Âm đệm nghĩa là gì

Lời nói của con người là một chuỗi âm thanh được phát ra kế tiếp nhau trong không gian và thời gian. Việc phân tích chuỗi âm thanh ấy người ta nhận ra được các đơn vị của ngữ âm. Khi một người phát ngôn "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa", chúng ta nghe được những khúc đoạn tự nhiên trong chuỗi lời nói đó như sau:

Hà / Nội / mùa / này / vắng / những / cơn / mưa

Những khúc đoạn âm thanh này không thể chia nhỏ hơn được nữa dù chúng ta có cố tình phát âm thật chậm, thật tách bạch. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là những khúc đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm, và được gọi là âm tiết. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác. Vì vậy, việc nhận ra âm tiết trong tiếng Việt là dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ Ấn Âu. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ".Bạn đang xem: âm đệm là gì

II. Cấu tạo của âm tiết

Mỗi âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm. Trên thực tế không ai phát âm tách nhỏ cái khối đó ra được trừ những người nói lắp. Trong ngữ cảm của người Việt, âm tiết tuy được phát âm liền một hơi, nhưng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo lắp ghép. Khối lắp ghép ấy có thể tháo rời từng bộ phận của âm tiết này để hoán vị với bộ phận tương ứng của ở âm tiết khác. Ví dụ:

tiền đâu ---> đầu tiên

đảo trật tự âm tiết và hoán vị thanh điệu "`"

hiện đại ---> hại điện

hoán vị phần sau "iên" cho "ai"

nhỉ đay ---> nhảy đi

thanh điệu giữ nguyên vị trí cùng với phần đầu "nh" và "đ"

Quan sát ví dụ trên ta thấy âm tiết tiếng Việt có 3 bộ phận mà người bản ngữ nào cũng nhận ra: thanh điệu, phần đầu và phần sau. Phần đầu của âm tiết được xác định là Âm đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vị tham gia cấu tạo. Phần sau của âm tiết được gọi là phần Vần. Người Việt chưa biết chữ không cảm nhận được cấu tạo của phần vần. Vào lớp 1, trẻ em bắt đầu "đánh vần", tức là phân tích, tổng hợp các yếu tố tạo nên vần, rồi ghép với âm đầu để nhận ra âm tiết. Ví dụ:

U + Â + N = UÂN, X + UÂN = XUÂN

Các âm đầu vần, giữa vần và cuối vần [U, Â, N] được gọi là Âm đệm, Âm chính và Âm cuối. Có thể hình dung về cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong một mô hình như sau:



1. Âm đầu

Tại vị trí thứ nhất trong âm tiết, âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Những âm tiết mà chính tả không ghi âm đầu như an, ấm, êm... được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật. Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu [kí hiệu: /?/]. Như vậy, âm tiết trong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm đầu [phụ âm đầu]. Với những âm tiết mang âm tắc thanh hầu như vừa nêu trên thì trên chữ viết không được ghi lại, và như vậy vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết là zero, trên chữ viết nó thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết. Sau đây là Bảng hệ thống âm đầu [phụ âm đầu] trong tiếng Việt:

Trong bảng hệ thống trên, có ghi âm vị /p/, một âm vị không xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết trong các từ thuần Việt. Nhưng do sự tiếp xúc ngôn ngữ, do nhu cầu học tập cũng như giao lưu văn hoá, khoa học-kĩ thuật... cần phải ghi lại các thuật ngữ, tên dịa đanh, nhân danh nên bảng trên có đưa /p/ vào trong hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt. Các âm vị phụ âm đầu được thể hiện trên chữ viết như thế nào xin xem Bảng âm vị phụ âm.

Bạn đang xem: Âm đệm trong tiếng việt là gì

2. Âm đệm

Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ hai, sau âm đầu. Nó tạo nên sự đối lập tròn môi [voan] và không tròn môi [van]. Trong tiếng Việt, âm đệm được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm /u/ [xem Bảng âm vị nguyên âm] và âm vị "zero" [âm vị trống]. Âm đệm "zero" có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không có ngoại lệ. Âm đệm /u/ không được phân bố trong trường hợp sau:

- Nếu âm tiết có phụ âm đầu là âm môi.

- Nếu âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi.

3. Âm chính

Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, nó mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm chính trong tiếng Việt do nguyên âm đảm nhiệm. Nguyên âm của tiếng Việt chỉ có chức năng làm âm chính và nó không bao giờ vắng mặt trong âm tiết. Vì mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên âm chính là âm mang thanh điệu.

Xem thêm: Nguồn Gốc Câu " Hỡi Thế Gian Tình Là Gì Lý Mạc Sầu Bắt Nguồn Từ Đâu Không?

4. Âm cuối

Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm [âm vị] nào khác ở phần sau của nó. Ví dụ: trong "cúi", thì "i" là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại. Trái lại, trong "quý", do "y" không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như "t" trong "quýt", "nh" trong "quýnh", v.v. Những âm tiết còn có khả năng thêm vào âm cuối như "quý" ở trên, trong thực tế vẫn được kết thúc như một âm tiết hoàn chỉnh. Bởi vì ở vị trí cuối [vị trí kết thúc âm tiết] lúc ấy có mặt một âm cuối, được gọi là âm cuối zero đối lập với tất cả các âm cuối khác.

Âm cuối là bán nguyên âm /u/ [ngắn] có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung hoà, trừ nguyên âm "ơ" ngắn, ví dụ trong níu, áo, bêu diếu, cầu cứu... Bán nguyên âm cuối /i/ [ngắn] có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung hoà, ví dụ trong tôi, chơi, túi, gửi, lấy...



Thanh điệu

Thanh điệu là một yếu tố thể hiện độ cao và sự chuyển biến của độ cao trong mỗi âm tiết. Mỗi âm tiết tiếng Việt nhất thiết phải được thể hiện với một thanh điệu. Thanh điệu có chức năng phân biệt vỏ âm thanh, phân biệt nghĩa của từ.

Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của thanh điệu trong âm tiết. Nhưng ý kiến cho rằng thanh điệu nằm trong cả quá trình phát âm của âm tiết [nằm trên toàn bộ âm tiết] là đáng tin cậy nhất về vị trí của thanh điệu. Sau đây là hệ thống các thanh điệu trong tiếng Việt:

-Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang [còn gọi là thanh không], thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.Bạn đang xem: âm đệm là gì

– 22 phụ âm : b, c [k,q], ch, d, đ, g [gh], h, kh, l, m, n, nh, ng [ngh], p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.

Bạn đang xem: âm đệm là gì

– 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

* Âm đệm:

– Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.

Xem thêm: Hình Ảnh Cổ Ngẳng Là Gì - Nhận Biết Dấu Hiệu Có Thai Sớm Nhất Chỉ Bằng Cách

+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

– Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

+ sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt [là từ nước ngoài]

+ sau n: thê noa, noãn sào [2 từ Hán Việt]

+ sau r: roàn roạt.[1 từ]

+ sau g: goá [1 từ]

* Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

– Các nguyên âm đơn: [11 nguyên âm ghi ở trên]

– Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

+ iê:

Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối [VD: mía, tia, kia,…]

Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối [VD: yêu, chuyên,…]

Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối [VD: khuya,…]

Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối [VD: tiên, kiến,…]

+ uơ:

Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối [ VD: mượn,…]

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối [VD: ưa,…]

+ uô:

Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối [VD: muốn,…]

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối [VD: mua,…]

* Âm cuối:

– Các phụ âm cuối vần : p, t, c [ch], m, n, ng [nh]

– 2 bán âm cuối vần : i


[y], u [o]

B] Bài tập thực hành:

Bài tập 1:

Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau: Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,…

02- Cấu tạo từ Hán Việt [HV]: [Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt]

A] Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt :

– Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

Xem thêm: Chất Bán Dẫn Là Gì ?Ứng Dụng Chất Bán Dẫn Trong Ngành Công Nghiệp Chip

– Từ HV chỉ có chữ mang vần:

+ ắc [nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…];

+ ất [nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…];

+ ân [ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…]

+ ênh [ bệnh viện, pháp lệnh,…]

+ iết [ khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…]

+ uôc [ tổ quốc, chiến cuộc,…]

+ ich [ lợi ích, du kích, khuyến khích,…]

+ inh [ binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…]

+ uông [cuồng loạn, tình huống,…]

+ ưc [ chức vụ, đức độ, năng lực,…]

+ ươc [ mưu chước, tân dược,…]

+ ương [ cương lĩnh, cường quốc,…]

– Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm [viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…]

– Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng : sơn [núi], đơn [một mình] và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

Video liên quan

Chủ Đề