Bầu uống nước đá nhiều có tốt không

- Vào mùa hè nóng bức, tôi rất thích uống nước đá, nước lạnh. Nhưng hiện tại tôi đang mang thai. Bác sĩ cho hỏi việc uống nước đá có gây hại đến con của tôi hay không? [Quỳnh Chi, 29 tuổi, ở Hà Nội].

Bác sĩ Trần Vũ Quang tư vấn. Ảnh: HQ.

Bác sĩ Trần Vũ Quang, khoa Sản 1, Bệnh viện Phụ sản Trung ương [Hà Nội], tư vấn:

- Thực ra tác động chủ yếu khi uống nước lạnh thường xuyên, đầu tiên là gây viêm đường hô hấp trên. Độ lạnh của đá là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề như bà bầu bị nhức răng, ho dai dẳng, viêm họng.

Nếu điều trị không tốt nguy cơ xấu là nhiễm khuẩn huyết, nhẹ hơn thì làm đường hô hấp không được hoạt động bình thường, gây thiếu oxy cho thai nhi, về lâu dài gây ảnh hưởng thể chất của trẻ. Bà bầu sẽ khó thở, kèm theo các tác dụng phụ của thuốc tới thai nhi, nhất là khi tự ý sử dụng thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử dị ứng sẽ khá nguy hiểm. Dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, từ nổi mẩn ngoài da, suy đường hô hấp tới sốc phản vệ. Khi mẹ nguy hiểm, thai nhi chịu ảnh hưởng rất cao.

Bạn vẫn có thể sử dụng nước đá nhưng nên hạn chế, pha thêm với nước ấm để không chênh lệch với nhiệt độ cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu bạn có sử dụng đá để chườm mát, nên quấn khăn bên ngoài, không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da, tránh tình trạng co mạch nhanh quá hoặc nước bẩn. Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng gây co mạch ngoại biên sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm.

Thấu hiểu nỗi lo của hàng ngàn bà mẹ đang và sẽ mang thai, Zing.vn ra mắt ứng dụng tra cứu Lần đầu làm mẹ, giúp 9 tháng 10 ngày mang thai của mẹ khỏe mạnh và trọn vẹn hạnh phúc. 

Ứng dụng được xây dựng dựa trên 40 tuần thai kỳ. Sau khi nhập ngày dự sinh, các bà mẹ sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của em bé, quá trình thay đổi trên cơ thể mẹ theo từng tuần. Điều đó giúp cho các thai phụ và có được kiến thức cơ bản về hành trình mang thai.

Lần đầu làm mẹ không chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin mà còn hỗ trợ giải đáp một số thắc mắc cơ bản của các sản phụ khi mang thai về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, xét nghiệm cần làm, nhắc bạn lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. 

Đá giúp giảm cơn ốm nghén. Hầu hết phụ nữ đều bị ốm nghén trong thời gian đầu mang thai. Cơn ốm nghén có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc thậm chí ở lại với bạn suốt cả ngày. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi...

tin liên quan

Một nhà khoa học Mỹ khẳng định 'chết là… hết, không có kiếp sau'

Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng vượt qua cơn ốm nghén nhờ ngậm vài viên đá lạnh.

Giảm chứng ợ nóng [ợ chua, ợ hơi]. Hormone progesterone thường được sản sinh rất nhiều ở thai phụ. Nó có vai trò làm giãn các cơ tử cung và nhau thai cùng các chức năng khác. Tác dụng phụ của progesterone là làm giãn cơ thắt dạ dày, khiến thức ăn và các a xít dạ dày thoát ra ngoài, gây trào ngược a xít hay ợ nóng. Ăn nước đá giúp làm dịu dạ dày và giảm ợ nóng.

Giải nhiệt. Thai phụ luôn cảm thấy nóng trong người. Đó là do lưu lượng máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Vào mùa hè, các bà bầu còn thấy thân nhiệt tăng cao hơn. Ăn đá lạnh giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, không nên uống nước ngọt có ga hoặc đường vì không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

tin liên quan

Đi bộ hay chạy bộ sẽ tốt hơn cho sức khỏe?

\n

Chỉ dấu của hội chứng pica. Thèm đá lạnh cũng là dấu hiệu của hội chứng pica. Đây là một rối loạn sức khỏe với các triệu chứng như thèm ăn những thứ không thể ăn được hoặc không có giá trị dinh dưỡng như phấn, cát, than, kim loại…

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thèm ăn quá nhiều đá, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn.

Thiếu chất sắt. Theo trang tin Boldsky dẫn lời các chuyên gia, các bà bầu thèm ăn nước đá khi bị thiếu máu hay nói cách khác là thiếu chất sắt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì chất sắt rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Các thai phụ nên kiểm tra liệu mình có thiếu chất sắt hay không càng sớm càng tốt.

Giảm căng thẳng. Khi mang thai, bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng. Nhai nước đá giúp xoa dịu những phiền muộn hay căng thẳng nhờ làm mát cơ thể.

Chống mất nước. Uống nhiều nước và giữ cơ thể không bị thiếu nước là quan trọng khi mang thai. Nhai nước đá giúp cung cấp nước cho cơ thể.

Những lưu ý khi bà bầu ăn nước đá

Nhai quá nhiều nước đá có thể gây hại răng vì dễ gây ra các vết nứt nhỏ trên răng, làm tăng độ nhạy của răng, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây sâu răng. Thay vì nhai đá, các chị em có thể ngậm đá cho đến khi nó tan chảy trong miệng để giảm độ tiếp xúc trực tiếp với răng.

Lạm dụng nước đá có thể khiến bạn quên cơn đói, không còn muốn ăn nữa. Tuy nhiên, nước đá không chứa bất kỳ lượng calo hoặc giá trị dinh dưỡng nào. Điều này không tốt khi bạn đang mang thai. Cơ thể cần mọi dưỡng chất và calo để hỗ trợ sự tăng trưởng và sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, chỉ nên ăn nước đá ở mức độ vừa phải, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của bạn.

Bà bầu uống nước lạnh có ảnh hưởng gì không?

Do đó, khi bà bầu uống nước đá sẽ khiến thai nhi tăng tần số cử động, thể gây sinh non hay sẩy thai. – Nước đá gây co thắt tử cung: Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm mà uống nước đá lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.

Tại sao uống nước lạnh thai nhi lại đạp?

Khi bạn uống nước lạnh, nhiệt độ trong bụng mẹ giảm, em bé sẽ tìm cách cựa quậy để lấy lại hơi ấm. Lúc đó mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động của con. Hoặc mẹ có thể chườm túi mát lên bụng để kiểm tra. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng nước hay túi chườm quá lạnh sẽ khiến em bé giật mình đấy nhé.

Tại sao bầu không được an lạnh?

Trong thời gian mang thai, nhau thai sản xuất ra hormone progesterone giúp thư giãn các cơ của tử cung, tuy nhiên, hormone này cũng làm mở van nằm giữa dạ dày và thực quản, khiến cho axit dạ dày dễ trào ngược lên. Ăn đá lạnh có thể giúp hạ nhiệt dạ dày và có thể giúp giảm đau tim.

Chủ Đề