Tại sao ta phải học giáo lý và dạy giáo lý

Câu hỏi

Trả lời

Phao-Lô chỉ thị Tít, "Con hãy dạy những điều phù hợp với giáo lý chân chính" [Tít 2:1]. Một mệnh lệnh như vậy cho thấy rõ rằng Giáo lý chân chính là quan trọng. Nhưng tại sao nó lại quan trọng? Liệu nó có thật sự quan trọng với những gì chúng ta tin hay không? Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì đức tin của chúng ta được dựa trên một thông điệp cụ thể. Sự giảng dạy tổng thể của Hội Thánh chứa đựng nhiều yếu tố, nhưng thông điệp chính được xác định một cách rõ ràng: "Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi chúng ra theo lời Kinh Thánh [và]… đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh" [1 Cô-rinh-tô 15:3-4, RVV11]. Đây là một tin tốt rõ ràng, và là "tầm quan trọng đầu tiên". Thay đổi thông điệp đó, và nền tảng của đức tin chuyển từ Đấng Christ sang một điều khác. Vận mệnh vĩnh cữu của chúng ta phụ thuộc vào việc nghe "Lời chân lý, là Tin lành [Phúc âm] mà anh em được cứu rỗi" [Ê-phê-sô 1:13, RVV11, xem thêm 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-14]. Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì phúc âm là một niềm tin thiêng liêng, và chúng ta không dám làm xáo trộn thông điệp của Đức Chúa Trời truyền đạt đến thế giới. Trách nhiệm của chúng ta là phải truyền tải thông điệp, chứ không phải thay đổi nó. Giu-đe truyền đạt một sự cấp bách trong việc bảo vệ niềm tin: "Tôi nghĩ cần viết để khích lệ anh em chiến đấu vì đức tin, là đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả" [Giu-đe 1:3, RVV11; xem thêm Phi-líp 1:27]. Đối với "sự tranh đấu", là sự tranh đấu mang ý tưởng chiến đấu hết mình cho một điều gì đó, dành cho nó tất cả những gì mà bạn đã có. Kinh thánh bao gồm một lời cảnh báo: không được thêm vào hay bớt đi từ lời của Đức Chúa Trời [Khải huyền 22:18-19]. Thay vì thay đổi Giáo lý của các sứ đồ, chúng ta nhận được những gì đã được truyền lại cho chúng ta và giữ nó "như là mẫu mực của sự dạy dỗ chân chính, với đức tin và tình yêu trong đấng Christ Jêsus" [2 Ti-mô-thê 1:13]. Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì những gì chúng ta tin sẽ ảnh hưởng đến những gì chúng ta làm. Hành vi là một phần mở rộng của thần học, và có một mối tương quan trực tiếp giữa những gì chúng ta nghĩ và cách chúng ta hành động [cư xử]. Ví dụ, hai người đứng trên đỉnh của một cây cầu; một người tin rằng anh ta có thể bay, và người còn lại tin rằng anh ta không thể bay. Hành động tiếp theo của họ sẽ khá tương đồng. Theo cùng một cách, người mà tin rằng không có cái gì là đúng và sai sẽ cư xử tự nhiên, bình thường và khác với một người tin vào các tiêu chuẩn đạo đức được xác định rõ ràng. Một trong những danh sách tội lỗi của Kinh Thánh, những điều như nổi loạn , giết người, nói dối và buôn bán nô lệ đã được đề cập. Danh sách kết luận với "bất cứ điều gì khác trái ngược với Giáo lý chân chính" [1 Ti-mô-thê 1:9-10]. Nói cách khác, sự dạy dỗ chân chính thúc đẩy sự công bình; tội lỗi nẩy nở nơi mà "Giáo lý chân chính" bị chống đối. Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì chúng ta phải xác định sự thật trong một thế giới giả dối. "Nhiều kẻ tiên tri giả đã xuất hiện trong thế gian" [1 Giăng 4:1, RVV11]. Có cỏ lùng giữa lúa mì và chó sói giữa bầy chiên [Ma-thi-ơ 13:25; Công vụ 20:29]. Cách tốt nhất để phân biệt sự thật với sự giả dối là biết sự thật là gì. Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì kết thúc của Giáo lý chân chính là sự sống. "Hãy cẩn trọng với chính con và sự giảng dạy của con. Phải kiên trì trong mọi việc đó, vì làm như vậy, thì con và những người nghe con đều được cứu" [1 Ti-mô-thê 4:16, RVV11]. Ngược lại, kết thúc của Giáo lý không chân chính là sự huỷ diệt. "vì có mấy kẻ len lõi vào giữa anh em, là những kẻ trước kia đã bị định cho sự phán xét, là những kẻ bất kính, những kẻ đã biến ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta ra sự suy đồi đạo đức, chối bỏ Đấng Chủ Tể duy nhất và Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ" [Giu-đe 1:4, RVV11]. Thay đổi thông điệp của Đức Chúa Trời về ân điển là một điều "không tin kính" để làm, và sự phán xét những hành động như vậy là nghiêm trọng. Thuyết giảng một phúc âm khác ["cái mà thực sự không có phúc âm nào cả"] mang theo một lời nguyền rủa: "Hãy để anh ta bị kết án đời đời" [xem Ga-la-ti 1:6-9] Giáo lý chân chính là quan trọng bởi vì nó khuyến khích các tín đồ. Lòng yêu mến Lời Đức Chúa Trời mang đến "sự bình an tuyệt vời" [Thi thiên 119:165], và "những người rao truyền sự bình an…Người công bố sự cứu rỗi", thật sự "xinh đẹp" [Ê-sai 52:7]. Một mục sư "phải giữ vững lời đáng tin cậy đã được dạy dỗ, để có thể dùng Giáo lý chân chính mà khuyên nhủ cũng như phản bác những kẻ chống đối" [Tít 1:9, RVV11]. Lời Thông Sáng [khôn ngoan] là "Đừng dời các cột mốc ranh giới xưa mà tổ phụ con đã dựng" [Châm ngôn 22:28, RVV11]. Nếu chúng ta có thể áp dụng điều này với Giáo lý chân chính, bài học ở đây là chúng ta phải bảo tồn nó nguyên vẹn. Mong sao chúng ta không bao giờ đi lạc khỏi "sự chân thật và tinh sạch đối với Đấng Christ" [2 Cô-rinh-tô 11:3].

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Giáo lý chân chính rất quan trọng?


Anh Chị Em thân mến, Bài Tin Mừng Ngày Chúa Nhật Thường niên XIV Năm B hôm nay thuật lại biến cố Chúa Giêsu về thăm quê Nadarét, và trong ngày sabát, Ngài vào giảng dạy giáo lý trong hội đường: “Chúa Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Chúa, có các môn đệ đi theo.

Bạn đang xem: Vì sao phải học giáo lý

Đến ngày sabát, Chúa bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên” [Mc 6, 1-2].Cộng đoàn phụng vụ chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về sự quan trọng của việc dạy lý và học giáo lý.+++ Chúa Giêsu chú trọng về dạy giáo lý.Chúa Giêsu là người chuyên môn dạy giáo lý: “Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Chúa Giêsu. Chúa bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Chúa” [Lc 4,20-22].Khi vừa ra giảng đạo, Chúa Giêsu đã nói lại lời của tiên tri Isaia áp dụng về Đấng Cứu Thế loan báo Tin Mừng: “Chúa Giêsu vào hội đường như Chúa vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Chúa cuốn sách ngôn sứ Isaia. Chúa mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”[Lc 4,16-18].Chúa Giêsu chú trọng về việc dạy giáo lý ngay khi đang còn 12 tuổi: “Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” [Lc 2, 46-47].Trong ba năm hoạt động công khai, Chúa Giêsu có mặt nơi đâu thì Ngài dạy giáo lý nơi đó: dạy trên núi, nơi bờ biển, ngoài đồng bằng, tại bờ giếng, trong nhà hội, nơi tư gia: “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời...” [Mc 9,35]. Chúa Giêsu muốn dạy giáo lý cho mọi người và mọi nơi, nên Ngài không bao giờ dừng chân lâu tại một chỗ: “Đám đông tìm Chúa Giêsu, đến tận nơi Chúa đã đến, và muốn giữ Chúa lại, kẻo Chúa bỏ họ mà đi. Nhưng Chúa nói với họ: "Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó." [Lc 4,42-43].Chúa Giêsu bắt buộc mọi người phải học giáo lý để biết Chúa mà được sự sống đời đời: “Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” [Ga 17, 3].Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo bằng cách nói cho người ta nghe những lời Chúa Giêsu đã dạy: “Chúa sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. ...Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi” [Lc 9,1-6].Chúa Giêsu bắt buộc các Tông đồ phải đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi và cho mọi người: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, sẽ bị kết án” [Mc 16,15-16].Các Tông đồ chú trọng về việc dạy giáo lý.Khi Chúa Giêsu lên trời, các Tông đồ lo giảng dạy Lời Chúa, lo giảng dạy giáo lý: “Mỗi ngày, trong Đền Thờ và tại tư gia, các ông không ngừng giảng dạy và loan báo Tin Mừng về Đức Kitô Giêsu” [Cv 5,42].Để có thể tập trung vào việc dạy giáo lý, các Tông đồ giao các việc khác cho các Phó tế: “Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: "Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải.

Xem thêm: Partnership Agreement Là Gì, Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” [Cv 6,2-4].Đến đâu, các Tông đồ cũng giảng dạy Lời Chúa, giảng dạy giáo lý vì các tông đồ xác tín rằng nhờ nghe giảng dạy Lời Chúa mà người ta được đức tin: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” [Rm 10,17].Khi rời xa cộng đoàn, các Tông đồ thường gởi thư về để dạy giáo lý như chúng ta thấy trường hợp của thánh Phaolô: “Thật thế, chúng tôi không viết cho anh em điều gì khác ngoài những điều anh em có thể đọc và hiểu được. Và tôi hy vọng anh em sẽ hiểu đến nơi đến chốn...” [2 Cr 1,13].Giáo Hội chú trọng về việc dạy giáo lý và học giáo lý.Giáo Hội kinh nghiệm rằng sự ngu dốt giáo lý là căn nguyên của sự sa sút Đức Tin, của sự chối bỏ Đức Tin, vì thế, Giáo Hội bắt buộc ai muốn trở lại, phải hết sức chuyên cần học giáo lý trước khi được chịu phép Rửa Tội.Giáo Hội dạy những kẻ đã chịu phép Rửa Tội rồi, cần phải siêng năng đi học giáo lý để giữ vững Đức Tin.Đức Tin là kho tàng quý báu nhất của người công giáo. Giáo Hội luôn tìm đủ mọi cách để bảo vệ Đức Tin nơi con cái mình, không chịu để cho Đức Tin nơi con cái mình bị mòn mỏi, bị mai một. Giáo Hội cho việc huấn luyện Đức Tin là một trong những việc chính yếu của mình. Giáo Hội xem việc huấn luyện Đức Tin cho con cái mình là ưu tiên hàng đầu. Giáo Hội đòi buộc phải dành mọi tài sản, mọi nhân lực, mọi tài lực cho việc huấn luyện Đức Tin nơi con cái mình. Nếu việc dạy giáo lý và việc học giáo lý không được ưu tiên chú trọng, thì trong thời buổi duy vật, vô thần và hưởng thụ vật chất nầy, nguy cơ băng hoại Đức Tin, lơ là Đức Tin, chối bỏ Đức Tin là điều rất dễ xảy ra.Ma quỷ rất sợ việc chúng ta dạy giáo lý và học giáo lý. Kẻ thù của Giáo Hội rất sợ việc chúng ta dạy giáo lý và học giáo lý. Điều chúng ta đem lại nhiều ích lợi nhất cho Giáo Hội, là việc chúng ta dạy giáo lý và học giáo lý. Qua việc dạy giáo lý và học giáo lý, chúng ta được những chân lý Đức Tin soi đường dẫn lối về Trời, an ủi chúng ta trong cuộc đời đau thương, ban sức mạnh cho chúng ta biết luôn sống đẹp lòng Chúa, và làm cho chúng ta sống hạnh phúc vui vẻ trong cuộc đời tạm này.Lạy Chúa, xin Chúa ban muôn ơn lành cho chúng con trong việc chúng con dạy giáo lý và học giáo lý.Lạy Mẹ Maria là Đấng luôn lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và sống Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh, xin Mẹ đồng hành với chúng con trong việc chúng con dạy giáo lý và học giáo lý. Lạy Các Thánh Tổ Tiên Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con luôn có Đức Tin kiên vững nhờ việc dạy giáo lý và học giáo lý.Amen.Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

Video liên quan

Chủ Đề