Bí mật dưới lớp băng vĩnh cửu

Theo bài báo ngày 6.10 của Science Times, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến các vùng ở cực bắc của Trái đất. Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể giải phóng các thành phần nguy hiểm như hóa chất độc hại và vật liệu phóng xạ được tích tụ từ thời Chiến tranh Lạnh, cũng như các vi sinh vật như virus đã mắc kẹt trong băng một thời gian dài.

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đã không ngừng đóng băng bề mặt của Bắc Bán cầu trong 800.000 đến 1 triệu năm. Tuy nhiên, những tác động tàn phá của khí hậu đã và đang tước đi từng vùng băng vĩnh cửu. Ngay cả trữ lượng băng cổ đại bị chôn vùi sâu bên dưới các lớp đá cũng đang dần bị nhiệt độ gia tăng gây ảnh hưởng. 

Theo nghiên cứu, vi sinh vật được chứng minh là tồn tại ở sâu trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Các cấu trúc băng có thể tích tụ và chôn vùi nhiều loại sinh vật trong suốt hàng nghìn năm qua. Trước khi xác nhận các vi sinh vật trong lớp băng vĩnh cửu, một số chất độc và các thành phần chết người khác đã được ghi lại trong các nghiên cứu trước đây về Bắc Cực.

Ví dụ, các chất ô nhiễm như thủy ngân, DDT và các hợp chất arsenic đang tồn tại sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, vẫn còn rải rác các tác động của bụi phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân.

Bên cạnh những mối nguy này, các virus cổ đại cũng có thể được thải ra từ lớp băng vĩnh cửu tan chảy. Điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu những virus này "thức giấc". Chúng ta có thể không đủ dữ liệu để tạo ra sức đề kháng, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, để chống lại chúng. 

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực được phát hiện là đã giải phóng một lượng khí nhà kính không thể kiểm soát được. Nếu chúng ta không đề phòng, carbon dioxide và các hóa chất độc hại khác có thể được giải phóng cùng với các virus cổ xưa chưa được biết đến trong thời đại ngày nay.

5 bí ẩn ma quái nhất ở vùng đất băng vĩnh cửu

[NLĐO]- "Tiếng hát" ma quái từ thế giới khác, xác ướp nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ của hàng trăm chim cánh cụt, lục địa bị chôn vùi… cho thấy Nam Cực bí ẩn hơn chúng ta tưởng.

  • 7 thứ kỳ quái nhất được phóng lên vũ trụ năm 2018

  • "Trái đất ma quái": 10 phát hiện khó tin năm 2018

  • Tảng đá siêu nóng “nuốt” khối băng rộng hơn cả hòn đảo ở Nam Cực

Nam Cực là một trong các "thánh địa" khoa học được chú ý nhất trong năm qua bởi các bí ẩn kỳ dị bậc nhất mà nó vừa hé lộ.

1. "Tiếng hát" từ thế giới khác

Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh [BAS] vừa công bố các đoạn âm thanh kỳ bị được gọi là "âm thanh từ thế giới khác", "âm thanh của không gian". Nó không thể trực tiếp nghe thấy bằng tai người nhưng đã xâm nhập các thiết bị của BAS khi họ cố gắng phát hiện các tín hiệu của sét và bão. BAS đã thu lại và chuyển thể thành âm thanh ở tầng số có thể nghe được để cả thế giới cùng thưởng thức.



Theo BAS, bài hát ma quái của Nam Cực thực ra được tạo nên bởi các cơn bão địa từ, là kết quả của các hạt tích điện và electron bị mặt trời đẩy xuống Trái đất. Vì vậy nói nó là tiếng hát từ thế giới khác quả không ngoa.


2. Lục địa bị mất

Dữ liệu vệ tinh cho thấy lớp băng vĩnh cữu đang che giấu dưới lớp băng vĩnh cửu một tổ hợp gồm các khối lớn của vỏ trái đất được gọi là cratons, giống như phần nền móng của lục địa. Nhưng chúng không thuộc về lục địa Nam Cực ngày nay mà là phần còn sót lại của một lục địa cổ xưa đã tan rã từ 180 triệu năm về trước.

Ảnh: Vipersniper

Lục địa bị mất này chính là siêu lục địa Gondwana, thưở đất đai còn là một khối dính liền, chưa có 5 châu. Những gì tìm thấy ở Nam Cực chỉ mới là một phần của thế giới khổng lồ và kỳ bí cổ xưa đó.


3. Xác ướp 7 thế kỷ vẫn vẹn nguyên

Một bãi tha ma chim cánh cụt với hàng trăm xác ướp bí ẩn có niên đại 200 hoặc 750 năm đã được phát hiện trên Bán đảo dài ở Đông Nam Cực. Trong đó có rất nhiều chim cánh cụt con. Phát hiện được công bố năm 2018, sau 2 năm tìm thấy và nghiên cứu. Hai mốc thời gian 200 và 750 năm trước, một giai đoạn thời tiết khắc nghiệt đã xảy ra khiến chúng chết hàng loạt. Điều kiện khô, lạnh của một "sa mạc băng" đã ướp xác chúng một cách tự nhiên.


Ảnh: Institute of Polar Environment

4. Hàng loạt hồ nước biến mất kỳ lạ

Từ lâu các nghiên cứu đã cho thấy có một mạng lưới hồ ngầm rất lớn bên dưới Recovery Glacier của Nam Cực. Các hồ này nằm giữa phần đáy của sông băng và phần đất nền của lục địa. Dữ liệu vệ tinh cho thấy có 4 hồ lớn và 11 hồ nhỏ, liên kết chằng chịt. Tuy nhiên, dữ liệu radar mới nhất khiến các nhà khoa học giật mình: tất cả hồ đồng loạt biến mất. Hiện giờ bí ẩn vẫn chưa có lời giải.

Ảnh: NASA

5. Đường cao tốc bí ẩn dài 350 km

Không chỉ có con người biết xây đường cao tốc. Năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện Dải băng Tây Nam Cực và Dải băng Đông Nam Cực được kết nối bởi các thung lũng khổng lồ dưới hẻm núi, tạo nên một con đường xuyên lục địa.

Ảnh: NASA

Trục đường chính dài đến 350 km, rộng 35 km. Nam Cực đã tự tạo nên con đường độc đáo này để các dòng chảy băng lưu thông dễ dàng khắp lục địa.

A. Thư [Theo Live Science, Sputnik]

Video liên quan

Chủ Đề