Bằng đại học trường top có quan trọng không

#2. Được kết nối với những cựu học sinh

Mỗi trường đại học “top” đều có những cựu học sinh xuất chúng mang hào quang về cho trường. Em có biết Bill Gates từng học đại học nào không? Có thể em đã nghe đâu đó chính là Harvard [mặc dù ông đã bỏ học giữa chừng]. Vậy còn Larry Page và Sergey Brin, những nhà sáng lập Google? Cả hai đều từng theo học tại Đại học Stanford. Barack Obama? Ông đã theo học cử nhân tại Đại học Columbia cũng như có bằng Luật tại Harvard. Hầu như các nhà lãnh đạo và quản lý vĩ đại nhất thế giới đều có xuất phát điểm từ các trường đại học hàng đầu, hay các trường thuộc khối Ivy. Thỉnh thoảng, những cựu học sinh nổi tiếng này đều dành thời gian ghé thăm trường cũ để thuyết giảng, dạy học, hay đôi khi chỉ đơn giản đến để tương tác với sinh viên.

Điều này dường như thực sự mang lại một vòng lặp vô cùng tích cực: trường càng có nhiều thành tựu tốt, càng có được danh tiếng cao; trường càng có được danh tiếng cao, càng có nhiều quỹ học bổng và thu hút nhiều sinh viên xuất sắc theo học. Và học sinh càng xuất sắc, trường lại càng có thêm nhiều thành tựu nổi bật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các trường như Harvard có thể giữ vững vị trí thống trị trên các bảng xếp hạng trong suốt một thời gian dài.

Theo học tại các trường đại học “top” sẽ giúp học sinh mở rộng mối quan hệ với những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn, mang lại nhiều cơ hội tốt cho các em sau khi tốt nghiệp. Các giảng viên cũng như những cựu học sinh sẽ tận tâm giúp đỡ các em trong suốt quá trình học tập, giới thiệu nghề nghiệp, cũng như giúp các em xây dựng mạng lưới quan hệ rộng lớn với nhiều bạn bè giỏi, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Thêm vào đó, các trường đại học hàng đầu cũng thường xuyên tổ chức hội thảo và ngày hội nghề nghiệp nhằm kết nối sinh viên với các chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu, giúp học sinh tìm thấy cơ hội thực tập và thậm chí là những cơ hội được tuyển dụng toàn thời gian.

Và biết đâu, một ngày nào đó, chính các em cũng sẽ trở thành một trong những cựu học sinh nổi tiếng như vậy!

#3. Được kết bạn với những sinh viên ưu tú khác

Đó là chia sẻ của TS Hoàng Hưng Hải - Giám đốc sản phẩm Qualcomm Việt Nam tại chương trình tọa đàm: Chọn trường "top" hay chọn ngành yêu thích? do Báo Dân trí phối hợp với trường ĐH Phenikaa tổ chức. 

Giải đáp về 20 phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT khẳng định rằng, chủ trương của Bộ GD-ĐT mong muốn giữ một kỳ tuyển sinh tương đối ổn định như những năm vừa qua, để các em thí sinh yên tâm trong quá trình học tập, ôn tập. Vì vậy, những điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong mùa tuyển sinh năm nay là để mang lại những điều kiện thuận lợi hơn cho cả thí sinh và các cơ sở đào tạo.

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT.

Theo bà Thủy, điểm mới nhất của mùa tuyển sinh năm nay là: "Trước đây, chúng ta đăng ký dự thi và xét tuyển vào cùng một thời điểm qua trực tiếp và trực tuyến, còn hiện nay các bạn đăng ký thi tốt nghiệp THPT và dự thi xong, biết được khoảng điểm của mình, thậm chí là đã biết điểm rồi mới đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào đại học, cao đẳng. Đăng ký nguyện vọng sẽ có khoảng thời gian để thí sinh có thể thay đổi.

Ngoài ra, việc đăng ký dự thi và xét tuyển được thực hiện trực tuyến. Với hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này một cách thuận lợi".

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cũng giải đáp vấn đề được rất nhiều phụ huynh và học sinh lớp 12 quan tâm, đó là năm nay có tới 20 phương thức xét tuyển khiến thí sinh và phụ huynh bối rối.

Bà Thủy thẳng thắn trả lời: "Con số 20 phương thức tuyển sinh có thể làm cho các bạn thấy lo lắng, nhưng thực ra mỗi trường không sử dụng nhiều phương thức xét tuyển tới như vậy. Mỗi trường sẽ sử dụng phương thức xét tuyển phù hợp với mình mà thôi. Tất nhiên có những trường hợp đặc biệt như các trường khối nghệ thuật, năng khiếu nên sẽ có những phương thức riêng. Hay những trường thuộc khối công an, quân đội sẽ có những điều kiện sơ tuyển khác biệt với đại đa số.

Vì vậy, tưởng chừng như có nhiều phương thức xét tuyển nhưng kỳ thực đã được khu trú cho phù hợp với điều kiện của các trường. Ngoài ra, các phương thức tuyển sinh đã được các trường công bố trước. Cơ sở đào tạo sẽ không muốn làm cho các bạn ngạc nhiên vì có những thay đổi đột ngột. Cho nên thí sinh có thể tìm hiểu thông tin từ những trường mong muốn để không phải lo lắng".

Ngành học nào đang hot nhất?

PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa chia sẻ rằng nhà trường thường xuyên nhận được câu hỏi về ngành học nào là hấp dẫn nhất, có cơ hội việc làm khả quan và lương cao.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa tận tâm chỉ ra rằng khi học sinh chọn ngành cần nhất là xem xét sở thích của các em, sau đó mới tới năng lực bản thân và nhu cầu phát triển, khả năng kinh tế...

PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa.

"Trong thị trường lao động có nhiều biến động hiện nay, nếu như học sinh chọn học ngành "hot", nhưng các bạn không chuẩn bị kỹ năng, phẩm chất, thái độ nghiêm túc thì các bạn cũng sẽ rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng.

Trong thời đại cách mạng 4.0 và chuyển đổi số, các ngành học liên quan như trí tuệ nhân tạo, robot, AI phát triển rất nhanh, hỗ trợ cho nhiều ngành nghề. Mỗi ngành công nghệ ảnh hưởng tới rất nhiều ngành. Do vậy, đây là những ngành nghề có tính hấp dẫn đối với thị trường. Tuy nhiên, quan trọng nhất, tôi nghĩ rằng học sinh nên lựa chọn ngành nghề mình yêu thích, đam mê hơn là ngành "hot". Khi các bạn có đủ kỹ năng và đam mê, các bạn sẽ có thu nhập phù hợp với năng lực", ông Khánh nói.

Ông Khánh cho biết, hiện nay, Đại học Phenikaa đang phát triển 4 khối ngành: công nghệ - kỹ thuật, kinh tế - kinh doanh, khoa học xã hội nhân văn, sức khỏe. Các khối ngành hiện nay luôn có yêu cầu cao am hiểu về công nghệ thông tin. Vì vậy, ngay cả các bác sĩ cũng cần thông thạo công nghệ, du lịch cũng cần kết hợp du lịch số…

Ông Khánh tin rằng những sự phát triển theo chiều hướng công nghệ cao này sẽ mang lại cơ hội phát triển cho các bạn trẻ ở các nhóm ngành nghề khác nhau, để các em có cơ hội học tập, trải nghiệm tốt hơn.

PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh dặn dò thêm đối với các thí sinh đang chọn ngành, chọn trường: "Hiện nay nhiều trường đại học hoặc các công ty có các công cụ khách quan hỗ trợ về lựa chọn nghề nghiệp. Lựa chọn ngành nghề nào phải dựa trên thông tin về ngành nghề đó.

Tuy nhiên, các công cụ hỗ trợ khách quan này chỉ mang tính tham khảo bởi đôi khi cùng lý thuyết đó nhưng có thể hợp với người này mà chưa phù hợp với người kia".

Trường top có trọng lượng đối với nhà tuyển dụng không?

TS. Hoàng Hưng Hải - Giám đốc sản phẩm Qualcomm Việt Nam thẳng thắn chia sẻ thực tế: "Khi tuyển dụng, các bạn tốt nghiệp trường nào có thể lợi thế ở vòng đầu, vòng xét duyệt hồ sơ. Nhưng sang đến vòng sau, vòng thể hiện kỹ năng thì hoàn toàn khác.

Nhiều ứng viên không tốt nghiệp trường top nhưng khi vào phỏng vấn ở vòng sau, chúng tôi rất ấn tượng với các bạn và trở thành nhân viên xuất sắc của chúng tôi.

Thế nên dù các bạn tốt nghiệp trường "top" hay trường bình thường, quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào năng lực của các bạn".

TS. Hoàng Hưng Hải - Giám đốc sản phẩm Qualcomm Việt Nam.

Trước câu hỏi của nhiều bạn học sinh về việc tiên đoán ngành nghề nào sẽ có mức thu nhập tốt trong tương lai gần, Tiến sĩ Hải khẳng định rằng ngành nào cũng sẽ có thu nhập tốt nếu chúng ta làm đúng trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên nói đến sự dịch chuyển của thế giới trong những năm tiếp theo, ông Hải cho rằng tập trung về mặt công nghệ.

"Khi công nghệ ngày càng phát triển có thể kết nối và một lượng lớn dữ liệu lớn có thể thu thập được và làm sao xử lý dữ liệu đó để đưa ra suy luận có ích. Do vậy xu hướng hiện nay là các ngành liên quan đến việc xử lý dữ liệu kèm theo kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực.

Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo trong vòng 5 năm tới bởi lẽ công nghệ luôn phát triển rất nhanh và có thể có các định hướng mới", ông Hải nói.

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy cũng dự báo: "Tôi nghĩ tương lai, những ngành nghề như năng lượng, chuyển đổi số, khoa học sức khỏe… là những ngành mà mọi người quan tâm. Do đó, việc ứng dụng công nghệ là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Những chương trình đại học mà hiện nay các trường mới mở ra đều có những nghiên cứu về thị trường của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển trong tương lai để đưa ra chương trình phù hợp, để đầu tư giảng viên, cơ sở vật chất… Nếu thí sinh nào chấp nhận dấn thân, có thể yên tâm lựa chọn những ngành nghề mới".

Video liên quan

Chủ Đề