Tại sao trong đoạn thơ tác giả dùng hình ảnh ngọn lửa

20 điểm

quynhle

Ở hai
câu. thơ cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mả không nhắc lại từ “bếp lửa”, hình ảnh “ngọn lửa" ở đây có ý nghĩa gì? Theo em, vì sao trong cảm nhận của người cháu, bếp lửa của bà lại “kì lạ và thiêng liêng”? Dưới đây là một đoạn trọng bài thơ: Rồi sớm rồi chiểu lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ... [Bếp lửa - Bằng Việt]

Tổng hợp câu trả lời [1]

Ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa và bếp lửa thiêng liêng kì lạ: * Ý nghĩa cùa hình ảnh ngọn lửa - Nếu bếp lửa là hình ảnh cụ thể thì ngọn lửa đã được nâng lên thành một hình ảnh mang tính biểu tượng, có ỷ nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa: Ngọn lửa của niềm tin hi vọng, của sức sống bền bỉ, của tình yêu thương, đức hi sinh của bà... - Ngọn lửa làm lung linh hình ảnh của bà -> Bà là người nhóm lửa - giữ lửa - truyền lửa. ngọn lửa thiêng của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp * Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng - Kì lạ: Bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của lòng yêu thương, đức hi sinh, niềm tin... bà dành cho con cháu. - Thiêng liêng: + Bếp lửa luôn gắn liền với bà - người bà tần tảo sớm hôm, người nhóm lửa, giữ lửa còn là người truvền lửa [niềm vui, sự sống, niềm tin ...] cho thế hệ mai sau. + Bếp lửa gắn với những kỉ niệm của thuở áu thơ + Bếp lửa bồi đắp, thắp sáng tâm hồn cháu: ý chí, nghị lực, niềm tin, tình yêu thương... Bếp lửa ấm áp nghĩa tình, bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Trong văn bản “Làng” của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bản ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” [SGK Ngữ văn 9, tập một]
  • Tìm một lời dẫn trực tiếp trong câu chuyện trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp
  • Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa […] Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời… [Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985]
  • Mục đích chính của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được đưa ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì?
  • Em hiểu như thế nào về nghĩa cùa từ “dềnh dáng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ "Sông được lúc dềnh dàng”? Cảm nhận được sự biến chuyên diệu kì của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa, ở một khổ của bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh viết: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” [Trích Ngữ văn 9, tập hai]
  • chuyện người con gái nam xương có mấy nhân vật
  • Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ba chấm ở cuối khổ thơ. “Bếp lửa” là lời tâm tÌnh được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ. Dưới đây là một đoạn trọng bài thơ: Rồi sớm rồi chiểu lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ... [Bếp lửa - Bằng Việt]
  • Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. […] Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó. [Theo Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, 2015] 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? 2. Chỉ ra câu chứa luận điểm của đoạn văn trên. Xét về mục đích nói, câu văn em vừa tìm được thuộc kiểu câu gì? 3. Em hiểu thế nào là “lí trí tự nhiên”? Nói chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên” nghĩa là thế nào? 4. Bằng một đoạn văn khoảng 7 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch, hãy phân tích tác dụng của nghệ thuật tương phản và liệt kê trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một trợ từ.
  • Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học [ghi rõ tên tác giả] sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí.
  • Biện pháp tu từ trong câu Súng bên súng?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Tại sao đầu bài thơ“Bếp lửa”tác giả sử dụng hình ảnh “bếp lửa” mà đến cuối bài thơ lại chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa”?

tại sao đoạn thơ ,tác giả dùng hình ảnh ngọn lửa mà không phải bếp lửa?hình ảnh ngọn lửa ở dây có ý nghĩa gì? rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen một ngọn lửa,lòng bà luôn ủ sẵn một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Bọ Cạp

Bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho con cháu và mọi người. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng:

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Nhưng tác giả còn nhận ra một điều sâu xa nữa: Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin. Bởi vậy, từ bếp lửa bài thơ đã gợi đến ngọn lửa, với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn.

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Hình ảnh “bếp lửa” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ gợi cảm xúc độc đáo. Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường. Song đối với người đi xa quê hương lại là một dấu ấn khó phai mờ. Bởi vì chính bên bếp lửa hồng ấy, hình ảnh người bà "còm cõi”, “chờn vờn”, “sương sớm" in đậm trong tâm trí tác giả từ tuổi nhỏ. Nhờ “bếp lửa” mà thời thơ ấu của nhà thơ êm đềm ấm áp như những câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Nhưng hình ảnh “bếp lửa” ở đây còn có ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, của tâm hồn dân tộc đã nhóm dậy trong lòng nhà thơ những cảm xúc và suy nghĩ chân tình đẹp đẽ và thấm đượm như trong bài thơ.

Trả lời hay

3 Trả lời 21:01 27/09

  • Ỉn

    Hình ảnh ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả lớp nghĩa thực ra.

    - Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà, nuôi dưỡng, chăm sóc người cháu

    - Ngọn lửa là sự kết tinh tình yêu thương, niềm tin của bà truyền cho cháu

    → Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt

    Trả lời hay

    2 Trả lời 21:01 27/09

    • Thùy Chi

      Ngọn lửa mang tính khái quát hơn. Ngọn lựa ở đây không phải dùng để nấu nướng mà nó là ngọn lửa của tấm lòng. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở chiến khu. Một ngọn lửa thắp lên niefm tin hi vọng về một chiến thắng, một ngày người cháu sẽ trở về

      Trả lời hay

      1 Trả lời 21:01 27/09

      • Video liên quan

        Chủ Đề