Bài giảng tích hợp liên môn ngữ văn năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tênsáng kiến: DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM KÝ NGỮ VĂN 12 Tác giả sang kiến: Nguyễn Thị Thúy Mã sáng kiến: 095101 Tam Dương, tháng 1 năm 2018
  • 2. thiệu: 1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình cấp THPT nói riêng đang không ngừng cải tiến và đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Một trong những thay đổi của việc dạy học trong nhà trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Đây chính là một hình thức dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về kiến thức giữa các môn học. Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo như hiện nay thì dạy học theo hướng tích hợp là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấy qua điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nguyên cứu và vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Ngoài việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân môn của môn Ngữ văn thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số nội dung khác như: môi trường, kĩ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như kiến thức của một số môn học như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…. Trong thực tế dạy học những nội dung này đều là những kiến thức quan trọng cần thiết trong việc giáo dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người học. Do đó dạy học tích hợp là một tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay. Bên cạnh những lí do trên trong thực tế giảng ở trường phổ thông những năm qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa tích cực cho cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được biểu hiện cô lập, tách rời từng phương tiện kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình theo nhiều cách khác nhau. Từ đó học sinh nắm vững kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vũng hơn. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều môn học khác. Vì thế trong dạy
  • 3. này có thể tích hợp được nhiều nội dung. Và cũng nhờ vào những nội dung tích hợp ấy bài học Ngữ văn sẽ thêm phần hấp dẫn, thuyết phục. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải giáo viên nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi kiến thức cần cung cấp trong môn Ngữ văn là không nhỏ trong khi thời gian để thực hiện khi có nội dung tích hợp lại không thay đổi. Ngoài ra với đối tượng học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức văn học, ít chú ý đến việc tích hợp những nội dung khác. Từ thực tế trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10 nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. 1.2. Mục đích của đề tài. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của văn học. Với khả năng giúp con người có thể sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết, khám phá và sáng tạo chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn con người. Nhờ có văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc đời. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Ngữ văn với các nội dung cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay. 2. Tênsáng kiến: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm kí Ngữ văn 12 THPT 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý. - Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0989 879 061 - Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuý. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều bài học, tiết học có thể tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, tích hợp ở một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, Ban cơ bản. Cụ thể như sau:
  • 4. bài Nội dung tích hợp 1 46, 47 Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) Lịch sử, Địa lí, GDCD, Kĩ năng sống 2 49 Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Kĩ năng sống - Về phía học sinh, tôi lựa chọn 64 học sinh các lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 - 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: PHẦN I. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. I. 1. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học nói chung. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phầnkhácnhau thànhmộtkhối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối. Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ. Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội
  • 5. Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh… Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,… Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. I.2. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn. Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH tích hợp: - Môn Ngữ văn là môn học đặc thù có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống vì vậy rất dễ dàng dùng kiến thức liên môn để tìm hiểu tác phẩm văn học. - Mặt khác, những giá trị cơ bản của văn học là giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ do vậy, trong quá trình dạy học môn văn, người giáo viên cũng dễ dàng hướng học sinh tới những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... - Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh. Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt. Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp nên việc tích hợp với tiếng Việt, Làm văn trong dạy văn cũng thuận lợi hơn. I.3. Đặc trưng của thể kí. So với các thể loại văn học khác, sự phân loại trong kí có những phức tạp về mặt cấu tạo cũng như việc xác định ranh giới thể loại. Bên cạnh kí văn học vẫn tồn tại hàng hoạt các hình thức thông tấn, ghi chép, miêu tả, kể chuyện hàng ngày trong cuộc sống. Trong phạm vi của kí văn học, tình hình phân loại cũng có nhiều khó khăn, dễ lẫn lộn. Từ các loại kí sự như phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí… đến các loại kí trữ tình như tùy bút, nhật kí, hoặc kí chính luận như
  • 6. phẩm văn học, tạp văn, tạp kí,…đặc trưng loại hình của mỗi loại cũng rất khác nhau. Thực ra, toàn bộ các thể kí đều do sự thâm nhập, kết hợp ở những mức độ khác nhau giữa ba thành phần tự sự, trữ tình và chính luận. Tùy theo tác giả dựa vào thành phần nào là chủ đạo, tính chất của thể loại kí do đó cũng có thể thay đổi. Đặc trưng của thể kí là tính xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Nếu giáo viên chỉ thỏa mãn với những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí diễn ra rất khô khan, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi không khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng. Những đặc trưng này của kí rất phù hợp cho việc dạy tích hợp liên môn. II. Cơ sở thực tiễn. II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp. Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Hơn nữa Ngữ văn lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông, các trung tâm GDTX, các trường dạy nghề cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, dân số, môi trường, kỹ năng sống, pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Ngữ văn. II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng Đạo
  • 7. viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Ngữ văn nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngoài ra còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học văn thành giờ học của các môn khác. Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là: - Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến thức của các môn học. - Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ thống và cái hay, cái đẹp riêng của tác phẩm văn chương. - Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của học sinh như viết lan man, lạc đề không trọng tâm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. - Ngoài ra còn ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh. II.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn. II.3.1. Thế nào là dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn. Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học. Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như tư tưởng Hồ Chí Minh, môi trường, ….vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Ngữ văn. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học. II.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
  • 8. phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau: * Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?) Để khắc sâu kiến thức thức bài học Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Ngữ văn với các nội dung và các môn học khác. Rèn kỹ năng tiếp nhận văn học cho học sinh. * Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?) Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác. Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. * Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?) Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ. * Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?) Có nhiều cách thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau II.3.3. Những nội dung, chủ đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 12. Như trên đã trình bày, trong môn Ngữ văn có nhiều bài học có nội dung cần phải dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên không phải kiến thức nào trong bài học có nội dung tích hợp. Điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được địa chỉ tích hợp. Vì thế trong khi chờ đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải biết chọn lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học không trở nên cồng kềnh, mất thời lượng tiết học. Đồng thời những kiến thức tích hợp đó phải góp phần giúp bài học trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn. Trong phạm vi đề tài này, tôi chọn nghiên cứu Dạy tích hợp liên môn các tác phẩm kí Ngữ văn 12 – THPT. II.4. Các giải pháp sử dụng tích hợp liên môn trong dạy tác phẩm kí. II.4.1. Sử dụng kiến thức liên môn (Địa lí, Lịch sử)
  • 9. dẫn: Phần này giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học dự án để giao cho học sinh về nhà chuẩn bị tư liệu về tác giả tác phẩm. Bám sát những yếu tố về thời đại (lịch sử) và quê quán (đặc điểm vùng miền) để hiểu về xu hướng sáng tác và đặc điểm phong cách của nhà văn Ví dụ 1: Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà” : Dựa vào yếu tố về gia đình và thời đại em hiểu như thế nào về những sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng? Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: - Chủ nghĩa xê dịch: Luôn luôn đi tìm những cái mới lạ để thoát li mọi trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. - Vẻ đẹp vang bóng một thời: Tìm về những vẻ đẹp trong thời quá khứ: Phong tục, thú chơi tao nhã của những con người tài hoa bất đắc chí. - Đời sống trụy lạc: Viết về những con người đang ở tình trạng hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, rượu và thuốc phiện. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng không đối lập xưa với nay mà tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ, không chỉ ở những con người có tính cách phi thường mà ở cả nhân dân đại chúng. Ví dụ 2: Tùy bút "Người lái đò sông Đà" ra đời năm nào? Dựa vào những hiểu biết về lịch sử, thời đại để lí giải điều mới mẻ về nội dung của tùy bút "Người lái đò sông Đà" nói riêng và tập tùy bút "Sông Đà" nói chung? Tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân nằm trong tập tùy bút Sông Đà (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám. Những năm 1958 - 1960 từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở miền Bắc. Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn đầu tiên đến với Tây Bắc. Và tập bút kí "Sông Đà" là kết quả từ chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn. Cả 15 bài tùy bút trong tác phẩm này đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng những hình tượng giàu sức hấp dẫn, những trang văn tài hoa, uyên bác, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng. Bài "Người lái đò Sông Đà" nói riêng và tập tùy bút "Sông Đà" nói chung cho thấy diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này, không giống với Nguyễn
  • 10. mạng tháng Tám, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây khỏa cảm giác "thiếu quê hương". - Phần đọc hiểu: Hai bài kí đều về hai con sông của đất nước nên để hiểu bài kí giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí để tìm hiểu bài kí. Ví dụ 1: 1. Dựa và kiến thức về địa lí em hãy chỉ cho cô vị trí của Huế? 2. Nhìn vào bản đồ Huế em hãy miêu tả thủy trình của sông Hương? 3. Đánh dấu những địa danh mà sông Hương đi qua? 4. Nhìn vào bản đồ Huế và đối chiếu với bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường hãy cho biết sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả sông Hương là gì? 5. Dựa vào kiến thức về địa lí và vật lí hãy lí giải tại sao sông Hương khi qua lòng thành phố Huế lại chảy chậm? Ví dụ 2: Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa sông Hương và lịch sử văn hóa Huế có thể vận dụng kiến thức liên môn qua những câu hỏi sau: 1. Những nền văn minh trên thế giới đều gắn với những con sông lớn. Kể cho cô những nền văn minh trên thế giới gắn với những con sông lớn? Em có biết vì sao những nền văn minh lại hình thành ở lưu vực những con sông? 2. Ở thượng nguồn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương như “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” Em thấy mối quan hệ giữa văn hóa Huế và Sông Hương như thế nào? Tìm dẫn chứng trong bài? 3. Sông Hương gắn với lịch sử văn hóa Huế như thế nào? 4. Ở các phương diện khác nhau tác giả đã đem đến cho sông Hương những vẻ đẹp gì? Có thể gợi ý học sinh trả lời như sau: Ở phương diện văn hóa: trong suy tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như người mẹ sản sinh và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa cổ truyền của xứ Huế. Ở phương diện lịch sử: sông Hương hóa thân từ vẻ dịu dàng, trầm tư để trở thành chủ nhân, chứng nhân của một xứ Huế oai hùng từ thời cổ đại, qua trung đại, đến hiện đại. II.4.2. Sử dụng kiến thức liên ngành. Ví dụ 1: Tùy bút "Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân + Khi khám phá vẻ hung bạo của con sông, cần nhận thấy liên tưởng nhất quán của Nguyễn Tuân. Nhà văn hình dung sông Đà như một con thủy quái khổng lồ, có tâm địa đen tối, với biết bao tướng dữ quân tợn vây quanh. Đã thế, con thủy quái mang tên sông Đà còn có hành động, mưu mô ác độc đối với
  • 11. trên sông. Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngôn ngữ liên ngành (thể thao, quân sự, giao thông, điện ảnh...) và trí tưởng tượng tài hoa của tác giả, học sinh vừa hiểu về đặc điểm thực của sông Đà ở thượng nguồn, vừa bị cuốn hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân. + Khi khám phá vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông, lại cần phải phát hiện ra sự thay đổi di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Sông Đà không chỉ là quái thú sông nước nữa, mà đã lột xác trở thành người thiếu nữ có mái tóc tuôn dài, thành cố nhân đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại... Điểm nhìn đa chiều bao quát vẻ đẹp của dáng sông, màu nước sông Đà bằng cái nhìn xuyên thời gian qua mấy mùa trong năm; của bờ bãi hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ thảng hoặc đôi con cá quẫy làm giật mình đàn hươu. Ví dụ 2: Tác phẩm“Aiđã đặttên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường Ở góc nhìn thiên nhiên: sông Hương là cô gái cá tính, chung tình. Lúc ở thượng nguồn, sông Hương mang trong mình vẻ dữ dội, hoang sơ khiến tác giả hình dung như cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại. Lúc đến đồng bằng, sông Hương dịu dàng, yên ả giống như người gái đẹp ngủ mơ màng giờ được đánh thức dậy với những phẩm chất nữ tính nhất để bắt đầu bước vào hành trình đi tìm tình yêu. Khi sông Hương liên tục đổi dòng, giống như người con gái đang băn khoăn kiếm tìm đường về với người yêu: thành phố Huế. Khi sông Hương phát hiện ra thành phố Huế của mình, cô gái ấy chợt dâng đầy cảm xúc: tươi vui, yên tâm… Khi bắt gặp thành phố Huế, cô gái sông Hương như bắt gặp người tình của mình rồi đầy thẹn thùng, e lệ. Và rồi, điệu chảy lững lờ - điệu slow của sông Hương giống như sự đắm say của đôi lứa trong tình yêu nồng nàn. Khi sông Hương trôi đi, cái dáng uốn cong ôm lấy thành phố Huế được tác giả hình dung như sự lưu luyến nghẹn ngào vì phải chia li của lứa đôi. II.4.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật. Việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên cứu văn học. Việc sử dụng tư liệu các tác phẩm nghệ thuật trong việc dạy học môn Ngữ văn như hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Trong sách Ngữ văn bậc THPT, chưa có nguồn tư liệu này, có chăng chỉ là tranh chân dung nghệ sĩ. Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh
  • 12. vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận. Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp vớibàiviết sáchgiáo khoavàcác tàiliệu tham khảo sẽnhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. Ví dụ 1: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Giáo viên cho học sinh xem một đoạn nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trên sông Hương. - Giáo viên cho học sinh nghe đoạn đọc thơ bằng giọng đọc Huế để cảm nhận về văn hóa Huế, con người Huế Ví dụ 2: Tác phẩm kí “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân Giáo viên cho học sinh xem một đoạn trong "Kí sự sông Đà" của VTV3 để cảm nhận về sông Đà bằng trực giác. - Phần tổng kết và vận dụng: Vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học… góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm. Ví dụ 1: Bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Qua văn hóa Huế giáo dục cho học sinh niềm tự hào về văn hóa dân tộc: sự kiên cường bất khuất, sự thâm trầm kín đáo sâu sắc của người Huế... - Vẻ đẹp của sông Hương đặc biệt là cái tên sông Hương gắn với huyền thoại đẹp đẽ là cơ sở để giáo viên tích hợp những nội giáo dục bảo vệ môi trường sống. Ví dụ 2: Tùy bút "Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. - Giáo viên cũng có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thái độ ứng xử đúng với môi trường sống. Có thể nói, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy học kí nói riêng là cần thiết. Mục đích tích hợp trước tiên để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan đến bài học.
  • 13. QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Kết quả kiểm tra trước khi dạy học tích hợp. Lớp Số học sinh Kết quả thực nhiệm Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A3 31 2 6,45 13 41,9 16 51,6 0 0 12A5 33 3 9,09 12 36,3 18 54,5 0 0 2. Kết quả kiểm tra sau khi dạy học tích hợp. Lớp Số học sinh Kết quả thực nhiệm Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A3 31 7 22,5 16 51,6 8 25,8 0 0 12A5 33 8 24,2 16 48,4 9 27,2 0 0 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm. * Về phía học sinh: - Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng cường được khối lượng và chất lượng thông tin. - Lê-nin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học của con người không bao giờ có điểm dừng vì không bao giờ là đủ. Con người không chỉ học ở trường mà còn phải tự học, đặc biệt là khi còn là học sinh. Hoạt động tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả học tập. - Hoạt động tự học thể hiện hoạt động nhận thức của học sinh ở mức cao, đặc biệt thể hiện tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể. Hoạt động tự học của học sinh không chỉ nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện thói quen, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức của bản thân vào cuộc sống mà còn giáo dục tình cảm và những phẩm chất đạo đức của các em. Những kiến thức, tri thức mà các em có được trong quá trình tự học có hướng dẫn hay không có hướng dẫn của thầy góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, niềm tin, những phẩm
  • 14. cần thiết đồng thời còn rèn cho các em cách suy nghĩ độc lập, tính tự giác khi giải quyết một việc gì đó trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như vậy có thể nói, hoạt động tự học của học sinh góp phần vào việc rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách của các em. Chính vì thế, khi tìm ra giải pháp hiệu quả cho tiết dạy tác phẩm kí chúng ta cũng đã góp được phần nào đó dù vô cùng nhỏ bé trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. - Từ tiết học kí này học sinh có được những phương pháp tốt, ý thức thái độ nghiêm túc để học các tiết học khác của môn Ngữ văn và bộ môn khác. * Về phía giáo viên: - Việc áp dụng giải pháp hiệu quả cho tiết dạy tác phẩm kí thể hiện sự tận tâm, tận lực; có trách nhiệm với học trò, với bài dạy, tiết dạy; sáng tạo trong việc tổ chức dạy học của người thầy. - Trong sự phát triển với tốc độ nhanh chóng, xã hội hiện nay đòi hỏi sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà, người giáo viên không chỉ thể hiện được trình độ chuyên môn vững vàng mà còn có những phương pháp, kỹ thuật dạy học tốt để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Người giáo viên nghiên cứu tìm tòi và tìm ra và áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để nhiệm vụ dạy học đạt hiệu quả hơn tức là đã một phần nào đó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Khi tiết học đạt hiệu quả, học sinh tiếp thu bài tốt, uy tín của giáo viên trước học sinh, phụ huynh và xã hội càng được củng cố. * Đối với nhà trường: - Thầy và trò cùng tạo nên không khí học tập hăng say trong nhà trường, thể hiện một môi trường văn hóa, một “Trườnghọc thân thiện, học sinh tíchcực”. - Trong một địa phương, trường học là môi trường văn hóa tri thức được nhân dân quan tâm. Chất lượng học tập của học sinh tốt hơn, chất lượng giáo dục của nhà trường tăng. Nhà trường đã góp phần giáo dục và đào tạo cho địa phương những con người có tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như trong mọi công việc. Như vậy, nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, uy tín của nhà trường sẽ nâng cao với nhân dân địa phương. * Đối với gia đình: - Khi con em mình được rèn luyện trở thành những học trò tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập thì các bậc phụ huynh yên tâm tập trung vào công việc của mình để hiệu quả công việc tốt hơn. Bởi vì khi học tập các em tích cực, tự giác các em cũng sẽ tự giác, tích cực trong việc giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. - Gia đình sẽ yên ấm, hạnh phúc vì có những đứa con vừa có tri thức, vừa ngoan ngoãn.
  • 15. xã hội: - Khi học sinh đã được giáo dục, rèn luyện thành những người phát triển hoàn thiện về nhân cách thì các em sẽ là những công dân tốt trong xã hội. - Xã hội có nhiều những công dân vừa có tri thức, vừa có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ vững mạnh, đất nước sẽ phồn vinh.
  • 16. LỤC PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Tiết 49 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? Hoàng Phủ Ngọc Tường I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: 1.1. Môn Ngữ văn - Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. - Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 1.2. Môn Lịch sử - Hiểu thêm những kiến thức về lịch sử, những sự kiện gắn liền với dòng sông Hương. (Lịch sử lớp 12- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (1939-1945); Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ). 1.3. Môn Địa lí: - Sử dụng bản đồ lưu vực Sông Hương để nhận biết đặc điểm hình thái của dòng sông một cách cụ thể . - Hiểu thêm về địa hình Việt Nam, các dòng sông chảy từ tây sang đông, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội. Tiếp đó, khi chảy về đồng bằng, địa hình thấp, dòng chảy sông Hương chậm hơn, êm đềm hơn. - Hiểu thêm về đặc điểm sông ngòi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Sông Hương vì thế khi ra khỏi rừng đã trở thành “Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. (Địa lí lớp 12- Bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 1.4. Môn Giáo dục công dân: - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. - Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. - Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn những dòng sông xanh - sạch - đẹp. (Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11- Bài 12:
  • 17. nguyên và bảo vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.) 2. Kĩ năng: 2.1. Môn Ngữ văn - Đọc diễn cảm thể loại bút kí. - Phân tích văn bản bút kí theo đặc trưng thể loại. 2.2. Môn Lịch sử Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên 2.3. Môn Địa lí Kĩ năng thu thập thông tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp. 2.4. Môn Giáo dục công dân Kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống. 2.5. Môn âm nhạc Rèn kỹ năng ca hát, tự tin trước tập thể. 2.6. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống - Kỹ năng điều chỉnh hành vi trong cuộc sống. - Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày ý kiến. 3. Thái độ: - Tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với non sông đất nước, niềm tự hào về những danh lam thắng cảnh của dân tôc. - Có ý thức bảo vệ giữ gìn con sông quê hương trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường hiện nay. 4. Các năng lực chính hướng tới: - Tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với non sông đất nước, niềm tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc. - Trân trọng tài năng, nhân cách của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, trân trọng giá trị của bài “Ai đã đặttên cho dòng sông”. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sáchgiáo khoa, sáchbàitập, sách chuẩnKTKN, sách giáo viên, bảng phụ. - Tranh ảnh về Sông Hương, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, Cồn Hến … - Đĩa nhã nhạc cung đình Huế. - Bản đồ thành phố Huế, bản đồ lưu vực Sông Hương. - Máy chiếu, bản đồ thành phố Huế, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tư liệu có liên quan (tranh ảnh về tác giả, sông Hương). 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, bài soạn, sưu tầm tư liệu có liên quan. - Đọc ít nhất 2 lần trích đoạn và soạn bài theo hướng dẫn SGK/trang 203 - Tìm hiểu về thể loại kí, phân biệt bút kí và tùy bút.
  • 18. TIẾN HÀNH: Sử dụng các loại câu hỏi nêu vấn đề, gợi dẫn, thảo luận nhóm… IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: Lớp Ngày dạy Học sinh vắng 12A3 12A5 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say mê nhất trong đoạn trích “Ngườilái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân? 3. Bài mới: Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BÀI DẠY GV chiếu một số hình ảnh: Cầu Tràng Tiền, Lăng Khải Định, Chùa Thiên Mụ, Dòng Sông Hương, Cồn Gia Viễn, Nhã nhạc cung đình Huế… GV đặt câu hỏi: - Quan sát những hình ảnh ấy cho cô biết: những hình ảnh đó thuộc tỉnh (thành phố) nào trên đất nước ta? Em ấn tượng nhất về hình ảnh nào? - HS quan sát, trả lời. - Những hình ảnh đó thuộc thành phố Huế. - Em ấn tượng nhất là hình ảnh dòng sông Hương
  • 19. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm. - GV cho HS xem ảnh tác giả - GV: Phân nhóm thảo luận theo kĩ thuật ZYZ. - Câu hỏi thảo luận: Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường? - HS các nhómtrình bày - GV chốt lại - GV: Trình bày những hiểu biết của em về bài bút kí này: * Xuất xứ, thời gian sáng tác: * Thể loại: * Bố cục đoạn trích: I. TIỂU DẪN: 1. Tác giả: - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. - Cuộc đời của tác giả gắn bó sâu sắc với Huế (học trường ĐH Huế, dạy học ở trường Quốc học Huế, tham gia các phong trào cách mạng tại Huế…) - Là một trong những cây bút đặc sắc về bút kí. Kí của ông kết hợp nhuẫn nhuyễn chất trí tuệ và trữ tình, tài hoa và uyên bác…  Tác phẩm chính: - Văn xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986)… - Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976)… 2. Tác phẩm: - Xuất xứ, thời gian sáng tác: Là bài bút kí đặc sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. - Thể loại: bút kí: là thể văn thuộc loại kí (ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những nhận xét, những cảm xúc của người viết. - Bố cục: đoạn trích chia làm 2 phần: + Phần 1: Từ đầu đến: “bát ngát tiếng gà”: Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
  • 20. GV và HS Nội dung cần đạt - HS chia bố cục - GV nhận xét, bổ sung * Ý nghĩa nhan đề của đoạn trích: - HS đọc diễn cảm đoạn văn mở đầu - GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản. - GV hướng dẫn HS xem bản đồ, trình chiếu vị trí của sông Hương nơi đầu nguồn (Tích hợp môn Địa lí) - GV: Ở thượng nguồn, sông Hương được tác giả diễn tả như thế nào? Để làm nổi bật được vẻ đẹp ấy nhà văn đã sử dụng những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào? Nét riêng trong lối viết kí của tác giả? + HS tìm các chi tiết để trả lời cho câu hỏi + GV nhận xét, tổng hợp lại: + Phần 2: Đoạn còn lại: Vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ lịch sử và văn hóa - Nhan đề: Bài bút kí kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông: sông Hương - sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại  Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên: a. Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn: - Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. + Con sông vừa “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn..” + Sông Hương lại vừa “dịu dàng và say đắm …” + Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại …”. + Trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở.  Ngôn ngữ tạo hình, biện pháp nhân hóa gợi tả chính xác đặc điểm của sông Hương ở thượng lưu với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, man dại, vừa trữ tình say đắm lòng người. => Sông Hương ở đầu nguồn có một sức
  • 21. GV và HS Nội dung cần đạt - Theo thủy trình của sông Hương. Đoạn này có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? - HS: Chia làm 2 đoạn. GV giao cho HS làm việc nhóm: Thảo luận theo kĩ thuật Khăn phủ bàn - Nhóm 1, 3: Vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi thành phố? + GV chỉ trên bản đồ sông Hương những khúc quanh, những sự chuyển dòng liên tục; giới thiệu cho các em những hình ảnh cánh đồng Châu Hóa, đồi Vọng Cảnh, chùa Thiên Mụ, Cồn Hến, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng. (Tích hợp Địa lí) GV hướng dẫn HS chỉ ra nét độc đáo, đặc sắc trong lối viết của nhà văn - Nhóm 2,4: Vẻ đẹp sông Hương sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng rất dịu dàng và say đắm. b. Vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi thành phố: - Sông Hương được nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế: + Sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách trước khi trở thành người tình dịu dàng và thủy chung của cố đô. + Đó là một dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế: * Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng * Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như nàng tiên được đánh thức, bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân “chuyển dòng liên tục…như thành quách” * Khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, sông Hương mềm như tấm lụa, có khi ánh lên những phảnquang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím… -> Hiểu biết về địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với nhiều hình ảnh đẹp như bức tranh có đường nét, có hình khối. -> Đoạn văn bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong lối hành văn của tác giả, hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn khiến ta cảm nhận một vẻ đẹp vừa mạnh mẽ lại vừa dịu dàng của dòng sông. c. Vẻ đẹp sông Hương khi chảy trong
  • 22. GV và HS Nội dung cần đạt khi chảy trong lòng thành Huế? + GV: Khi chảy vào thành phố Huế, Sông Hương có nét khác biệt gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng, độc đáo của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông? + GV tiếp tục hướng dẫn cho HS xem trên bản đồ đoạn sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế. (Tích hợp Địa lí) + GV: Sông Hương trước khi đi ra biển cả có điểm gì đặc biệt? GV chỉ trên bản đồ khúc quanh khi sông Hương đột ngột đổi dòng để gặp lại Huế ở thị trấn Bao Vinh. (Tích hợp Địa lí) GV gọi các nhóm lên bảng trình bày. Yêu cầu các nhóm bổ sung cho nhau. GV nhận xét Chốt ý lòng thành Huế: - Như đã tìm thấy chính mình trong lòng thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi hẳn …“vâng” không nói ra của tình yêu”. - Nằm ngay gữa lòng thành phố yêu quý của mình, sông Hương cũng giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét…nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: + Bằng con mắt nhìn của hội họa. + Qua cách cảm nhận âm nhạc. + Với cái nhìn của trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc… để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao vinh xưa cổ -> Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, một phát hiện rất tinh tế. Khúc quanh bất ngờ đó, tựa như một nỗi vương vấn, và dường như còn có cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu - Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. * Tiểu kết: Với lối viết kí lịch lãm, tài hoa, mê đắm, kết hợp giữa tả và kể cùng những lời bình luận, nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của sông Hương hòa lẫn vào thiên nhiên khi ở đầu nguồn, ở đồng bằng và đặc biệt gắn bó với thành phố Huế.
  • 23. GV và HS Nội dung cần đạt - GV hỏi dẫn dắt: Trên thế giới chúng ta biết đến rất nhiều nền văn minh được hình thành bên những con sông. E hãy kể tên những nền văn minh gắn với những con sông ấy? (Tích hợp kiến thức Địa lí) - HS trả lời: Nền văn minh Ai Cập gắn với sông Nin, Nền văn minh Ấn Độ gắn với sông Ấn và sông Hằng, nền văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Hà - Sông Hương trong sự gắn bó với Huế đã làm nên những nét riêng gì về văn hóa và lịch sử của xứ Huế? - GV: Những chi tiết nào cho thấy tác giả miêu tả sông Hương gắn với những sự kiện lịch sử? + HS trả lời, GV chốt lại: (Tích hợp môn Lịch sử) - GV: Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa như thế nào? - Yêu cầu HS phát hiện hai vẻ đẹp âm nhạc và thi ca của sông Hương. -Ngoài những điệu hò trên sông hương, những câu Nam Ai Nam 2. Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ lịch sử và văn hóa: a. Vẻ đẹp sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc: - Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang: + Đó là dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng. - Dòng sông ấy là điểm tựa, là dòng viễn châu bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt. - Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân. - Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám và bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này. - Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương – chứng nhân của lịch sử, gắn liền với với lịch sử của Huế, của dân tộc qua những thăng trầm của cuộc đời. b. Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa: * Sông Hương- Dòng chảy của âm nhạc: - Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…”. - Tác giả tưởng tượng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
  • 24. GV và HS Nội dung cần đạt Bình hay nhã nhạc cung đình Huế thì sông Hương và Huế cũng trở thành nguồn đề tài bất tận của âm nhạc. Em biết những ca khúc nào về Huế và sông Hương? (Tích hợp với âm nhạc). - HS kể tên một số ca khúc: - Huế thương. - Huế và em -Chuyện tình sông Hương - Huế tình yêu của tôi - Ai có thể hát một điệu dân ca Huế hoặc một bài hát về Huế (Tích hợp với âm nhạc). + HS có thể liên hệ với những bài thơ viết về sông Hương, xứ Huế mà các em đã đọc, đã học. - Trình bày những cảm nhận của em về Sông Hương? Giáo viên nhận xét chốt ý. + GV: Bài bút kí có những đặc sắc nghệ thuật nào? Những biện pháp nghệ thuật chính tác giả đã sử dụng trong bút kí này? + HS trả lời, GV nhận xét, tổng hợp: - Nhà văn liên tưởng tới Nguyễn Du và tiếng đàn của Thúy Kiều: * Sông Hương- Dòng chảy của thi ca: - Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình: + “Dòng sông trắng- lá cây xanh” (Chơi xuân-Tản Đà) + “Trường giang như kiếm lập thanh thiên” (Cao Bá Quát). + Đó là hình ảnh xứ Huế trong nỗi hoài cổ của Bà huyện Thanh Quan; + Là sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu + Là con sông tình tứ trong thơ Thu Bồn. * Tiểu kết: Hình tượng sông Hương được cảm nhận từ nhiều góc độ làm nên vẻ đẹp đa dạng, phong phú của dòng sông. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của những trang văn là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu trí tuệ. 3. Những đặc sắc về nghệ thuật: - Liên tưởng, so sánh độc đáo: + Dòng sông như cô gái Digan, như người mẹ phù sa… + Chiếc cầu trắng ví với mảnh trăng non. + Dòng sông mềm mại, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. + So sánh sông Hương với các dòng sông
  • 25. GV và HS Nội dung cần đạt + GV: Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường có điểm gì nổi bật trong tác phẩm này? + GV: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. + GV nhấn mạnh những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài bút kí. khác như sông Xen, sông Đanuýp, sông Nêva… - Những biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, lối viết văn giàu hình ảnh - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ - SGK 1. Nội dung. 2. Nghệ thuật. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BÀI DẠY - GV dẫn dắt: Sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc nơi có rất nhiều dòng sông chảy qua, em hãy cho cô biết ở địa phương em có những dòng sông nào? Những dòng sông đó gắn với những kỉ niệm gì của các em? Thực trạng của những dòng sông đó ra sao? - HS trả lời. - GV nhận xét sau đó mời các em theo dõi một số hình ảnh về tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông. - GV hỏi: Các em suy nghĩ gì về những hình ảnh vừa xem? - Hãy suy nghĩ và tìm cách cứu lấy con sông bằng những hành động thiết thực. - Thực trạng là dòng sông ấy đang bị ô nhiễm rất nặng nề do ý thức của con người. - Giữ gìn vẻ đẹp của những dòng sông cũng là ứng xử thanh lịch, văn minh với thiên nhiên, là trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa của đất nước
  • 26. ý kiến đọc trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu còn những điều chưa có trong bài làm của nhóm kia) 4. Củng cố, dặn dò: * Củng cố: - Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên. - Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa. - Vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử. - Nghệ thuật: Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường * Dặn dò: - Tiết sau: Soạn bài: Ôn tập văn học
  • 27. ĐỀ KIỂM TRA 1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ: * Về kiến thức: Đánh giá ở 4 mức độ: - Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao * Về kĩ năng: Đánh giá: - Rèn luyện kĩ năng khái quát, đọc hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. * Về thái độ: Đánh giá thái độ học sinh: - Ý thức, tinh thần tham gia học tập. - Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. * Về năng lực: Qua bài kiểm tra đánh giá được năng lực tiếp nhận kiến thức, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào bài thi cũng như trong những tình huống thực tế trong cuộc sống. 2. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ: - Giáo viên đánh giá kết quả, năng lực học sinh qua các sản phẩm của học sinh trên lớp thông qua phiếu học tập. - Giáo viên đánh giá kết quả học tập và năng lực học sinh qua đề kiểm tra đề kiểm tra hai tiết (hệ số 2) 3. ĐỀ KIỂM TRA 3.1. Đề kiểm tra 15 phút. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Câu 1: Trong các lời đánh giá sau đây, lời nào nói đúng nhất về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: A. Một ngòi bút đậm chất sử thi và lãng mạn. B. Mội nhà nghệ sĩ ngôn từ. C. Một ngòi bút tiểu thuyết đậm chất sử thi. D. Một cái tôi tài hoa và một tấm lòng gắn bó với cảnh sắc, con người xứ Huế. Câu 2: Hoàng Phủ Ngọc Tường sở trường về thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Kí C. Tiểu thuyết D. Thơ
  • 28. những tác phẩm sau đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm nào là bút kí văn học? A. Người hái phù dung. B. Người ham chơi C. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu D. Những dấu chân qua thành phố Câu 4:Trong những tác phẩm sau đây, tác phẩm nào là của Hoàng Phủ Ngọc Tường? A. Sử thi buồn; Dòng sông ai đã đặt tên B. Rất nhiều ánh lửa; Bản di chúc của cỏ lau C. Chiếc thuyền ngoài xa; Ai đã đặt tên cho dòng sông D. Nhớ con sông quê hương; Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu Câu 5: Văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể loại: A. Nhà đàm C. Bút kí B. Truyện ngắn D. Thơ văn xuôi Câu 6: Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, đặc điểm của sông Hương là: A. chảy xuyên qua nhiều vùng đất nước. B. "Con sông dùng dằng, con sông không chảy" C. con sông thuộc về thành phố duy nhất. D. Dòng sông "độc bắc lưu" Câu 7: Sông Hương "Trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh". Về địa lí, đây là đoạn sông Hương: A. Ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. B. Rời khỏi kinh thành, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói. C. Giữa lòng Trường Sơn. D. Khi qua thành phố Huế. Câu 8: Từ xa xưa sông Hương có tên gọi là: A. Hương Giang B. Linh Giang C. Đà Giang D. Sông Bồ Câu 9: Từ góc nhìn lịch sử, nhà văn cảm nhận sông Hương như: A. Người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
  • 29. người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. C. Dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. D. Một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Câu 10: Miêu tả dòng sông chảy giữa đại ngàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường ví sông Hương như: A. Một bản trường ca của rừng già B. Một thiên anh hùng ca C. Một bài thơ bằng văn xuôi D. Sửthi viết giữa màu cỏ láxanh biếc. Đáp án bài tập trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B C B C A D B C A 3.2. Đề kiểm tra 90 phút Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao NLVH Nhận biết được nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Nhận ra được cách làm bài. Hiểu được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Vận dụng kĩ năng làm nghị luận văn học dạng đề phân tích để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế trong tác phẩm Chỉ ra được nét đặ sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT qua tác phẩm
  • 30. lệ 4,0 40% 2,0 20 % 3,0 30% 1,0 10% 1 10 100% Đề bài: Phân tích những cảm nhận tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường trước vẻ đẹp của thiên nhiên Huế trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Gợi ý làm bài a. Mở bài. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Với thể loại kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trên từng trang văn vốn kiến thức uyên bác và cách viết tài hoa. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế b. Thân bài. - Nhan đề của bài kí đã góp phần thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn trước những vẻ đẹp gợi sự khám phá, kiếm tìm. Nhà văn không lấy một câu hỏi ngỡ như vu vơ để đặt tên cho tác phẩm, và tìm cách lí giải về tên của dòng sông bằng kiến thức phong phú của mình. - Nhà văn đã cảm nhận và miêu tả sông Hương từ nhiều góc nhìn khác nhau với những so sánh thú vị. Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí, cái nhìn của nhà văn thật tinh tế khi miêu tả dòng sông mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, sông Hương thăm thẳm chiều sâu tâm hồn nhưng đã "đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng" để xuôi về thành phố Huế. - Cảm nhận dòng sông từ góc nhìn lịch sử, văn hóa nhà thơ có những liên tưởng nhạy bén. Cái tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự phát hiện và chuyển hóa cái hữu hình ("chỗ rẽ của dòng sông Hương") thành cái vô hình ("nỗi vương vấn, cả một chúng lẳng lơ kín đáo của tình yêu"); chuyển hóa hình ảnh ("những khúc quanh của sông Hương") thành âm thanh ("như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu"). - Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thổi hồn vào sông Hương và thiên nhiên Huế. Một khúc quanh mềm mại, một bóng tùng, những đốm lửa thuyền chài lập lòe trong đêm sương, những lăng tẩm thành quách cũ, tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga... đều mang dấu ấn của con người. Sự hòa quyện, gắn kết giữa sông Hương và thiên nhiên, con người xứ Huế không phải ai cũng dễ nhận ra và miêu tả tường tận và tinh tế như thế.
  • 31. Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương - Tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương – một biểu tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến.
  • 32. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ TẢ TIẾT DẠY Bản đồ về địa lí kinh thành Huế
  • 33. luận nhóm theo kỹ thuật “Khăn phủ bàn” 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời. - Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài, sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được qua việc dạy tích hợp. 10.1.1. Đối với học sinh: Trước hết, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, có ưu thế trong việc tạo ra độngcơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tìnhhuống thực tiễn, ítphải ghi nhớ kiến thức một cáchmáy móc. Điều quan trọng hơn là các chủđềtíchhợp, liên môn giúp cho học sinhkhông phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm
  • 34. có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 10.1. 2. Đối với giáo viên. Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tíchcực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. 10.2. Kết luận. Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm kí Ngữ văn 12, tôi nhận thấy việc dạy học theo hướng tích hợp là một trong những cách thức dạy học có hiệu quả tối ưu. Dạy học theo hướng tích hợp góp phần giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong dạy học nhằm tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn cho việc dạy tác phẩm văn chương, đồng thời giúp học lĩnh hội kiến thức văn học một cách khoa học, có hệ thống và sâu sắc hơn. Từ đó các em cũng thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức của nhiều môn học. 10.3. Kiến nghị Từ yêu cầu, mục tiêu của môn học và thực tế giảng dạy tích hợp liên môn các tác phẩm kí trong môn Ngữ văn 12 ở Trường THPT TRần Hưng Đạo những năm qua. Tôi xin có những kiến nghị như sau: - Thư viện nhà trường đầu tư thêm những tài liệu, tư liệu về thể loại kí. Có thể nói việc lồng ghép các kiến thức liên môn, liên ngành kết hợp với nội dung giáo dục môi trường, kĩ năng sống thông qua các bài kí là một điều hoàn toàn mới mẻ và cần thiết góp phần vào việc rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn bày tỏ những kinh nghiệm thật ít ỏi của mình dùcònmang tínhchủ quan. Kínhmong nhận được những lời đóng góp chân thành từ phía BGH và các đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt sự nghiệp giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 35. những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Tam Dương, ngày.....tháng......năm2018 Thủ trưởng đơn vị/ (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương, ngày10 tháng1 năm2018 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thuý
  • 36. KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (NXB Giáo dục 2002). 2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 (NXB Giáo dục 2002). 3.Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ (NXB trẻ 2012). 4. Đặc trưng tùy bút – Nguyễn Tuân (NXB Văn học 2011). 5. Tùy bút Nguyễn Tuân 1941
  • 37. HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………..
  • 38. HƯNG ĐẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Thông tin về tác giả đăng ký sáng kiến kinh nghiệm: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý 2. Ngày sinh : 16/04/1979 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo 4. Chuyên môn: Giáo viên dạy môn Ngữ Văn 5. Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy môn Ngữ văn các lớp 12A3, 12A5, 11A5 và chủ nhiệm lớp 11A5 II. Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn các tác phẩm kí Ngữ văn 12 – Hệ THPT Trường THPT TRần Hưng Đạo 2. Cấp học: (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): THPT 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2017 đến hết tháng 1 năm 2018 4. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc 5. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo. Ngày tháng năm 2018 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ tên,đóng dấu) TỔ TRƯỞNG/NHÓM CHUYÊN MÔN (Ký ghi rõ họ, tên) NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thuý
  • 39. Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………… 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………...... 2. Mục đíchcủa đề tài……………………………………………………..... PHẦN II: NỘI DUNG …………………………………………………….. I. Cơ sở lí luận………………………………………………………………. 1. Quan điểm tíchhợp liên môn trong dạy học nói chung.............................. 2. Quan điểm tíchhợp liên môn trong dạy học Ngữ văn………………….... 3. Đặc trưng của thể kí……………………………………………………… II. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….... 1.Nhận thức về dạy học tích hợp……………………………………………. 2.Thực trạng về dạy học tích hợp trong môn ngữ văn ở trường Cao đẳng KT- KT Vĩnh Phúc………………………………………………………….. 3. Một số kinh nghiệm dạy học tíchhợp trong môn Văn…………………… 4. Các giải pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy tác phẩm kí……….... PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................... 1. Kết quả kiểm tra theo lớp…........................................................................ 2. Kết quả kiểm tra theo nhóm........................................................................ 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................... PHẦN IV: PHỤ LỤC ................................................................................... Phụ lục 1………………………...................................................................... Phụ lục 2………………………..................................................................... Phụ lục 3………………….............................................................................. Phần V: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 1. Kết luận ……….......................................................................................... 2. Kiến nghị..................................................................................................... 01 01 02 04 04 04 05 05 06 06 06 07 09 14 14 14 14 17 17 29 33 36 36 36