Bài tập gdcd lớp 9 bài 1

Hướng dẫn Soạn Bài 6: Hợp tác cùng phát triển, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 22 23 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 22 sgk GDCD 9

a] Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Trả lời:

– Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế trên thế giới ở nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

– Đó là sự hợp tác đa phương góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

b] Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác?

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế để cùng phát triển và tiến bộ, tiếp thu tinh hoa nhân loại làm giàu cho tổ quốc.

– Cùng hợp tác giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

– Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển.

– Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.

c] Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lời:

– Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

– Bình đẳng và hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các nước.

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình.

– Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là hợp tác?

– Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.

– Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.

2. Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển

– Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

– Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.

– Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.

3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta

– Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

– Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ.

– Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng.

4. Trách nhiệm của học sinh

– Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

– Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nan.

– Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp.

– Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 22 23 sgk GDCD 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 22 sgk GDCD 9

Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,…

Trả lời:

– Hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường:

+ Từ năm 1991, với sự tài trợ của Liên hợp quốc [UNEP], hội thảo khoa học quốc tế “Tác động của biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển” đã được tổ chức tại Việt Nam.

+ Hội hữu nghị Okinawa – Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.

– Hợp tác trong vấn đề chống đói nghèo:

Việt Nam – Lào hợp tác nỗ lực xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào, Ngài Onneua Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xóa đói giảm nghèo của hai nước.

– Hợp tác trong vấn đề chống HIV/AIDS:

Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.

– Hợp tác trong vấn đề đấu tranh chống khủng bố:

Cùng với Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chống khủng bố trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam đã hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới như Nga, Mỹ, Lào, Cam – Pu – Chia , …nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh khủng bố.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 23 sgk GDCD 9

Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?

Trả lời:

– Em cùng các bạn tổ chức học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại; Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn. Đồng thời, em biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người.

– Điều đó giúp em tự tin hơn, đồng cảm, biết lắng nghe và có kĩ năng tốt hơn.

– Em sẽ cố gắng học tập, lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của mọi người và chịu khó học hỏi điều hay của các bạn.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 23 sgk GDCD 9

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.

Trả lời:

Em có thể tìm hiểu tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập…

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 23 sgk GDCD 9

Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản:

+ Dự án xây dựng cầu Nhật Tân [Cầu hữu nghị Việt-Nhật]: Là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km.

+ Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài.

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nga:

+ Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Xây cầu Thăng Long.

+ Xây nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Bài trước:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 19 sgk GDCD 9

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 25 26 sgk GDCD 9

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 22 23 sgk GDCD 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 9 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp.

LG a

Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?

a] Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả  học tập của bản thân ;

b] Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;

c] Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;

d] Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;

đ] Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;

e]  Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Giải chi tiết:

- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: [d], [đ], [e] vì:

+ [d] Việc làm của Lan thể hiện sự công bằng, không thiên vị, đúng người đúng yêu cầu

+ [đ] Việc làm của ông Đĩnh thể hiện sự công bằng, không thiên vị

+ [e] Việc làm của bà Nga là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.

- Những hành vi [a], [b], [c] thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.

LG b

Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ? Vì sao ?

a] Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư ;

b] Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình ;

c] Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

d] Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;

đ] Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Giải chi tiết:

- Tán thành với quan điểm [d], [đ]. Vì chí công vô tư là phẩm chất mà mọi công dân cần có và cần được thể hiện bằng cả lời nói và việc làm

- Không tán thành với các quan điểm sau:

+ Quan điểm [a]: Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

+ Quan điểm [b]: Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+ Quan điểm [c]: Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh [trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...]

Câu 3

Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây [im lặng, phản đối hay đồng tình] và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?

a] Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b] Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c] Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Giải chi tiết:

Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.

- Trường hợp [a]: Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.

- Trường hợp [b], [c]: Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.

Câu 4

Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.

Giải chi tiết:

Ví dụ 1:

Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.

Ví dụ 2:

Lan và Hoa cùng học chung lớp 9A. Hôm nay, có buổi lao động, Hoa cùng các bạn chăm chỉ lao động, trong khi đó Lan chỉ làm hời hợt và chơi. Hoa bảo sẽ mách cô giáo nếu Lan còn tiếp tục chơi trong khi Lan lại không chịu làm. Nhưng Lan tỏ thái độ coi thường và không sợ vì mẹ Lan là bạn thân của cô giáo. Thế nhưng, khi mách cô giáo, cô đã phê bình và phạt Lan về thái độ làm việc tập thể của mình.

=> Việc làm của cô giáo thể hiện sự chí công vô tư, xử lí công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của bạn thân mình.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề