Nguyễn lê anh là ai

Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ [Nghiên cứu sinh]
Thông tin chi tiết: Xem CV

 

Tiến sĩ Toán - Lý Nguyễn Lê Anh, nguyên giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhận định tình hình dịch trên cả nước đang được kiểm soát khống chế hiệu quả đúng theo mô hình dự đoán ông đưa ra vào đầu tháng 5.

Theo ông, dịch đã đi qua đỉnh vào cuối tháng 5 [cụ thể trong các ngày 30, 31/5, 1/6] và đang có chiều hướng giảm mạnh. Đồ thị dự báo số ca nhiễm đầu tháng 7 còn khoảng 20 ca, sau đó giảm dần đến cuối tháng 7 không còn ca nhiễm.

Đến ngày 29/8, phần lớn ca nhiễm nCoV trung bình và nhẹ đang điều trị tại các cơ sở y tế khỏi bệnh, Việt Nam sẽ không còn bệnh nhân Covid-19. Nếu kể đến việc điều trị các bệnh nhân nặng kéo dài, chuyên gia dự báo đến tháng 12 dịch mới có thể chấm dứt hoàn toàn. Như vậy, Covid-19 có thể sẽ suy giảm và kết thúc vào cuối tháng 7.

Biểu đồ dự báo Covid-19 theo phân tích của tiến sĩ toán - lý Nguyễn Lê Anh.

Tại TP HCM, tiến sĩ Lê Anh nhận định dịch đang đi ngang, số ca nhiễm mỗi ngày dao động ở 30 ca, các ổ dịch ở đây vẫn còn diễn biến phức tạp.

"So về số ca nhiễm TP HCM không nhiều bằng Bắc Giang, Bắc Ninh, nhưng đây lại là điểm nóng về dịch và đáng lo ngại. TP HCM cần tăng cường biện pháp chủ động chống dịch, nếu lơ là dịch có thể bùng phát mạnh tại một khu vực trong thành phố", tiến sĩ Lê Anh nói.

Ông cũng cho biết nếu các tỉnh thành khác trong cả nước số ca nhiễm tăng từ thấp lên cao, thì tại TP HCM số ca nhiễm khi phát hiện ở mức cao sau đó giảm dần, chứng tỏ dịch đã lây lan âm thầm trong cộng đồng trước đó khoảng 2 tuần.

Đồ thị dự báo của tiến sĩ Lê Anh được vẽ dựa trên sự cân bằng giữa nỗ lực chống dịch và áp lực lây nhiễm của virus. Số ca nhiễm trong ngày thể hiện sự tương quan giữa lây lan và dập dịch. Quy luật của sự tương tác này là đường cong có dạng nhất định, giúp dự báo được tình hình dịch. Tuy nhiên vẫn có những ca bệnh đã ủ bệnh lâu hoặc không có triệu chứng nên sau nhiều ngày mới phát hiện, do đó phải chờ dữ liệu qua nhiều tuần thì đồ thị sẽ chính xác hơn.

Tại TP HCM sáng 7/6, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết những ngày tới số ca nhiễm trên địa bàn sẽ tăng 40-45 ca mỗi ngày nhưng đều trong khu cách ly, phong tỏa nên không còn khả năng lây lan cộng đồng. Điều này nằm trong dự đoán ban chỉ đạo phòng dịch thành phố.

Ông Bỉnh đánh giá chùm ca nhiễm liên quan nhóm Truyền giáo Phục hưng bùng phát mạnh, lây lan nhanh do biến chủng virus Ấn Độ có đặc tính lây lan mạnh. Sinh hoạt tôn giáo ở nhóm này lại được tổ chức trong môi trường chật hẹp, nhiều người và tiếp xúc gần.

Cuối tháng 5, TP HCM ghi nhận 70 ca nhiễm mỗi ngày, sau đó số ca ghi nhận giảm dần còn 20-25 trong cộng đồng mỗi ngày. Từ ngày 6/6, các F1 được lấy mẫu xét nghiệm lần hai nên khi có kết quả, số ca nhiễm có thể tăng cao trở lại, ông Bỉnh nhận định.

Lực lượng chức năng phun khử trùng tại Quận 12, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tại Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, nhận định, tỉnh đã khoanh được các điểm nóng, kể cả ở khu vực nhỏ và khu vực lớn, từ đó thực hiện tổng lực các bước xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm, tiến tới khống chế dịch. Đối với huyện Thuận Thành, giới chức có phương án không để dịch kéo dài. TP Bắc Ninh áp dụng chiến lược xét nghiệm toàn diện để chỉ điểm những điểm dịch còn lẩn khuất trong cộng đồng. Từ đó giúp chính quyền sớm truy vết, khoanh vùng kịp thời.

Ông Tuấn cho rằng Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, số ca mắc sẽ còn tăng lên, dẫn đến nhiều người thuộc diện F1, tạo áp lực lên hệ thống cách ly tập trung. Bên cạnh đó sẽ dẫn đến khó khăn phân bổ các nguồn lực và nhân lực.

Để không đứt gãy quá trình sản xuất, một số nhà máy trong khu công nghiệp hoạt động trở lại, sàng lọc sức khỏe công nhân, test nhanh thường xuyên, đảm bảo có nguồn nhân lực sức khỏe tốt tham gia vào quá trình sản xuất của nhà máy. Điều này hướng tới hai mục tiêu, doanh nghiệp hoạt động trở lại, duy trì được sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bắc Giang vẫn đang là điểm nóng với trên 3.000 ca nhiễm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Như Dương nhận định việc chính quyền giữ chân được hầu hết số công nhân ngoại tỉnh ở lại Bắc Giang và phong tỏa sớm các điểm nóng là một nỗ lực rất lớn của địa phương. Chính điều này thực sự đã ngăn chặn Covid-19 không lây lan trên diện rộng, góp phần rất lớn giữ an toàn cho cả nước.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch đánh giá huyện Lục Nam là một trong những điểm sáng trên mặt trận chống Covid-19, đã kiểm soát được tình hình và ít có khả năng dịch lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là địa phương có ca nhiễm đầu tiên tại địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư Huyện ủy Lục Nam, cho biết ngay từ khi xuất hiện ca F0 đầu tiên, huyện Lục Nam đã kích hoạt toàn bộ bộ máy để triển khai đồng bộ, khẩn trương các chỉ đạo của tỉnh Bắc Giang, cũng như những hướng dẫn, khuyến cáo từ Bộ Y tế. Khi mới có 7 ca mắc, địa phương đã chủ động lên phương án giãn cách xã hội tại một số điểm nóng.

Địa phương triển khai bố trí xây dựng 34 điểm cách ly tập trung với sức chứa tối đa 4.000 người, chủ động phương án cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Thời điểm nóng nhất, tại các khu cách ly tập trung ở Lục Nam có trên 2.000 F1, mặc dù xuất hiện F0 nhưng được phát hiện kịp thời nên không xảy ra tình trạng lây chéo.

"Đây được xem là một trong nỗ lực rất lớn của địa phương", bà Dung cho biết.

Hiện, tình hình dịch vẫn diễn biến khó lường nên cơ quan chức năng không chủ quan và tiếp tục lên kế hoạch ứng phó với các tình huống xấu nhất. Bắc Giang vẫn đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm định kỳ ba ngày một lần tại những khu vực phong tỏa để phát hiện và đưa nhanh người nhiễm ra khỏi cộng đồng. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức việc kéo giãn, giảm mật độ công nhân tại những điểm nóng nhằm giảm nguy cơ lây lan, đặc biệt tại thôn Núi Hiểu.

Tỉnh thực hiện quyết liệt việc cách ly tại nhà với từng hộ gia đình ở bên trong ổ dịch để ngăn chặn virus lây lan với nguyên tắc: "Người nhà nào ở yên nhà ấy; không gặp gỡ tiếp xúc với ai ở bên ngoài; không cho ai đến chơi nhà ai; không cho ai vào nhà mình với tinh thần nhà nhà cửa đóng then cài".

Tiến sĩ Nguyễn Lê Anh cho rằng tại hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội, số ca nhiễm ghi nhận không nhiều. Tuy nhiên, hai nơi này tập trung rất đông dân khiến tình hình dịch rất đáng lo ngại, không được phép chủ quan.

Ông đánh giá cơ quan chức năng đang đi đúng chiến lược dập dịch, chủ động giãn cách xã hội, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong toàn dân.

Thúy Quỳnh - Lê Cầm

  • TTO - Quân chủng Phòng không không quân khẳng định những mảnh lốp, mảnh dù hai màu trắng và da cam, mảnh vỡ kim loại hình tròn có rãnh răng cưa là các bộ phận máy bay này.

Your browser does not support the audio element.

Bắt đầu từ hôm nay tôi muốn các bạn cùng tôi theo dõi dự đoán về diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam của GS Nguyễn Lê Anh, người đã dự báo chính xác diễn biến dịch covid-19 ở Việt Nam trong 10 ngày qua.

Tại sao lại là GS Nguyễn Lê Anh?

Thứ nhất bởi GS Lê Anh đã dự báo khá chính xác diễn biến của dịch covid-19 ở Việt Nam trong 10 ngày qua, bắt đầu từ ngày 21/03, một công việc vô cùng khó khăn, hiếm ai có thể dự báo gần chính xác. Những con số về số ca đang điều trị [số ca nhiễm trừ đi số ca hồi phục] từ ngày 22/03 đến 30/03 trên thực tế đều thấp hơn một chút so với dự báo của GS Nguyễn Lê Anh.

Thứ hai bởi GS Lê Anh đã bám rất sát chiến lược chống covid-19 của Chính phủ Việt Nam, đó là chiến lược “khống chế đến mức loại bỏ hoàn toàn khả năng lây chéo mất kiểm soát trong cộng đồng”.

Chi tiết thuật toán chống dịch như sau: Lập hồ sơ bệnh án từng bệnh nhân, phản ánh rõ sự di chuyển gặp gỡ theo thời gian để xác định chính xác cây lây nhiễm; Khoanh vùng và cách li triệt để các đối tượng nghi nhiễm; Chữa trị tốt nhất cho các bệnh nhân.

Theo GS Lê Anh đây là thuật toán chống dịch mẫu mực nhất thế giới, chưa từng có quốc gia nào thực hiện.

Thứ ba bởi GS Lê Anh là người cực thông minh, cực giỏi Toán, là người thông minh nhất trong số số những người Việt Nam tài giỏi mà tôi biết.

Bằng trí tuệ và kiến thức Toán và Vật Lý siêu việt của mình, GS đã mô hình hoá dịch Covid-19 ở Việt Nam thành một hàm số phân bố Tanh[x], ban đầu là phân bố Gauss, sau khi đạt đỉnh dịch thì theo phân bố Poission.

Khi chọn hàm phân bố, GS đã tính toán đến sự hỗn loạn và ngẫu nhiên gia tăng, trong điều kiện phụ thuộc vào khoảng cách, cùng với các dữ liệu được thống kê qua dịch H5N1 và SARS trước đây trên toàn thế giới.

Bổ sung thêm, GS Nguyễn Lê Anh đã dùng Toán học để tính toán đúng toạ độ máy bay MIG bị rơi trên đỉnh núi Tam Đảo từ cách đây 49 năm [1971] và cùng với BQP tìm được mảnh xác máy bay.

ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO DỊCH 10 NGÀY QUA

Đây là dự báo và thực tế về số ca đang điều trị của Việt Nam từ ngày 22/03 đến 30/03 mà GS Lê Anh đã dự báo từ ngày 21/03: Ngày 22/03: dự báo 95, thực tế 96; Ngày 23/03: dự báo 108, thực tế 104; Ngày 24/03: dự báo 121, thực tế 117; Ngày 25/03: dự báo 134, thực tế 131; Ngày 26/03: dự báo 147, thực tế 136; Ngày 27/03: dự báo 160, thực tế 149; Ngày 28/03: dự báo 172, thực tế 158; Ngày 29/03: dự báo 183, thực tế 169; Ngày 30/03: dự báo 193, thực tế 151

Như vậy là số thực tế luôn thấp hơn số dự báo của GS Lê Anh. GS Lê Anh cho rằng số thực tế thấp hơn là do chúng ta đã bỏ sót người đã dương tính với covid-19 chưa phát hiện và chưa nhập viện điều trị [thời điểm ngày 30/03 là sót 42 người].

DỊCH SẼ ĐƯỢC KHỐNG CHẾ VÀO GIỮA THÁNG 5

GS Lê Anh dự báo tổng số ca nhiễm của Việt Nam toàn mùa dịch trong khoảng 500 ca [cộng, trừ], trong đó số ca phải điều trị nhiều nhất tại một thời điểm là 225 ca [vào ngày 05/04 và 06/04].

Điều đó có nghĩa là đỉnh dịch sẽ vào ngày 06/04. Sau ngày 06/04 số ca phải điều trị sẽ giảm dần từ 225 ca xuống 20 ca vào ngày 08/05 và sẽ được khống chế vào giữa tháng 5 [tất nhiên với điều kiện chúng ta vẫn đóng cửa quốc tế].

Sau đây là dự báo số ca phải điều trị [active cases] 40 ngày kế tiếp từ ngày 30/03 đến ngày 08/05 của GS Lê Anh: 193 202 209 215 220 223 225 225 224 221 217 212 206 200 192 184 102 175 166 157 147 138 129 120 111 94 86 78 71 64 58 52 47 42 38 33 30 26 23 20.

GS Lê Anh cũng dự báo đến cuối tuần sau [12/04] sẽ có khoảng 50 bệnh nhân được hồi phục và sẽ có thêm 100 ca nhiễm mới được phát hiện.

Điểm cuối cùng tôi muốn nói chức danh “Giáo sư” là tôi tự phong cho Anh Nguyễn Lê Anh, chứ thực tế thì nhà nước mình chưa phong và chắc chắn Anh Nguyễn Lê Anh không bao giờ làm hồ sơ để xét phong GS cả.

PS: Ai quan tâm chi tiết thuật toán vào FB của GS Nguyễn Lê Anh 
//www.facebook.com/nguyenleanh2007 

Nguồn: enternew.vn

Video liên quan

Chủ Đề