Bạch huyết cầu là gì

Bạch cầu là những tế bào máu có chức năng chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi phát hiện tác nhân lạ, tế bào bạch cầu sẽ tiến hành thực bào, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

Tìm hiểu chung

Bạch cầu tăng là bệnh gì?

Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số lượng tế bào bạch cầu trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Điều này thường xảy ra khi cơ thể hoặc các tế bào bạch cầu gặp một tổn thương nào đó khiến chúng hoạt động sai cách. Chứng bạch cầu tăng được chia làm 5 dạng, tương ứng với 5 loại bạch cầu phổ biến:

Tăng bạch cầu trung tính: Bạch cầu trung tính chiếm đến 40-60% số lượng bạch cầu trong cơ thể chúng ta và tăng bạch cầu trung tính là dạng phổ biến nhất. Tình trạng này có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc có tình trạng viêm nhiễm ở một bộ phận nào đó.

Tăng bạch cầu lympho: Bạch cầu lympho chiếm khoảng 20-40% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Đây là loại tế bào bạch cầu có nhiệm vụ sản xuất ra các kháng thể lưu hành trong máu để giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường, số lượng bạch cầu lympho tăng lên khi bạn mắc bệnh bạch cầu, u hạch lympho hoặc các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra.

Tăng bạch cầu đơn nhân [bạch cầu mono]: Bạch cầu đơn nhân chỉ chiếm khoảng 2-8% tổng số bạch cầu trong cơ thể người. Tình trạng bạch cầu mono tăng cao có thể liên quan đến bệnh ung thư hoặc một số bệnh nhiễm trùng.

Tăng bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan chiếm khoảng 1-4% tổng số bạch cầu trong cơ thể. Số lượng bạch cầu này tăng lên thường là do viêm nhiễm, dị ứng hoặc có bệnh liên quan đến ký sinh trùng.

Tăng bạch cầu ái kiềm: Bạch cầu ái kiềm là một loại tế bào bạch cầu trong tủy xương. Chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số bạch cầu của cơ thể. Khi lượng bạch cầu này tăng lên, cơ thể sẽ gặp phải những triệu chứng như thường xuyên đau bụng, chuột rút không rõ nguyên nhân hoặc người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu sức sống. Các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái kiềm có thể là tình trạng dị ứng [tương tự bạch cầu ái toan], nhiễm siêu vi hoặc có bệnh lý ác tính.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp khi bạch cầu trong máu cao là gì?

Các triệu chứng của tình trạng này có thể khác nhau tùy vào loại bạch cầu nào tăng và nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Sốt và đau nhức
  • Dễ bị chảy máu, bầm tím và đổ mồ hôi đêm
  • Nổi mề đay, ngứa và dị ứng ngoài da
  • Khó thở hoặc thở khò khè

Trong một số trường hợp, số lượng bạch cầu trong máu quá cao có thể gây đặc quánh máu và ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Hạn chế tầm nhìn, nhìn mờ
  • Khó thở và có các vấn đề về hô hấp
  • Chảy máu niêm mạc
  • Đột quỵ

Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng nguy hiểm này, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bạch cầu trong máu tăng cao là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạch cầu trong máu tăng cao. Tương ứng với mỗi loại bạch cầu sẽ có những nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân số lượng bạch cầu trung tính tăng

  • Bạch cầu, hay bạch huyết cầu [nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch], là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4×109 tới 11×109.
  • Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.
  • Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất [40% đến 70%]

Công dụng của Bạch cầu

Trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể, mỗi loại bạch cầu có một cấu trúc gắn liền với tính năng và nhiệm vụ khác nhau:

  • Bạch cầu hạt trung tính: Tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ do bạch cầu trung tính có khả năng vận động và thực bào rất mạnh.
  • Bạch cầu hạt ưa acid: Chức năng chủ yếu là khử độc các protein và các chất lạ do trong các lysosome chứa các enzyme như oxidase, peroxidase và phosphatase.
  • Bạch cầu hạt ưa base: là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
  • Bạch cầu lympho: Có hai loại là bạch cầu lympho T và bạch cầu lympho B.
  • Bạch cầu lympho T : bạch cầu Lympho T sau khi được hoạt hóa sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng một chất gọi là lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.
  • Bạch cầu lympho B có vai trò sản xuất ra kháng thể.
  • Bạch cầu mono: có kích thước lớn, tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Các đại thực bào này sẽ ăn các phân tử các phân tử có kích thước lớn, các mô hoại tử, do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu mono còn đóng vai trò quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng thể.

Ý nghĩa của chỉ số WBC là gì?

Chỉ số WBC [White Blood Cell] là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị này bình thường trong khoảng 4.000- 10.000 tế bào/mm3. Nếu số lượng bạch cầu cao hơn khoảng trên gọi là tình trạng tăng bạch cầu, thấp hơn khoảng trên là tình trạng giảm bạch cầu. Đây là một chỉ số quan trọng, dựa vào chỉ số này tăng hoặc giảm thầy thuốc có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Số lượng bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng, các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan. Trong một số trường hợp có thể bạn đã bị mắc các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính hay mạn tính. Bệnh bạch cầu tăng cao là do hiện tượng số lượng bạch cầu tăng cao quá mức so với bình thường. Khi này người bệnh sẽ có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu, căng thẳng. Người có chỉ số bạch cầu cao thường bị sốt vặt, đi kèm với sự nhiễm trùng trên cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn có hiện tượng thở yếu, yếu cơ, khó lành vết thương, xuất hiện bầm tím mặc dù không va đập và chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Đối với bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung bình rất thấp. Ngoài ra bệnh bạch cầu trung tính cũng là một dạng bệnh phổ biến, tế bào trắng được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu, các khu vực bị nhiễm trùng. Loại này tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Người có số lượng bạch cầu dưới 1500 thì được gọi là giảm bạch cầu. Các trường hợp người bệnh lao, bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, hay nhiễm một số loại virus như Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV thường có lượng bạch cầu giảm.

Một số bệnh và tình trạng có thể ảnh hưởng đến mức độ bạch cầu:

  • Hệ thống miễn dịch yếu. Điều này thường được gây ra bởi các bệnh như HIV / AIDS hoặc điều trị ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị có thể phá hủy các tế bào bạch cầu và khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Sự nhiễm trùng. Số lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường thường có nghĩa là bạn có một số loại nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu đang nhân lên để tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus.
  • Hội chứng myelodysplastic. Tình trạng này gây ra sự sản xuất bất thường của các tế bào máu. Điều này bao gồm các tế bào bạch cầu trong tủy xương.
  • Ung thư máu. Ung thư bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư hạch có thể gây ra sự tăng trưởng không kiểm soát của một loại tế bào máu bất thường trong tủy xương. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng.
  • Rối loạn tủy. Rối loạn này đề cập đến các điều kiện khác nhau kích hoạt sự sản xuất quá mức của các tế bào máu chưa trưởng thành. Điều này có thể dẫn đến sự cân bằng không lành mạnh của tất cả các loại tế bào máu trong tủy xương và quá nhiều hoặc quá ít tế bào bạch cầu trong máu.
  • Thuốc. Một số loại thuốc có thể tăng hoặc giảm số lượng tế bào bạch cầu của cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề