Ăn bưởi nhiều có tốt không

Bưởi là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, trong bưởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho cơ thể và sắc đẹp. Tuy nhiên, có 5 nhóm người tuyệt đối không nên ăn bưởi, bởi nếu ăn bưởi sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy đó là nhóm người nào và lý do vì sao không nên ăn bưởi? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bưởi là một loại trái cây thuộc họ cam quýt cận nhiệt đới với tính chất mọng nước và chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magie và chất xơ, rất có lợi cho cơ thể. Ngoài cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể, bưởi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, điều hòa huyết áp hay trẻ hóa làn da, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

 

Những ai không nên ăn bưởi?

Dù bưởi rất tốt cho cơ thể, nhưng có 5 nhóm người không nên ăn bưởi nếu không muốn sức khỏe cơ thể bị xuống dốc

Là loại trái cây yêu thích của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến cáo có 5 nhóm người sau không nên ăn bưởi.

Người có hệ tiêu hóa kém

Với đặc tính giàu chất xơ và nước nên bưởi có thể làm cho nhu động đường tiêu hóa diễn ra quá nhanh, gây ra các hiện tượng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn bưởi.

Chất xơ và vitamin C trong trái bưởi cũng khiến cho những người đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng, vì thế với nhóm người có hệ tiêu hóa kém tốt nhất là ăn ít hoặc không nên ăn.

>>> Xem thêm: Nếu muốn có giấc ngủ chất lượng, hãy ăn chuối trước khi đi ngủ

Người bị bệnh thận

Nhiều loại trái cây vốn được khuyến khích sử dụng hàng ngày vì mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng với người bị suy thận thì phải chú ý kiêng khem trong ăn uống trái cây rất nhiều, trong đó có quả bưởi.

Bưởi chứa nhiều kali nên khi ăn bưởi sẽ khiến lượng kali trong cơ thể tăng nhanh, gây áp lực lên thận, làm nguy hiểm thêm tình trạng suy giảm chức năng thận. Đặc biệt, khi thận yếu hoặc bệnh thận đã nặng, cơ thể không thể đào thải kali, ăn thêm bưởi có thể gây ra tim đập nhanh, rối loạn đa chức năng, thậm chí là gây tử vong.

Người bị bệnh dạ dày, tá tràng, viêm tụy

Trong trái bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, nên người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy tuyệt đối không nên ăn.

Bởi vì các thành phần trong bưởi sau khi hấp thụ vào dạ dày sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là loại bưởi chua.

>>> Tìm điểm mua máy tạo oxy gia đình uy tín tại TP.HCM

Người đói 

Nhiều người thường thích ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đói vì cho rằng bưởi có vị ngọt nên cung cấp năng lượng nhanh, hoặc uống bưởi khi đói sẽ giảm cân nhanh. Tuy nhiên, đó đều là cách nghĩ sai lầm gây hại cho cơ thể.

Khi đói không nên ăn bưởi hoặc các hoa quả có vị chua [vitamin C]

Thực chất, trong bưởi chứa một lượng axit tự nhiên rất lớn, khi bạn đói mà ăn hoặc uống nước bưởi sẽ làm hại dạ dày của bạn, khiến dạ dày bị tổn thương, cồn cào khó chịu trong người. Do đó, bạn nên nhớ chỉ nên ăn bưởi sau khi đã ăn no, khi đó bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa và hạn chế việc tăng cholesterol trong máu cơ thể.

Người đang dùng thuốc

Trong trái bưởi chứa thành phần furanocoumarin, khi kết hợp với 1 số loại thuốc sinh ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn bưởi khi đang dùng 6 loại thuốc sau: Đó là thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh.

Ngoài ra, từng ghi nhận có 1 vài trường hợp bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng đã bị ngộ độc vì ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Cụ thể, triệu chứng nhẹ thì đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… còn nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột tử. Vì vậy, tốt nhất khi đang uống thuốc chữa bệnh, bạn hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc nên và không nên sử dụng loại trái cây nào để tránh gây ngộ độc cho cơ thể.

Bưởi chứa khá nhiều chất dinh dưỡng bao gồm cả chất chống oxy hóa chống ung thư. Hơn nữa, bưởi còn rất giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. 

Nhờ những chất dinh dưỡng có trong bưởi mà loại quả này có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Một quả bưởi có 7 tác dụng 

- Một quả bưởi chứa 6 gam chất xơ. Chất xơ cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Ảnh minh họa

- Quả bưởi có hàm lượng calo tương đối thấp so với kích thước có vẻ lớn của nó. Bên cạnh đó, bưởi chứa protein và chất xơ cả hai đều có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, nếu bạn có ý định giảm cân thì bưởi là một lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn kiêng của bạn.

- Bưởi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm vitamin C, naringenin, naringin và lycopene, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

- Bưởi có thể có đặc tính chống lão hóa do hàm lượng chất chống oxy hóa.

- Chiết xuất từ bưởi đã được chứng minh là làm giảm mức độ mỡ trong máu trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm ở người.

- Chiết xuất từ vỏ và lá bưởi đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lây lan của ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm ở người là cần thiết để hiểu trái bưởi ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư.

Những sai lầm có thể gây nguy hiểm chết người khi ăn bưởi

Ăn bưởi, uống nước ép bưởi khi uống thuốc

Bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Các chuyên gia cũng đã cảnh báo bưởi có nguy cơ gây chết người đối với một số bệnh nhân dùng thuốc theo toa. Bưởi chứa các hóa chất có thể tương tác với một số loại thuốc, khiến chúng có tác dụng mạnh hơn. 

Ăn bưởi khi đói

Bưởi vốn có chất acid citric rất cao [khoảng 14-15%], vì thế không nên ăn bưởi khi bụng rỗng để tránh việc acid có thể làm tổn hại dạ dày. 

Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc

Không nhiều người để ý tới điều này nhưng uống rượu, hút thuốc sau đó ăn bưởi thực sự không có lợi cho sức khỏe. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 [men ruột] gây nên những tác dụng như làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Những tác động này bạn sẽ không dễ dàng thấy ngay mà sẽ diễn ra từ từ. Vì vậy, tốt nhất sau khi hút thuốc lá, uống rượu khoảng 48 tiếng hãy ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. 

Những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy không nên ăn nhiều bưởi

Bưởi có tính lạnh, những người tỳ vị hư nhược, sau khi ăn bưởi sẽ bị tiêu chảy. Vì vậy, những người có cơ thể suy nhược không nên ăn nhiều. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, nhưng nếu quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.

Người bị đau dạ dày nên ăn hạn chế

Nếu bạn bị đau dạ dày thì không nên ăn nhiều bưởi hay uống nước ép bưởi, vì loại đồ uống này có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành hơn.

Chủ Đề