quốc gia được xác lập lãnh thổ trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế rất rõ ràng và riêng biệt.

Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình mà không có nghĩa vụ chia sẻ cho nước nào khác.

Quốc gia thực hiện quyền tài phán [quyền xét xử] đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tồ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia [trừ những trường hợp quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên có quy định khác]

Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, có quyền điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của công ty đa quốc gia, sở hữu cả người nước ngoài cũng như hoạt động của các tổ chức tương tự, kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường.

Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế; có quyền định sử dụng thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục bài viết

  • 1. Các quan điểm về chủ quyền quốc gia
  • 2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
  • 3. Bộ phận của lãnh thổ quốc gia
  • 4. Quyền tài phán của quốc gia ven biển
  • 5. Quyền tài phán của quốc gia ven biển theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Các quan điểm về chủ quyền quốc gia

a. Theo MALCOLM N. SHAW

“Luật pháp quốc tế được xây dựng dựa trên khái niệm quốc gia. Quốc gia lại được đặt trên nền tảng của chủ quyền, được thể hiện như quyền lực tối cao của các thiết chế nhà nước bên trong quốc gia đó và bên ngoài quốc gia đó thể hiện là quyền lực tối cao của quốc gia với tư cách một chủ thể pháp lý.”

b. Theo JAMES CRAWFORD

“Thuật ngữ ‘Chủ quyền’ có rất nhiều cách sử dụng. Theo nghĩa nguyên gốc thuật ngữ này chỉ đến quyền lực tối cao bên trong một quốc gia – thuộc về vấn đề của luật hiến pháp hơn là pháp luật quốc tế, và là vấn đề mà ở nhiều quốc gia không được xem là một vấn đề thực sự. Theo nguyên tắc phân chia quyền lực, không có bất kỳ thiết chế nào bên trong một quốc gia có quyền lực toàn bộ; quyền lực sẽ được phân chia, nhưng quốc gia vẫn được xem là có ‘chủ quyền’. Luật pháp quốc tế để vấn đề phân chi quyền lực trong nội bộ quốc gia cho từng quốc gia quyết định. Luật pháp quốc tế xem mỗi quốc gia như một thực thể có chủ quyền, theo nghĩa rằng quốc gia mặc nhiên có toàn bộ thẩm quyền để hoạt động không chỉ bên trong quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế, để ký kết [hoặc không ký kết] các điều ước quốc tế và các cam kết khác, để quan hệ [hoặc không quan hệ] với quốc gia khác bằng nhiều cách thức, để đồng ý [hoặc không đồng ý] giải quyết các tranh chấp quốc tế.”

c. PETER MALANCZUK

“Khi một luật sư quốc tế nói rằng quốc gia có chủ quyền thì họ chỉ có ý cho rằng quốc gia đó độc lập, và rằng quốc gia đó không phụ thuộc vào các quốc gia khác. Họ không có ý cho rằng quốc gia đó có thể theo bất kỳ cách thức nào đứng trên pháp luật. Sẽ tốt hơn nếu từ ‘chủ quyền’ được thay thế bằng từ ‘độc lập’. Trong chừng mực mà từ ‘chủ quyền’ có nghĩa vượt quá nghĩa ‘độc lập’ thì từ này không phải là một thuật ngữ pháp lý với một ý nghĩa cố định, mà thực chất là một thuật ngữ hoàn toàn mang tính cảm tính. Mọi người biết rằng các quốc gia rất hùng mạnh, nhưng việc quá tập trung vào chủ quyền đã khuyếch đại quyền lực của họ và khuyến khích họ lạm dụng nó…”

d. ANTONIO CASSESE

“Chủ quyền quốc gia không phải là không bị giới hạn. Rất nhiều quy định của luật pháp quốc tế đặt ra giới hạn đối với chủ quyền. Bên cạnh các quy định điều ước, khác nhau giữa các Quốc gia, các giới hạn còn được đặt ra với chủ quyền quốc gia từ các quy định tập quán. Chúng là hệ quả pháp lý tự nhiên của nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của các Quốc gia khác… Một Quốc gia có thể không được thực thi quyền lực chủa quyền của mình, hay can thiệp vào, các hoạt động được thực hiện hợp pháp bở Quốc gia khác trên lãnh thổ của chính mình. Sự bất lực pháp lý này bắt nguồn từ nguyên tắc chung áp đặt nghĩa vụ tôn trọng sự độc lập và danh dự của các Quốc gia khác [par in parem non habet imperium, nghĩa là, những người bình đẳng không có thẩm quyền với những người bình đẳng khác].”

e. Theo ROBERT BECKMAN và DAGMAR BUTTE

“Chủ quyền là quyền độc quyền thực thi quyền lực chính trị tối cao đối với một lãnh thổ xác định [vùng đất, không phận và một số khu vực biển nhất định như lãnh hải] và con người bên trong lãnh thổ đó. Không một Quốc gia khác nào có thể có quyền lực chính trị chính thức bên trong Quốc gia đó. Do đó, chủ quyền có liên quan chặt chẽ đến khái niệm độc lập chính trị.”

2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.

Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó có thể được dùng thay thế cho nhau.

Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia [nội thuỷ và lãnh hải], vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.

Vùng đất quốc gia [kể cả các đảo và quần đảo] là phần mặt đất và lòng đất của đất liền [lục địa], của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau [tách rời nhau], nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

3. Bộ phận của lãnh thổ quốc gia

Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố1. Vùng nước thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.

Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.

Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.

Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.

=> Kết luận: Vậy chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.

4. Quyền tài phán của quốc gia ven biển

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện mọi hoạt động trên biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia mình như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số hoạt động cụ thể, các đạo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó, điều đó được quy định cụ thể tại Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 [Công ước năm 1982].

Theo quy định tại Công ước năm 1982, quyền tài phán của quốc gia trên biển bao gồm:

Thứ nhất, quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy

Thứ hai, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải

Thứ ba, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải

Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Thứ tư, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 56, Công ước năm 1982 quốc gia ven biển có các quyền tài phán: [1] Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; [2] Nghiên cứu khoa học về biển; [3] Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Công ước năm 1982 còn quy định, trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước Luật biển năm 1982 trù định, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản: [i] Quyền tự do hàng hải; [ii] Quyền tự do hàng không; [3] Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Trong khi thực hiện các quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác và ngược lại.

Thư năm, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong thềm lục địa

Điều 77 Công ước năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thêm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động trên, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

Các tài nguyên thiên nhiên ở phần này gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật ở thời kỳ nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được hoặc nằm bất động ở đáy hoặc lòng đất dưới đáy, hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển.

5. Quyền tài phán của quốc gia ven biển theo quy định của pháp luật Việt Nam

Kế thừa quy định tại Điều 27 và 28 Công ước năm 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã có những quy định cụ thể về quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đối với vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam, đó là:

Thứ nhất, quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài

Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.

=> Kết luận: Luật Biển Việt Nam đã dựa trên cơ sở của Luật Biển quốc tế để đưa ra những cách xác định các vùng biển hợp lý nhất, đảm bảo lợi thế và quyền của Việt Nam là tối đa nhất trong khuôn khổ được cộng đồng quốc tế công nhận, từ đó ta thấy, Luật biển năm 1982 chính là Công ước chung cho tất cả các chủ thể của Luật Quốc tế và là căn cứ, chế định pháp lý cơ bản để các nhà làm luật đưa ra những quy định cụ thể cho tình hình Việt Nam. Sự tương thích về nội thủy và lãnh hải ở đây là rất lớn, bởi các quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012 đều căn cứ trên các quy định của Công ước quy định về nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên, hiện nay tình hình Biển Đông có nhiều vấn đề phức tạp, các nước có biểu hiện không thực thi Công ước năm1982, tàu thuyền các nước đi vào các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán…đã có những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản trái phép, xâm phạm kinh tế biển Việt Nam. Do vậy, thời gian tới cần phải ban hành Luật Kinh tế biển Việt Nam để xây dựng một khung pháp lý cho các hoạt động trên biển, yêu cầu các quốc gia cần tuân thủ thực thi các chế độ pháp luật của Việt Nam theo đúng quy chế mà các quốc gia đã ký kết.

Luật Minh KHuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề