5 tôn giáo hàng đầu ở Châu Á năm 2022

Việt Nam

Tổng quan

Hiến pháp và các bộ luật, chính sách khác của Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, Chính phủ đã quản lý, thậm chí trong một số trường hợp còn hạn chế tự do tôn giáo. Chính phủ nhìn chung tôn trọng quyền tự do tôn giáo của hầu hết các nhóm tôn giáo đã đăng ký và một số nhóm tôn giáo chưa đăng ký, tuy nhiên, vẫn có một số nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký cho biết họ vẫn bị sách nhiễu. Chính phủ không thể hiện chiều hướng cải thiện hay làm suy giảm sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Vẫn tiếp tục có các thông tin về vi phạm tự do tôn giáo, trong đó có các vụ bắt giữ, tạm giam và kết án. Các vấn đề tiêu cực vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở cấp tỉnh và cấp xã, như việc chậm trễ hoặc từ chối cấp đăng ký cho một số nhóm tôn giáo. Có thông tin cho thấy những người bị bắt giữ sau cuộc biểu tình tại giáo xứ Cồn Dầu đã bị đối xử một cách thô bạo. Một số nhóm Công giáo cũng cho biết họ bị sách nhiễu khi đang chuẩn bị tổ chức lễ Giáng sinh. Tuy vậy, chính quyền cũng đã có cho thấy những dấu hiệu cải thiện, như tạo điều kiện xây dựng hàng trăm nơi thờ tự mới, cấp chứng nhận trên toàn quốc cho hai tôn giáo mới, cấp đăng ký cho các giáo đoàn mới, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện và cho phép tổ chức các buổi lễ tôn giáo quy mô lớn với trên 100.000 người tham dự. Chính phủ và Tòa thánh Va-ti-căng tiếp tục có các cuộc đối thoại về bình thường hóa quan hệ.

Vẫn có một số thông tin về những vụ gây khó khăn, phiền hà của xã hội hoặc phân biệt đối xử xuất phát từ nguyên nhân tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hành đạo.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì các cuộc đối thoại thường xuyên với các quan chức cấp cao cũng như các cán bộ chuyên trách của Chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa tự do tôn giáo. Các quan chức Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên với các chức sắc tôn giáo, kể cả những nhà hoạt động tôn giáo nằm trong danh sách theo dõi của Chính phủ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và các quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao đã bày tỏ quan ngại về tự do tôn giáo với các quan chức của Chính phủ Việt Nam và kêu gọi Việt Nam cải thiện hơn nữa tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo cũng là một chủ đề trọng tâm của cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam năm 2011 được tổ chức tại Washington vào tháng 11.

Phần I. Các nhóm tôn giáo

Hơn một nửa dân số Việt Nam trên danh nghĩa theo đạo Phật, trong đó có 10% dân số theo Phật giáo Đại thừa (hầu hết các Phật tử này là người Kinh, hay còn gọi là người Việt, dân tộc chiếm đa số tại Việt Nam) và 1,2% dân số theo dòng Nam Tông (có xấp xỉ một triệu Phật tử là người dân tộc Khmer tại khu vực miền Nam). Có 7% dân số là tín đồ của Giáo hội Công giáo Rô-ma. Công giáo đang ngày càng phát triển tại Việt Nam với trên 6 triệu tín đồ tại 26 giáo phận trên cả nước. Có khoảng 2,5-4% dân số theo Đạo Cao Đài, một tôn giáo dung hợp các yếu tố của nhiều tôn giáo khác nhau. Các tín đồ đạo Hòa Hảo chiếm 1,5-3% dân số. Còn số lượng tín đồ của đạo Tin Lành được ước tính vào khoảng 1-2% dân số. Một số hệ phái của đạo Tin Lành đã được chính thức công nhận; một số hệ phái đã được cấp đăng ký tại địa phương nhưng chưa được công nhận ở cấp độ quốc gia. Có khoảng 70.000 – 80.000 tín đồ Hồi giáo, chiếm chưa đến 0,1% dân số. Ước tính có khoảng 40% tín đồ Hồi giáo theo dòng Sunni và 60% còn lại theo dòng Bani.

Các cộng đồng tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chiếm chưa đến 0,1% dân số, trong đó có 50.000 người dân tộc Chăm chủ yếu theo một dòng đạo Hồi riêng biệt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Cả nước có khoảng 8.000 người theo đạo Baha’i, và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (hay còn gọi là giáo phái Mormons). Thành phố Hồ Chí Minh có một nhà thờ Do Thái, phục vụ khoảng 150 tín đồ Do Thái, chủ yếu là những người nước ngoài định cư tại thành phố.

Hầu hết các công dân còn lại đều tự nhận mình là phi tôn giáo hoặc theo các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng ông bà tổ tiên và các anh hùng dân tộc.

Các dân tộc thiểu số chiếm xấp xỉ 14% dân số. Theo ước tính của các tín đồ, có khoảng 2/3 tín đồ đạo Tin Lành là người dân tộc thiểu số, bao gồm các nhóm thiểu số ở khu vực Tây Bắc (H’mông, Dao, Thái và các dân tộc khác) và Tây Nguyên (Ê-đê, Jarai, Sê-đăng, M’nông và các dân tộc khác). Người dân tộc Khmer Krom thì chủ yếu theo dòng Phật giáo Nam Tông.

Phần II. Tình hình liên quan đến sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Chính phủ

Khung pháp lý/chính sách

Hiến pháp và các bộ luật, chính sách khác của Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hiến pháp, Bộ luật Hình sự và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2003 về tôn giáo đều quy định quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo và thờ phụng; nhưng trên thực tế, vẫn có những biện pháp hạn chế được quy định trong chính sách. Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo năm 2004 và Nghị định hướng dẫn thi hành năm 2005 là những văn bản pháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động tôn giáo. Cả hai văn bản này đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân, nhưng cảnh báo rằng hành vi “lợi dụng” tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng nhằm mục đích “phá hoại hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước” là phạm pháp, và sẽ đình chỉ các hoạt động tôn giáo nếu “gây ảnh hưởng tiêu cực đến các truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 1997 đã quy định các hình phạt cho các tội danh được định nghĩa mơ hồ như “cố tình phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” bằng cách “gây chia rẽ giữa những người theo đạo và không theo đạo”. Chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của các nhóm tôn giáo độc lập và các cá nhân bị coi là mối đe dọa đối với quyền lực của Đảng.

Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo quy định Chính phủ có quyền quản lý và giám sát các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo phải được chính thức công nhận hoặc cấp đăng ký hoạt động và phải được cơ quan chính quyền “phù hợp” ở cấp thấp hơn phê duyệt các chức sắc, hoạt động và việc thành lập các chủng viện hoặc lớp học tôn giáo. Việc bổ nhiệm linh mục hoặc các chức sắc tôn giáo khác cũng phải được chính quyền phê duyệt khi có liên quan đến các tổ chức tôn giáo nước ngoài cấp cao, chẳng hạn như Tòa thánh Va-ti-căng. Pháp lệnh nghiêm cấm ép buộc cải đạo. Pháp lệnh quy định các tổ chức tôn giáo chỉ cần thông báo cho các cấp chính quyền phù hợp về các hoạt động thường niên hay việc phong chức, thuyên chuyển linh mục mà không cần phải có được sự chấp thuận chính thức của chính quyền địa phương như trước đây; tuy nhiên, một số cán bộ địa phương vẫn đưa ra yêu cầu phải xin phép. Pháp lệnh cũng khuyến khích các nhóm tôn giáo tổ chức các hoạt động từ thiện trong lĩnh vực y tế và giáo dục, hai lĩnh vực mà trước đây vốn bị hạn chế.

Năm 2005, Nghị định số 22 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo được ban hành. Nghị định quy định chi tiết thủ tục để một tổ chức tôn giáo chưa được công nhận có thể đăng ký nơi thờ tự, các giáo sĩ và các hoạt động để từ đó có thể hoạt động công khai và đăng ký để được công nhận chính thức. Nghị định quy định một tổ chức tôn giáo phải có 20 năm “hoạt động tôn giáo ổn định” tại Việt Nam thì mới được Chính phủ công nhận chính thức và các hoạt động trong quá khứ tại Việt Nam cũng được tính để đạt được mức yêu cầu này.

Nghị định cũng nêu rõ các thủ tục mà các tổ chức tôn giáo và từng giáo đoàn phải thực hiện để được chính thức công nhận. Theo đó, để được công nhận chính thức, một tổ chức tôn giáo xin công nhận phải được cấp đăng ký ở cấp quốc gia – một quy trình theo khung pháp lý sẽ phải thực hiện một số thủ tục pháp lý. Đầu tiên, tổ chức tôn giáo phải đăng ký và được cấp đăng ký ở từng khu vực hành chính nơi họ hoạt động. Tổ chức đó phải gửi thông tin về cơ cấu, lãnh đạo và các hoạt động của mình đến các cấp chính quyền địa phương có thẩm quyền. Một năm sau khi đăng ký ở cấp độ quốc gia, nhóm tôn giáo đủ điều kiện có thể đệ đơn xin được công nhận đầy đủ về mặt pháp lý sau khi tổ chức hội nghị toàn quốc để bầu ra ban lãnh đạo. Nghị định cũng quy định cơ quan có thẩm quyền phải có phản hồi bằng văn bản về đề nghị đăng ký công nhận chính thức của tổ chức tôn giáo trong vòng 30, 45, 60 hoặc 90 ngày, tùy theo phạm vi của đề nghị. Trong trường hợp bác đơn, văn bản phúc đáp cần nêu rõ lý do. Tuy nhiên, quy định này không được áp dụng một cách nhất quán. Pháp lệnh không quy định cơ chế cụ thể về việc xem xét lại, cũng như lý do từ chối.

Nghị định 22 cũng quy định “nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo hoặc bỏ đạo”. Chỉ thị về một số công tác đối với đạo Tin Lành của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2005) cũng có nội dung hàm ý tương tự. Mặc dù các quan chức Chính phủ từ lâu luôn khẳng định rằng việc ép buộc theo đạo hoặc cải đạo là bất hợp pháp, song đây mới chính thức là hai văn bản pháp luật đầu tiên có quy định rõ ràng về nội dung này.

Nghị định 22 và Luật Đất đai quy định các tổ chức tôn giáo không được mua đất với tư cách pháp nhân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp đất và chấp thuận việc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới. Thường thì một thành viên trong giáo đoàn sẽ mua đất rồi chuyển nhượng cho tỉnh, đất sau đó được cấp cho giáo hội. Giáo hội cũng cần thông báo cho chính quyền về việc trùng tu hay nâng cấp các cơ sở tôn giáo, tuy nhiên, tùy theo mức độ trùng tu mà có thể không phải xin phép. Nghị định 22 quy định rằng chính quyền phải phúc đáp đơn xin giấy phép xây dựng trong vòng 20 ngày.

Ban Tôn giáo Chính phủ cấp quốc gia có trách nhiệm phổ biến thông tin về khung pháp lý tôn giáo cho các chính quyền ở tỉnh, huyện, thôn, xã và đảm bảo khung pháp lý được áp dụng đồng bộ.

Có 31 tổ chức tôn giáo được công nhận thuộc 11 tôn giáo đã được công nhận (Phật giáo, Hồi giáo, đạo Baha’i, Thiên chúa giáo, đạo Tin Lành, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật đường Nam tông Minh sư Đạo và Minh Lý Đạo Tam tôngmiếu). Từng giáo đoàn thuộc các nhóm tôn giáo đã được công nhận này cũng phải đăng ký. Một số chi phái của đạo Phật, đạo Tin Lành và đạo Hòa Hảo không tham gia vào các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận hoặc cấp đăng ký.

Chính phủ quy định tất cả các hoạt động xuất bản các ấn phẩm tôn giáo đều phải thông qua Nhà xuất bản Tôn giáo, đơn vị phụ trách các vấn đề tôn giáo trực thuộc Nhà xuất bản Quốc gia, hoặc các nhà xuất bản khác được Chính phủ cho phép. Hoạt động xuất bản chỉ được thực hiện sau khi Chính phủ đã duyệt nội dung ấn phẩm. Tuy nhiên, các nhà xuất bản khác có thể in ấn và phân phối các tài liệu liên quan đến tôn giáo và các cửa hàng sách cũng được tự do bày bán các ấn phẩm tôn giáo. Kinh Thánh được xuất bản bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Ê-đê, Jarai, Banar, M’nông và tiếng Anh. Chính phủ vẫn chưa phê duyệt việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng H’mông hiện đại.

Chính phủ không cho phép giảng dạy tôn giáo tại các trường công, nhưng lại cho phép giới tăng lữ giảng dạy tại các trường đại học các môn học mà họ có đủ trình độ chuyên môn. Các nhóm Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’i và Phật giáo được phép giảng dạy tôn giáo cho các tín đồ tại cơ sở tôn giáo của mình. Các nhóm tôn giáo không được phép mở và vận hành các trường tư ngoại trừ các trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ. Thần học không được giảng dạy chính thức ở trường công.

Việc công dân có theo tôn giáo nào hay không sẽ được ghi trên chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu gia đình. Mặc dù không có thông tin về việc phân biệt đối xử đối với các cá nhân có ghi rõ tín ngưỡng của mình trên giấy tờ, nhưng trên thực tế, nhiều người nhận mình là theo đạo lựa chọn không ghi tôn giáo trên chứng minh thư, và do vậy, các thống kê tôn giáo của Chính phủ coi họ là những người không theo đạo. Dù có thể thay đổi thông tin trong mục tôn giáo trên chứng minh thư, nhưng hầu hết những người cải đạo thấy rằng các thủ tục thay đổi thường rất phức tạp và thường không thể thực hiện được.

Về nguyên tắc, các tù nhân không được thể hiện đức tin tôn giáo hoặc hành đạo tại khu vực công cộng trong nhà tù. Tuy nhiên, có các thông tin đã được xác thực rằng tù nhân được phép đọc Kinh thánh và hành đạo ở trong buồng giam.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được công nhận chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tổ chức Phật giáo Đại thừa, Nam Tông và Tiểu thừa lại với nhau. Tất cả các nhóm Phật giáo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều có đại diện tính theo tỷ lệ trong hàng ngũ lãnh đạo và trong tổ chức. Trên thực tế, các vị sư sãi dòng Nam Tông thường họp riêng để quyết định các vấn đề như giáo lý, giáo dục và các nhu cầu khác của giáo phái để đưa lên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Có một số tổ chức tôn giáo khác biệt và riêng rẽ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được công nhận trong thời gian gần đây và có ảnh hưởng tới các Phật tử Trong số đó, nhóm Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội là đông đảo nhất, với hơn 1,3 triệu Phật tử.

Những tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo không chính thức không được công khai phát ngôn về tôn giáo của mình, nhưng trên thực tế một số tín đồ vẫn tổ chức đào tạo tôn giáo hoặc hành đạo mà không bị sách nhiễu. Tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo chưa được cấp đăng ký hoạt động trên cả nước có thể công khai tín ngưỡng của mình và thuyết phục người khác theo tôn giáo của họ nhưng chỉ ở những địa điểm thờ tự đã đăng ký ở địa phương. Chính phủ kiểm soát tất cả các hình thức tụ họp nơi công cộng; tuy nhiên, một số buổi tụ họp tôn giáo lớn vẫn được cho phép tổ chức.

Chính phủ không công nhận bất cứ ngày lễ tôn giáo nào là ngày lễ tôn giáo quốc gia.

Động thái thực tế của Chính phủ

Quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng được quy định trong hiến pháp vẫn được hiểu và bảo vệ một cách không đồng bộ. Các động thái trên thực tế của Chính phủ và trở ngại từ bộ máy công quyền đã hạn chế quyền tự do tôn giáo.

Có thông tin cho biết các vụ vi phạm tự do tôn giáo vẫn xảy ra tại Việt Nam, nạn nhân bao gồm cả các tù nhân và những người bị giam giữ, các cá nhân và thành viên các chi hội tôn giáo vẫn bị theo dõi và sách nhiễu. Báo cáo về các vụ vi phạm tự do tôn giáo vẫn giữ ở mức độ tương tự như năm ngoái.

Tháng 3, chính quyền tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ đã ra lệnh theo dõi các nhà sư Hòa Hảo chưa được công nhận nhằm ngăn chặn các tín đồ tổ chức lễ tưởng niệm ngày mất của Giáo chủ khai sáng đạo Hòa Hảo vào ngày 29/3. Cảnh sát đã phong tỏa các tuyến đường và sách nhiễu hoặc đe dọa các tín đồ. Một tín đồ đã bị cảnh sát đánh đập thô bạo.

Các tín đồ Tin Lành người Khmer cho biết họ bị các Phật tử người Khmer Krom tại một số huyện thuộc tỉnh Trà Vinh gây phiền hà, đe dọa, và trong một số trường hợp còn bị phá hoại tài sản và đánh đập. Họ cho biết chính quyền địa phương hầu như không làm gì để ngăn chặn những vụ việc này, và trong một số trường hợp, còn tham gia hoặc kích động gây rối.

Hai nhà thuyết giáo là Ksor Y Du và Kpa Y Ko vẫn tiếp tục bị giam giữ sau khi bị buộc tội và kết án với tội danh âm mưu tổ chức biểu tình, gây mất trật tự an ninh và chính trị và chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Tháng 11, mục sư Đỗ Văn Tính cho biết các gia đình phản đối Hội thánh Báp-tít Thiên Ái và hàng xóm của họ đã tấn công mục sư Nguyễn Danh Châu và các giáo dân. Mục sư Tính cho biết lực lượng công an không tham gia vào vụ đánh đập, nhưng lại phản ứng rất chậm chạp và chỉ đến hỗ trợ những tín đồ của Hội thánh sau khi số người tham gia ngày càng đông.

Tháng 10, một người theo phái Pháp Luân Công cho biết, mặc dù một nhóm các học viên Pháp Luân Công vẫn tổ chức luyện tập hàng tuần tại một công viên ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến nay, nhưng đến tháng 10, cảnh sát đã bắt giữ 25 học viên Pháp Luân Công ở Thành phố Hồ Chí Minh và tạm giữ họ trong 8 giờ đồng hồ. Hai trong số bảy người bị bắt giữ không mang theo giấy tờ tùy thân đã bị cảnh sát đưa đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Họ đã được thả trong vòng 24 giờ sau đó.

Tháng 6, ông Trần Văn Nhơn ở tỉnh Đồng Tháp cho biết chính quyền xã đã thu hồi trái phép khoảng 700 đến 800 m2 đất trong mảnh đất ban đầu rộng 1.000m2 trên đất xã mà không đền bù. Ông Nhơn cho biết ông đã sử dụng khu đất này để tổ chức các buổi hành lễ cho người theo đạo Hòa Hảo. Ông Tống Thiết Linh, cũng từ tỉnh Đồng Tháp cho biết ông đã phải dừng tổ chức các buổi hành lễ cho tín đồ đạo Hòa Hảo tại gia sau khi công an địa phương gửi giấy triệu tập và đe dọa sẽ bắt giữ ông Linh nếu ông không chịu dừng hoạt động khi cơ sở tôn giáo chưa được đăng ký.

Tháng 5, 5.000 người dân tộc H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã tụ họp lại trong một hoạt động thuộc phong trào thiên niên kỷ. Lực lượng an ninh đã giải tán đám đông và bắt giữ 150 người. Có thông tin cho thấy có đến 3 trẻ em đã bị ốm và tử vong do điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại một lán trại tạm thời do người dân tộc H’mông dựng lên.

Các cá nhân và hội thánh có liên hệ với Mục sư Nguyễn Công Chính, trong đó có Hiệp hội Thông công Tin Lành các Dân tộc Việt Nam và Hội thánh Tin Lành Lutheran Mỹ và Việt Nam đã vài lần bị ngăn cản tổ chức hành đạo do việc Mục sư Chính kịch liệt phản đối chính quyền và chủ nghĩa cộng sản. Chính quyền tiếp tục cho rằng Mục sư Chính đã lợi dụng vị trí của mình để tiến hành các hoạt động chính trị. Ngày 28/4, Mục sư Chính đã bị bắt giữ vì tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” do đã chia sẻ quan điểm với các hãng truyền thông nước ngoài về các vấn đề tôn giáo, chính trị và chỉ trích chính quyền và chủ nghĩa cộng sản. Đến cuối năm, Mục sư Chính vẫn bị giam giữ và gia đình ông cũng không được phép vào thăm.

Tháng 11/2010, chính quyền đã bắt giữ hai học viên của phái Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành tại Hà Nội do phát sóng trái phép thông điệp chính trị và tôn giáo sang Trung Quốc. Tháng 2, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết tội Trung và Thành “phát sóng trái phép thông tin và vận hành mạng lưới thông tin không có giấy phép” và kết án lần lượt 3 và 2 năm tù giam.

Vẫn có các thông tin về các vụ vi phạm tự do tôn giáo khác trong năm, bên cạnh các báo cáo về lạm dụng thể chất và về các tù nhân, người bị giam giữ vì lý do tôn giáo.

Ngày 20/7, công an địa phương đã phá dỡ một thánh thất của đạo Cao Đài ở thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Trước khi thánh thất này bị phá hủy, chính quyền địa phương đã yêu cầu phải giao lại phần đất này cho họ. Khi các tín đồ Cao Đài biểu tình, chính quyền địa phương đã công khai giải tán những người theo đạo, phá dỡ thánh thất và thu hồi đất mà không đền bù. Vụ việc này không có tiến triển gì mới tính đến cuối năm.

Ngày 10/7, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành đã bị cấm xuất cảnh để ngăn ông tham dự diễn đàn tôn giáo tại Singapore. Ngày 12/7, Cha Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam đã bị chặn lại tại cửa khẩu khi đang trên đường đến Campuchia.

Tháng 7, các cán bộ xã đã đe dọa cắt trợ cấp tài chính cấp cho các hộ gia đình nghèo nếu một số thành viên của Hội thánh làng Phá Khẩu, xã Phình Giàng, tỉnh Điện Biên tiếp tục tham dự các buổi hành lễ. Các giáo dân cho biết các cán bộ xã thường xuyên theo dõi các tín đồ và khuyên họ không nên theo “tôn giáo có tổ chức” mà nên quay về thờ cúng tổ tiên.

Một số tín đồ tôn giáo tiếp tục cho biết họ bị các cán bộ an ninh địa phương đe dọa không cho tham dự các buổi hành lễ tôn giáo, đặc biệt là những tín đồ thuộc những tổ chức chưa đăng ký hoặc chưa được chính thức công nhận. Hiện tượng sách nhiễu đã xảy ra trong một số trường hợp khi một tổ chức tôn giáo cố gắng cải thiện vị thế của mình, ví dụ như chuyển đổi từ vị thế chưa đăng ký sang đã đăng ký, hoặc từ đã đăng ký thành được công nhận. Đôi lần, các cán bộ địa phương ép buộc giải tán các buổi tụ tập của hội thánh, khuyên nhủ hoặc yêu cầu các nhóm hạn chế quy mô hoặc nội dung của các buổi lễ quan trọng, đóng cửa các thánh thất tại gia chưa đăng ký, và gây sức ép buộc các cá nhân phải cải đạo.

Cũng có những báo cáo cho thấy quyền tự do tôn giáo bị hạn chế. Một số hệ phái Tin Lành chưa được công nhận bị cấm tổ chức các buổi lễ Giáng sinh quy mô lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
Cuối năm, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và các hệ phái khác tiếp tục đòi chính quyền trả lại các tài sản đã bị tịch thu.

Tháng 12, Hội thánh Tin Lành Báp-tít Liên hiệp Việt Nam cho biết chính quyền tỉnh Đà Nẵng đã cản trở các hội thánh chưa đăng ký và gây áp lực buộc họ phải gia nhập hội thánh đã đăng ký.

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) cho biết hồi tháng 11, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra quyết định từ chối đề nghị của Hội thánh về việc quay trở lại cơ cấu tổ chức như từ trước năm 1975 với các cấp quận, huyện nằm dưới sự quản lý của Hội thánh trung ương. Ban Tôn giáo Chính phủ tuyên bố rằng Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo không cho phép có cơ cấu lãnh đạo ba cấp. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) cho biết quyết định này đã gây khó khăn cho Hội thánh trong việc quản lý các công việc nội bộ. Hồi đầu năm, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đã đồng đệ trình một bản quy chế riêng cho Hội thánh Tin Lành thống nhất, theo đó sẽ thành lập một tổ chức quản lý ở cấp tỉnh. Ban Tôn giáo Chính phủ đã không ủng hộ quyết định này và cả hai Hội thánh vẫn tiếp tục hoạt động như hai tổ chức riêng rẽ.

Tháng 9, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho biết một ngày trước ngày tổ chức lễ Vu Lan, một buổi lễ tôn giáo quan trọng, chính quyền đã mời các vị tăng ni lên làm việc với các cán bộ công an và ghi lại tên của những tín đồ sẽ tham dự buổi lễ này. Trong ngày tổ chức, chính quyền địa phương đã giải tán các đám đông tụ tập.

Tháng 5, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đề nghị một giáo hội Phật giáo chưa được công nhận ngừng treo các biểu ngữ hoặc tranh ảnh tôn giáo ở nơi công cộng và đề nghị một vị sư thuộc giáo hội không được đọc thông điệp trong lễ Phật Đản, ngày lễ kỷ niệm ngày đức Phật ra đời.

Tại tỉnh Sóc Trăng và quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, các hệ phái Chứng nhân Jê-hô-va nộp đơn đăng ký tại địa phương đã bị ngược đãi. Chính quyền địa phương đã tổ chức các cuộc họp tổ dân phố để trưng cầu ý kiến của người dân về việc đăng ký này. Người dân đã bỏ phiếu với “100%” ý kiến phản đối. Đến tháng 5, chính quyền đã từ chối cấp đăng ký cho phái Chứng nhân Jê-hô-va dựa trên kết quả trên và ghi chú giáo phái “có khả năng gây mất trật tự công cộng”.

Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam đã nỗ lực tổ chức một buổi gặp mặt vị Mục sư nổi tiếng thế giới Luis Palau tại Hà Nội vào ngày 15-16/4. Tuy nhiên, chính quyền kiên quyết yêu cầu sự kiện này phải do một giáo đoàn được Chính phủ công nhận tổ chức. Do không có đủ thời gian để thu xếp chuẩn bị, sự kiện này đã bị hủy bỏ.

Tháng 1, chính quyền đã yêu cầu các tín đồ thuộc một Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa được công nhận hủy bỏ hoặc hạn chế tổ chức buổi lễ khai giảng khóa tu học giáo lý hàng năm. Một ngày sau buổi lễ, công an đã triệu tập các Phật tử lên làm việc về nội dung của khóa tu.

Tháng 1, cảnh sát đã cắt ngang một buổi tụ họp của 50 tín đồ thuộc Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần, trong đó có 30 người dân tộc Khmer. Cảnh sát đã ban hành lệnh triệu tập do những người này đã tụ tập và cầu nguyện trái phép, tịch thu các sách cầu nguyện và Kinh Thánh. Hội thánh này đã đăng ký ở cấp địa phương nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi muốn thay đổi địa điểm sinh hoạt. Hội thánh trước đó đã gửi thông báo cho chính quyền đề xuất thay đổi địa điểm nhưng không nhận được hồi đáp. Sau buổi triệu tập, chính quyền tuyên bố việc đăng ký của Hội thánh là chưa hoàn chỉnh và yêu cầu phải có một danh sách gồm tất cả những người tham dự (việc này là trái phép theo Pháp lệnh Tôn giáo). Một số chính quyền còn cảnh báo những tín đồ người Khmer rằng họ có thể bị cắt các phúc lợi xã hội nếu tiếp tục sinh hoạt tại Hội thánh này.

Một số nhà thờ tại gia nhỏ có liên hệ với Liên đoàn Truyền giáo Phúc Âm tiếp tục cho biết họ gặp khó khăn trong việc tổ chức hành đạo tại một số địa bàn thuộc tỉnh Điện Biên. Những năm trước đây, công an đã chủ động giải tán các buổi họp mặt của các tín đồ, chính quyền địa phương từ chối cấp đăng ký cho các điểm nhóm thuộc Liên đoàn và chính quyền đã gây áp lực buộc các tín đồ từ bỏ tôn giáo của mình.

Các cán bộ địa phương tại các làng xã thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc đã nỗ lực thuyết phục hoặc cưỡng ép những tín đồ Tin Lành người H’mông cải đạo. Chính quyền địa phương khuyến khích các già làng, trưởng bản thuyết phục họ hàng, con cháu của mình dừng theo đạo Thiên chúa giáo và quay trở lại với tín ngưỡng truyền thống.

Việc triển khai khung pháp lý về tôn giáo ở các cấp chính quyền thấp hơn vẫn còn chưa nhất quán. Trong năm, các cấp chính quyền trung ương và cấp tỉnh đã tổ chức một số khóa tập huấn cho các cán bộ ở cấp thấp hơn về các bộ luật mới để họ nắm rõ và tuân thủ đúng theo Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo.

Việc theo tín ngưỡng tôn giáo nhìn chung không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cá nhân trong đời sống dân sự, kinh tế và thế tục, mặc dù các quy định bất thành văn của Đảng cộng sản và quân đội có cản trở việc thăng tiến của các tín đồ. Những người theo đạo thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau vẫn có thể đảm nhiệm các vị trí trong chính quyền địa phương và cấp tỉnh và là đại biểu Quốc hội. Một số tổ chức tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như các chức sắc Công giáo và các tín đồ tôn giáo khác là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của Đảng. Các quan chức Chính phủ cao cấp thường chúc mừng và đến thăm các nhà thờ vào dịp Giáng sinh, Phục sinh cũng như tham dự các hoạt động trong dịp lễ Phật Đản.

Hầu hết các nhóm tôn giáo đều cho biết việc tụ họp công khai để hành đạo đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký mọi hoạt động và sử dụng yêu cầu này để hạn chế và cản trở tín đồ tham gia vào một số nhóm tôn giáo chưa được công nhận, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và một số nhóm Tin Lành, Hòa Hảo.

Do thiếu quy trình đúng đắn và việc kiểm soát thiếu thống nhất, các hoạt động tôn giáo bị phụ thuộc vào quyền tùy nghi định đoạt của các quan chức địa phương. Được biết, trong một số trường hợp, chính quyền địa phương đã nói với các chức sắc tôn giáo rằng luật của nhà nước không áp dụng trong địa bàn của họ. Các nhóm Tin Lành đã được công nhận và chưa được công nhận đôi khi có thể vượt qua sự sách nhiễu của chính quyền địa phương, hoặc đảo ngược được các quyết định tiêu cực ở cấp địa phương sau khi khiếu nại lên chính quyền cấp cao hơn.

Các nhóm tôn giáo không đăng ký có thể phải đối mặt với hành động cưỡng chế và trừng phạt của chính quyền cấp trung ương và địa phương. Ở một số nơi, chính quyền địa phương ngầm chấp nhận và không can thiệp vào hoạt động của các nhóm không đăng ký. Ở một số địa phương khác, các hoạt động tương tự lại bị chính quyền địa phương hạn chế. Một số nhóm chưa đăng ký đang tiến đến việc đăng ký và được công nhận trên cả nước, nhưng một số nhóm khác lại lựa chọn không đăng ký.

Chính phủ tuyên bố tiếp tục giám sát hoạt động của một số nhóm tôn giáo nhất định do các nhóm này có hoạt động chính trị. Chính phủ đã viện dẫn các điều khoản về an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc được quy định trong Hiến pháp để bỏ qua các bộ luật và quy định về tự do tôn giáo, trong đó có việc cản trở một số cuộc tụ họp tôn giáo và ngăn chặn nỗ lực của một số nhóm tôn giáo trong việc phổ biến tín ngưỡng cho một số nhóm dân tộc thiểu số ở vùng biên giới được cho là nhạy cảm và ở Tây Nguyên.

Trong năm, Chính phủ đã công nhận cấp quốc gia đối với hai tổ chức tôn giáo đó là Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Ninh Thuận và Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức). Hàng trăm điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) vẫn đang chờ chính quyền giải quyết đơn đăng ký của mình. Lý do khiến việc đăng ký bị chậm trễ là do các cản trở về mặt hành chính, như khai mẫu chưa đúng thủ tục hoặc thông tin cung cấp chưa đầy đủ. Chính quyền địa phương cũng đưa ra các quan ngại mơ hồ về vấn đề an ninh và nói rằng quyền lực chính trị của họ có thể bị đe dọa, hoặc rằng có thể xảy ra xung đột giữa những người theo tín ngưỡng truyền thống và những người mới cải đạo sang Thiên chúa giáo. Trong năm, các cấp chính quyền địa phương đã cấp đăng ký cho 5 đến 10 chi hội Tin Lành mới so với năm 2010 với gần 30 điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đã được cấp đăng ký.

Hiệp hội Thông Công Tin Lành Việt Nam, tổ chức có cả các điểm nhóm đã đăng ký và chưa đăng ký, cho biết họ không được đăng ký ở cấp quốc gia.

Chính phủ tiếp tục hạn chế việc đi lại của một số chức sắc thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tuy vậy, Giáo hội vẫn đang điều hành nhiều chùa chiền mà không phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào. Cũng như các năm trước, các chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho biết họ bị buộc phải hạn chế đi lại, mặc dù họ vẫn có thể đón tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài đến thăm, được gặp gỡ các thành viên khác trong Giáo hội và duy trì liên lạc với các hội đoàn ở nước ngoài. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn bị giám sát chặt chẽ. Mặc dù Chính phủ hạn chế hầu hết cả hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhưng vào đầu tháng 1, các nhà sư thuộc Giáo hội vẫn đến các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt để phân phát lương thực. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho biết họ có 20 ban đại diện tại 15 thành phố và tỉnh thành. Các chức sắc của Giáo hội ở cấp tỉnh trên toàn khu vực phía Nam cho biết họ vẫn bị các nhà chức trách địa phương thường xuyên theo dõi. Hòa thượng Thích Quảng Độ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho biết ông có thể gặp gỡ những người khác ở trong và bên ngoài chùa.

Hội đồng Trị sự Hòa Hảo là cơ quan được chính thức công nhận của đạo Hòa Hảo; tuy nhiên, một số chức sắc trong cộng đồng Hòa Hảo đã công khai chỉ trích Hội đồng này là quỵ lụy Chính phủ quá mức. Các nhóm Hòa Hảo bất đồng đã thành lập hai giáo hội nhỏ hơn là Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Họ phải chịu một số hạn chế về hoạt động tôn giáo và chính trị. Chính phủ nghiêm cấm tổ chức lễ tưởng niệm ngày mất của Giáo chủ khai sáng Phật giáo Hòa Hảo và cấm đọc các sách do ông viết. Chính phủ chỉ cho phép xuất bản 5 trong số 10 cuốn sách thánh của đạo Hòa Hảo.

Cảnh sát thường xuyên ngăn cản các tín đồ đến các thánh thất và các cơ sở của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy chưa được công nhận ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ, đặc biệt trong các ngày lễ theo Âm lịch và ngày kỷ niệm ngày mất của Giáo chủ khai sáng Phật giáo Hòa Hảo.

Chính phủ tiếp tục khẳng định rằng một nhóm người Thượng, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đang điều hành một giáo hội “Đề-ga”. Chính phủ cáo buộc các giáo hội Tin Lành Đề-ga đã kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập của người Thượng. Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam và một số nhà thờ tại gia ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Phú Yên và Đắc Nông tiếp tục bị chính quyền giám sát chặt chẽ do lo ngại họ sẽ liên kết với các nhóm ly khai ở nước ngoài.

Nhà xuất bản Tôn giáo vẫn chưa giải quyết đề nghị cho phép in Kinh Thánh bằng tiếng H’mông hiện đại dù đề nghị này đã đưa ra từ lâu. Sự chậm trễ này là do Chính phủ hiện chỉ công nhận tiếng H’mông cổ, thứ tiếng mà ngày nay đã không còn thông dụng và một người H’mông bình thường không thể hiểu được.

Một số tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên – đặc biệt là những khu vực bị nghi ngờ là có liên quan đến Giáo hội “Đề-ga” tiếp tục bị ngăn cản không cho tụ họp để hành lễ. Số lượng các vụ việc được báo cáo đã giảm đáng kể so với năm trước và có vẻ như các vụ việc xuất phát từ thành kiến riêng của chính quyền cấp địa phương hơn là từ chính sách của chính quyền trung ương. Trong một số trường trường hợp, cán bộ địa phương có liên quan đã phải xin lỗi, bị khiển trách hoặc bãi nhiệm.

Công an đôi khi giám sát hoặc hạn chế các phong trào của một số các chức sắc và tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Công giáo, Hòa Hảo và Tin Lành.

Nguồn tin từ Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) ở Tây Nguyên khẳng định chính quyền địa phương cho phép một số điểm nhóm chưa đăng ký được hành đạo và gặp gỡ nhau công khai theo Chỉ thị năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Các tín đồ Công giáo và Tin Lành được tổ chức Lễ Phục sinh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Những cải thiện và diễn biến tích cực về tôn trọng tự do tôn giáo

Tiếp tục có những cải thiện về tự do tôn giáo trong năm. Chính phủ tiếp tục nới lỏng các hạn chế đối với hầu hết các nhóm tôn giáo. Các biến chuyển này chủ yếu xuất phát từ việc tiếp tục thực thi các sửa đổi trong khung pháp lý về tôn giáo được đưa ra trong năm 2004 và 2005 và do Chính phủ có thái độ tích cực hơn đối với các nhóm Tin Lành. Trong hai năm liên tiếp, Chính phủ đã cho phép tổ chức các cuộc tụ họp tôn giáo quy mô lớn, chẳng hạn như các buổi lễ Công giáo thường niên tại thánh địa Công giáo La Vang. Các buổi đại lễ Phật Đản cũng được tổ chức ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác.

Tháng 11, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp phép hoạt động cho một trại trẻ mồ côi Công giáo dành cho trẻ em bị nhiễm AIDS, đây là lần đầu tiên chính quyền cho phép một tổ chức tôn giáo điều hành một cơ sở xã hội, y tế hoặc giáo dục.

Tháng 10, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình đã trao trả khu đất thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo sau hàng thập kỷ các giáo dân gửi đơn kiến nghị. Cha Thiên, linh mục giáo xứ Trung Quan cho biết địa điểm này trước đây được chính quyền dùng làm nhà trẻ và Giáo hội hiện có kế hoạch sẽ xây một trường học mới.

Tương tự như những năm trước, Ban Tôn giáo Chính phủ đã hợp tác với Viện Liên kết Toàn cầu tổ chức ba khóa tập huấn vào mùa hè và mùa thu cho các cán bộ chính quyền địa phương và cấp tỉnh cùng lãnh đạo các hội thánh địa phương tại tỉnh Cao Bằng, Lai Châu và Điện Biên. Trong năm, số lượng các cán bộ địa phương tham dự các khóa tập huấn nhiều hơn so với các năm trước đây.

Kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 1, Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa thánh Va-ti-căng tại Việt Nam, đã có bốn chuyến công tác đến Việt Nam, mỗi chuyến kéo dài hai tuần lễ. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên vào tháng 4, Tổng giám mục Girelli đã tham dự Hội nghị thường niên đầu tiên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25 – 29/4. Trong chuyến thăm vào tháng 9, Tổng giám mục đã được Chính phủ cho phép đến Huế và là chức sắc cao cấp đầu tiên của Va-ti-căng được cho phép ở tại một cơ sở do giáo hội quản lý tại Huế. Cũng trong chuyến thăm, Tổng giám mục đã được cấp phép đi thăm tỉnh Quảng Trị và gặp gỡ riêng với giới chức Công giáo và giáo dân và dâng thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Chính phủ và Tòa thánh Va-ti-căng tiếp tục có các cuộc đối thoại về bình thường hóa quan hệ.

Ngày 23-24/4, Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hơn 300 tín đồ đạo Baha’i đã đến dự cuộc bỏ phiếu thường niên, bầu ra ban trị sự tôn giáo quốc gia gồm 9 thành viên gọi là Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha’i Việt Nam. Lần đầu tiên chính quyền cho phép đại diện đạo Baha’i từ các quốc gia khu vực được tham dự và chủ động tham gia vào sự kiện trên. Đại diện từ Ban cố vấn tôn giáo Baha’i châu Á và Ban Trị sự khu vực Đông Nam Á đã tham dự đại hội.

Chính quyền tiếp tục xu hướng tích cực trong việc gặp gỡ các lãnh đạo tôn giáo từ nhiều hệ phái khác nhau để thảo luận về thủ tục đăng ký và công nhận, trong đó bao gồm các đại diện trong nước và quốc tế của Hội thánh Giám lý và các hệ phái Tin Lành khác là Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (giáo phái Mormons) và phái Chứng nhân Jê-hô-va. Như đã nêu ở trên, Chính phủ đã công nhận cấp quốc gia hai nhóm tôn giáo nữa trong năm báo cáo.

Phần III. Tình hình tôn trọng tự do tôn giáo của xã hội

Chỉ có một số ít báo cáo về các vụ việc gây khó khăn, phiền hà của xã hội hoặc phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng hay hành đạo.

Tháng 10, các thành viên của một băng nhóm ở địa phương đã tấn công một nhà thờ tại gia của Hội thánh Báp-tít Việt Nam ở thôn Phú Quý, tỉnh Quảng Nam. Các tín đồ bị đe dọa phải ngừng hành đạo tại hội thánh, nếu không sẽ bị hành hung.

Vào tháng 6 và tháng 7, một chi hội Tin Lành thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam và mục sư ở làng Xí Thoại, tỉnh Phú Yên đã bị một nhóm côn đồ địa phương tấn công. Nhóm côn đồ này đã hành hung vợ của vị mục sư và đập phá nhà ông. Chính quyền địa phương phủ nhận liên quan đến việc này và hứa sẽ điều tra vụ việc và đã gặp gỡ các lãnh đạo của chi hội thánh để xin lỗi. Một trong những kẻ tấn công đang học tại một trường đào tạo cảnh sát đã bị đình chỉ học tập, hai kẻ khác đã không được phép gia nhập quân đội sau khi được khẳng định là đã tham gia vào vụ tấn công. Tháng 12, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã gặp Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), tái khẳng định cam kết của chính quyền địa phương về việc sẽ tiến hành điều tra vụ việc phiền nhiễu trên.

Đã có rất nhiều nỗ lực liên tôn giáo được triển khai trong lĩnh vực từ thiện. Các Phật tử, các tín đồ Hòa Hảo, Công giáo và Tin Lành tiếp tục hợp tác trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hải Phòng, các nhà thờ Công giáo đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ các trung tâm chữa bệnh và chăm sóc cho những người có HIV/AIDS và cung cấp dịch vụ tư vấn cho thanh thiếu niên. Giáo hội cũng có một cơ sở tạm trú dành cho các bà mẹ có HIV và trẻ em bị lây nhiễm HIV. Hội đồng trị sự Giáo hội Hòa Hảo tiếp tục tích cực tham gia vào các dự án phát triển và từ thiện tại địa phương, trong đó có việc xây dựng khoảng 800 căn nhà mỗi năm cho các gia đình nghèo bất kể họ theo tôn giáo này. Đạo Hòa Hảo cũng đóng góp nguồn lực đáng kể trong việc điều hành các cơ sở khám chữa bệnh địa phương. Các tín đồ Hòa Hảo, Hồi giáo và Tin Lành đã tham gia vào các chương trình cứu trợ, đóng góp tổng cộng hơn 313 tỷ đồng (15 triệu đô-la Mỹ) trong năm cho các hoạt động như hỗ trợ những người bị nhiễm HIV/AIDS, cứu trợ thiên tai và làm việc với trẻ mồ côi, trẻ có nguy cơ cao. Một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ tôn giáo đã triển khai và mở rộng các hoạt động từ thiện, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ tư nhân, các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài. Tổ chức từ thiện Công giáo Caritas đã tổ chức các khóa tập huấn dành cho những người làm công tác xã hội đang hỗ trợ những người bị nhiễm HIV/AIDS và những người lạm dụng chất gây nghiện. Tổ chức này cũng tổ chức các hoạt động cứu trợ thiên tai, giúp đỡ các nạn nhân của bão lũ. Tổng giá trị đóng góp của Caritas trong năm lên đến 21,84 tỷ đồng (1,15 triệu đô-la Mỹ).

Tháng 6, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam đã đồng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng đã thu hút gần 20.000 người tham dự, còn buổi lễ tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng thu hút từ 6.000 – 8.000 người tham dự.

Từ ngày 17-18/6, Viện Liên kết Toàn cầu, phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Brigham Young đã tài trợ cho hội thảo lần thứ 3 về Pháp quyền và Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo hai ngày với sự tham gia của các cán bộ thuộc Chính phủ và nhiều học giả này đã tập trung thảo luận về khuôn khổ pháp lý về tôn giáo và các cách tiếp cận so sánh nhằm nâng cao vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội.

Không có số liệu thống kê mức độ tham gia các nghi lễ tôn giáo chính thức, nhưng con số này nhìn chung được cho rằng vẫn đang tiếp tục tăng lên kể từ năm 2000.

Phần IV. Chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bày tỏ quan ngại về tự do tôn giáo với nhiều nhà lãnh đạo Đảng và các quan chức Chính phủ, trong đó có Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan khác tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Đại sứ quán và tổng lãnh sự quán vẫn duy trì tiếp xúc thường xuyên và định kỳ viếng thăm các vị chức sắc tôn giáo và những người bất đồng chính kiến trên cả nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Clinton trong các cuộc tiếp xúc với các quan chức Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi tiếp tục cải thiện tự do tôn giáo. Các quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao cũng đã nêu vấn đề tự do tôn giáo trong các cuộc gặp với các quan chức Chính phủ trong năm. Tự do tôn giáo cũng là trọng tâm của cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam được tổ chức vào tháng 11.

Đại sứ Hoa Kỳ và các viên chức của Sứ quán đã thúc giục Chính phủ công nhận nhiều nhóm tôn giáo, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các nhà thờ Tin Lành tại gia và các nhóm Hòa Hảo bất đồng. Họ cũng đề nghị Chính phủ trao quyền tự do nhiều hơn nữa cho các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chấm dứt những hạn chế đối với những nhóm chưa đăng ký. Ngài Đại sứ và các công chức sứ quán cũng nêu các vụ việc cụ thể trong đó chính quyền đã sách nhiễu các tín đồ Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các chi phái Hòa Hảo chưa đăng ký và các nhà thờ Tin Lành lên Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Ngài Đại sứ cũng đề nghị Chính phủ điều tra các cáo buộc về việc ngược đãi các tín đồ tôn giáo và kỷ luật các cán bộ liên đới. Các viên chức của Sứ quán đã kêu gọi chính quyền cấp đăng ký cho các hội thánh và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đất đai đã kéo dài từ lâu. Các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ cũng nhiều lần thúc giục Việt Nam giải quyết êm xuôi các tranh chấp kéo dài về quyền sử dụng đất với các tổ chức tôn giáo.

Các viên chức của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán đã có các chuyến công tác đến các địa phương trên cả nước để giám sát môi trường tự do tôn giáo, gặp gỡ các chức sắc tôn giáo, và nhấn mạnh với các quan chức Chính phủ rằng sự cải thiện về tự do tôn giáo và nhân quyền có vai trò cốt yếu để cải thiện quan hệ song phương. Đại diện của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán vẫn giữ liên hệ thường xuyên với các vị chức sắc của tất cả các cộng đồng tôn giáo lớn. Các viên chức của Đại sứ quán và Lãnh sự quán cũng tiếp xúc thường xuyên với ban đại diện cấp tỉnh của hơn 25 nhóm Tin Lành thuộc nhiều hệ phái khác nhau, nhất là ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Trong năm, Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán đã tổ chức một số cuộc họp bàn tròn về tự do tôn giáo để cập nhật thông tin về tình hình tự do tôn giáo từ các giáo hội Tin Lành đã được công nhận cũng như từ các nhà thờ tại gia chưa được công nhận.

Bài của | 30 Tháng Bảy, 2012 | Tìm kiếm: Các báo cáo chính thức | Tags: Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2011

Bởi Anne Murphy

Thung lũng Indus và văn hóa Vệ đà

Câu chuyện về đời sống tôn giáo Nam Á bắt đầu với dòng sông Indus và các nhánh của nó. Indus là trung tâm của văn hóa đô thị phức tạp sớm nhất mà chúng tôi có bằng chứng trong khu vực, Thung lũng Indus hoặc văn hóa Harappan (khoảng 2800-1500 B.C.E.) Thờ phượng, và sau đó là sự phát triển tôn giáo ở Nam Á, chẳng hạn như sự phát triển của sự sùng bái nữ thần trong Ấn Độ giáo. Thần Hindu vĩ đại Shiva, người đã nổi lên sau đó, cũng có thể liên quan đến một nhân vật có mặt trên hải cẩu Thung lũng Indus. Sự tương đồng giữa Thung lũng Indus và các nền văn hóa sau này rất khó để xác minh, bởi vì kịch bản được tìm thấy trong Thung lũng Indus không được giải mã và bằng chứng có sẵn hoàn toàn là tài liệu.

Ngược lại, sự hiểu biết của chúng ta về văn hóa ngay lập tức theo sau, của Arya (hay là quý tộc của họ khi họ tự gọi mình trong các văn bản của họ), hầu như chỉ được định hình bởi bằng chứng văn học. Vào năm 1200 B.C.E., văn hóa Vệ đà của Arya đã thống trị các đồng bằng trung tâm của miền Bắc. Văn hóa Vệ đà được đặt tên như vậy cho văn học của thời kỳ, Veda. Từ veda xuất phát từ vid rễ tiếng Phạn (để biết) và veda nói chung có nghĩa là trí tuệ, hay trong bối cảnh này, một tập hợp các văn bản chủ yếu liên quan đến nghi lễ. Không chính xác rõ ràng từ các bằng chứng có sẵn về cách người Arya, người đã nói một ngôn ngữ (tiếng Phạn) với nguồn gốc Trung Á và có mối quan hệ văn hóa với người Hy Lạp và Romans, đã thống trị khu vực.

Sự tương tác giữa Arya và các dân tộc địa phương khác ở một mức độ được phản ánh trong một bài thánh ca muộn từ Rig Veda (sớm nhất của các văn bản Vệ đà), mô tả một sự phân chia phân cấp của xã hội thành bốn varna hoặc các lớp: Brahmins hoặc các chuyên gia nghi lễ; ksatriya hoặc chiến binh; Vaishyas hoặc thương nhân; và Shudras, được tạo thành từ người lao động, nghệ nhân và nông dân. Theo lược đồ này, nhiều người không phải là người không phải là người Arys (nhưng gần như chắc chắn không phải tất cả) đã bị xuống hạng xuống lớp Shudras thấp nhất.

Veda cung cấp cái nhìn sâu sắc về đời sống tôn giáo và thế giới quan của những người nói tiếng Phạn, một lớp các chuyên gia nghi lễ hoặc linh mục (Brahmins) đã truyền các văn bản bằng miệng trong các gia đình hoặc dòng dõi qua nhiều thế hệ. Một khái niệm quan trọng được tìm thấy trong các văn bản Vệ đà là sự hy sinh, thường liên quan đến động vật hoặc thực vật và vật liệu không sống như gia vị và vải. Các hành vi nghi lễ và lời nói của sự hy sinh là phương tiện chính để giao tiếp với các vị thần khác nhau, đạt được sự ưu ái của họ và ngăn chặn tai họa. Hành động nghi thức chính xác đã được tổ chức để mang lại một hiệu ứng cụ thể nếu hoàn thành chính xác.

Nổi bật trong số các vị thần được viện dẫn và làm dịu đi qua sự hy sinh là vị thần chiến binh Indra, một minh chứng cho bản chất quân phiệt của văn hóa Ấn-Aryan sớm, và Agni, vị thần của lửa. Agni là trung gian chính giữa các vị thần và người đàn ông thông qua ngọn lửa hy sinh. Nhiều vị thần Vệ đà không còn nổi bật trong Ấn Độ giáo đương đại, nhưng Veda được coi là mặc khải bởi nhiều người theo đạo Hindu, và các khía cạnh của thực hành Vệ đà như sử dụng hỏa lực hiến tế vẫn tồn tại.

Cơ sở của mô hình suy ngẫm, từ bỏ: Up Biếnads

Đến giữa thiên niên kỷ cuối cùng B.C.E., Hiệp hội bộ lạc liên kết với văn hóa Vệ Đà đã được định cư và đô thị hóa. Trong xã hội này, việc từ bỏ đã trở thành một lựa chọn xã hội hợp lệ giữa các lĩnh vực khác nhau, cung cấp không gian cho Shramanas, hoặc những người khổ hạnh tìm kiếm sự giải phóng khỏi thế giới đau khổ thông qua sự khắc khổ.

Các Up Biếnad đại diện cho những quan điểm này trong truyền thống Vệ đà chính thống, mà không từ chối chính quyền và tính ưu việt của Veda.

Up Biếnad đầu tiên (từ giữa thiên niên kỷ đầu tiên B.C.E.) đối phó với sự hy sinh nhưng tập trung vào các cá nhân và mối quan hệ của họ với thế giới. Mối quan tâm hàng đầu của họ là các kết nối ẩn và tương đương giữa thế giới nói chung, bản thân hoặc cơ thể của con người, và hành động nghi lễ, các ràng buộc tham gia tất cả chúng sinh, sự kiện và thế giới thành một. Chính trong bối cảnh này, các văn bản khám phá sự tương đương của Atman, bản thân (có thể đề cập đến cả trung tâm tâm linh của một người và người sống, người thở) và Brahman, vũ trụ.

Các khái niệm chính được tìm thấy trong văn học Vệ đà trước đó phát sinh trong các tác phẩm đương đại của Up Biếnad và khác nhưng với những thay đổi sâu sắc. Chu kỳ sinh ra và tái sinh được gọi là Samsara lần đầu tiên được giới thiệu ở Up Biếnad, cũng như một ý nghĩa mở rộng của Karma là hành động của Hồi Tái sinh. Khả năng thoát khỏi chu kỳ sinh và tử (Moksha hoặc Khai sáng) là một mục tiêu hoàn toàn khác với đó được mã hóa thành nghi lễ Vệ đà, tập trung vào thành tích của một số mục tiêu nhất định và kết quả tích cực trong thế giới này.

Các khái niệm được ghép đôi về từ bỏ và giác ngộ hoặc giải phóng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của tư tưởng tôn giáo và triết học ở Nam Á trong nhiều thiên niên kỷ. Trọng tâm của Veda vào gia đình và xã hội cũng tiếp tục, nhiều lần trong các bối cảnh còn nợ ít trung thành với tư tưởng Vệ đà. Hai hệ tư tưởng vẫn ở trong một sự cân bằng căng thẳng trong tư tưởng trí tuệ và tôn giáo Ấn Độ cho đến ngày nay.

Phản ứng và cải cách truyền thống Vệ đà: Phật giáo và bối cảnh của nó

Thế giới quan đang thay đổi được mô tả trong Up Biếnad cũng được thể hiện rõ trong hai phong trào lớn đương đại khác, được thành lập bởi Mahavira (Jainism) và Siddhartha Gautama, Đức Phật (Phật giáo). Những phong trào Shramana này chia sẻ phần lớn thế giới quan cơ bản của Up Biếnad nhưng đề xuất đánh giá lại triệt để thực hành Vệ đà và ý thức hệ. Cả hai đều từ chối thẩm quyền cuối cùng của Veda, không giống như truyền thống Upanishadic.

Những ngày chung được chấp nhận cho Siddhartha Gautama, Đức Phật, là 563 Tiết483 B.C.E. Các tài khoản về cuộc sống của Đức Phật dựa trên các bài viết về sau; Những lời thực tế của Đức Phật đã không được viết ra trong thời gian riêng của mình và các bản ghi âm đầu tiên từ thế kỷ trước B.C.E. Đức Phật là một trong ba yếu tố chính của niềm tin và thực hành Phật giáo. Hai người còn lại là Pháp (ở đây có nghĩa là giảng dạy của người Hồi giáo) và Sangha (cộng đồng tín đồ của người Hồi giáo). Ba người Hồi giáo, Phật, Pháp và Sangha, được gọi là ba viên ngọc quý của Phật giáo và tạo thành trung tâm của tư tưởng và bản sắc tôn giáo Phật giáo.

Có một xu hướng ở phương Tây để hiểu Phật giáo chủ yếu thông qua bằng chứng văn bản và triết học; Đó là, thông qua tập trung vào Pháp. Phật giáo cũng là tôn giáo được sống bởi Sangha (các tu sĩ và nữ tu thể hiện một lựa chọn xã hội hoàn toàn mới cho phụ nữ, cũng như các học viên giáo dân) và được thực hiện trong các đại diện của Đức Phật và các địa điểm thiêng liêng như bảo tháp, các di tích thánh tích giữ phần còn lại của phần còn lại của phần còn lại của phần còn lại của Phật và những người được tôn kính khác. Bên cạnh những giáo lý và tiểu sử thực tế của Đức Phật, cũng quan trọng là những tài khoản của kiếp trước, những câu chuyện Jataka. Đài tưởng niệm và những câu chuyện cho những người theo ông và các vị thánh vĩ đại, những người đóng vai trò nổi bật trong vũ trụ học Phật giáo, đóng một vai trò lớn trong lịch sử và nghi lễ Phật giáo.

Mahayana, hay phương tiện tuyệt vời của người Hồi giáo, đã ra đời vào đầu kỷ nguyên chung, và những người ủng hộ của nó được coi là truyền thống trước đó là chiếc xe Hinayana hoặc xe thấp hơn, phản ánh mối quan hệ đôi khi có tính liên tục giữa hai người. Một loạt các văn bản mới, chẳng hạn như Kinh Lotus, được liên kết với Mahayana chưa được các trường trước đó chấp nhận. Những văn bản này mô tả một cái nhìn hoàn toàn khác về Đức Phật là mãi mãi hiện tại và vô hạn. Vũ trụ học của thế giới Phật giáo đã tìm hiểu chi tiết và phức tạp hơn và vai trò của Bồ tát, một người cố gắng tiến tới giác ngộ nhưng vẫn hoạt động trên thế giới vì mục đích của chúng sinh, đã chiếm một vị trí trung tâm.

Thế giới Phật giáo vào đầu thiên niên kỷ đầu tiên rất năng động và đa dạng, khi đức tin mới lan ra từ Nam Á đến Đông Nam Á, Trung Quốc và hơn thế nữa. Trong Nam Á, nó tập trung vào các tu viện quy mô lớn và các trung tâm học thuật, chẳng hạn như tại Nalanda ở bang Bihar Ấn Độ. Người dân là những người ủng hộ tích cực của các cơ sở như vậy, cũng như các học viên theo cách riêng của họ. Sự phá hủy các trung tâm tu viện lớn của những kẻ xâm lược Trung Á đã góp phần vào sự biến mất của Phật giáo từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ mười hai, nhưng nó đã phát triển mạnh ở hiện tại ở các hình thức Mahayana và Mật tông của nó ở Nepal và Tây Tạng và ở dạng Theravada ở Sri Lanka. Phật giáo cũng được giới thiệu lại vào bang Ấn Độ hiện đại vào thế kỷ XX.

Truyền thống Jain, mặt khác, đã tiếp tục không bị gián đoạn hiện đại, với phần lớn các tín đồ của nó ở Tây Ấn Độ.

Có rất ít nghi ngờ rằng sự từ chối của chính quyền Vệ đà của các nhà tư tưởng Phật giáo và Jain đã khuyến khích cải cách và củng cố các khía cạnh cụ thể của các truyền thống Vệ đà và tái khẳng định thẩm quyền của Brahmins.

Văn học của thời kỳ đã giúp mã hóa và xác nhận lại các khía cạnh của hệ tư tưởng Brahminical. Khái niệm về bốn giai đoạn của cuộc sống (Ashramadharma) đã được khớp nối ở đây, theo đó, mỗi người phải tuân theo Pháp (hoặc vai trò xã hội) được gán cho anh ta hoặc tương ứng với vị trí của mình trong các hệ thống đẳng cấp (varna/jati) và Tương ứng với giai đoạn của anh ấy (sự nhấn mạnh ở đây trên đàn ông) trong cuộc sống, hoặc ashrama. Hệ thống này đã xác định vai trò và trách nhiệm phù hợp đối với những người đàn ông sinh ra hai lần, những người từ ba diễn viên trên: Brahmins, Ksatriyas và Vaishyas. Bốn giai đoạn đã được xác định: sinh viên độc thân, chủ nhà, ẩn sĩ hoặc nhà ở (được thực hiện đến cuối đời) và từ bỏ.

Four possible aims in life were identified: artha (economic and social success), dharma (learning), kama (pleasure), and moksha (enlightenment). Students were to concentrate on dharma, householders to be concerned with artha and kama, and only in the final stage of life, that of a wandering holy man, is moksha a goal. The system did not hold for all—particularly for those excluded due to their gender or low position in the varna and jati systems—and renunciation was never universally embraced, though it remained an ideal. Although somewhat fluid, position in these systems was hereditary.

Puranic and Temple Hinduism and Bhakti

The religion that we now call Hinduism—the term itself is of recent vintage—began to take a recognizable shape in the first millennium C.E., drawing upon Vedic roots. In this period, the epics Mahabharata (containing the Bhagavad Gita) and Ramayana were composed, along with the Puranas. The Mahabharata recounts the tragic conflict between the Pandavas and Kauravas, while the Ramayana relates the tale of King Rama, who was exiled from his kingdom for 14 years in the company of his wife, Sita, and his brother Lakshman. These epics have had a profound influence in Southeast Asia, even when Hinduism waned as a primary religious force.

The Puranas provide stories of the gods who were to take a central place within the developing religion now known as Hinduism: Vishnu, Shiva, and the Goddess, among others. The cult of Vishnu, as it developed later, is generally accepted to be an amalgam of many smaller traditions; these were absorbed into the overarching Vishnu tradition through the idea of avatara, or incarnation (Vishnu is said to have 10 major incarnations who appeared in our world to save it) and into aspects of one character (such as the various portrayals of Krishna—as a child-god, as the charioteer in the Bhagavad Gita, and as the ruler of Dwarka in his adult life).

The Goddess takes many forms—some frightening and powerful, some auspicious and gentle. Parvati, Lakshmi, Shri, Kali, and Durga are some of the names she goes by. In all forms, she is devi, “the goddess.” Shiva, the other great deity commonly worshipped, is the ultimate ascetic. His body is white from being smeared with the ashes of the cremation ground—an unclean place that reminds us of the temporary nature of existence. His hair is matted and unkempt, and he is known to possess sometimes frightening and dangerous yogic powers. This same god is also married to Parvati and is intimately tied to the Goddess in her many other forms as well.

These three divinities—Vishnu, Shiva, and the Goddess—represent the three main deities worshipped in Hindu practice. Those who worship Vishnu are Vaishnava, those who worship Shiva are Shaiva, and those who worship the Goddess are Shakta (from shakti, or “power,” the feminine force the Goddess is said to possess). Brahma is not often the object of worship. Other deities have gained in popularity, such as Ganesha (the son of Shiva and Parvati) and Hanuman (the monkey god who aided Rama, an avatara, or “incarnation,” of Vishnu, in the Ramayana). It is important to note that although there are many deities represented in the Hindu pantheon, worshippers generally consider their own deity to be central and all-powerful; other deities are subservient to him or her. In addition, all are often seen to be manifestations of one central force in the universe. Many Hindus today (as in the past) therefore see themselves as believing in a single divine presence that takes form in endlessly diverse ways.

Temples acted as both religious and social centers in the dynamic urban hubs of the regional kingdoms established in the wake of Gupta power (after 500 C.E.) As regional kings and princes gained power, they often sought legitimacy by granting Brahmins large areas from which to collect taxes to finance temple development. Temples provided homes for the central deity, and the images enshrined within represented the deity and in many cases embodied it. Puja, or “worship,” of the deity, carried out in the home as well in as the temple, became the central focus of religious practice, representing a full transition away from sacrifice as the primary form of practice. Puja remains a central practice in temples all over Hindu South Asia and its diaspora. Home-based rituals have continued to be important; in some contexts, more so than public and congregational forms of worship.

Bhakti, or “devotion,” transformed both temple-based and personal forms of worship. It started in southern India in the eighth century C.E. among saints who sang of their love for god in Tamil rather than in Sanskrit, the language of Vedic orthodoxy. The Puranic deities—Shiva, Vishnu, and the Goddess—were the foci of radical devotion in Hinduism, but such devotion was central in Buddhist, Jain, and other traditions as well. Devotionalism came to influence and transform Brahminical traditions, just as it gave voice to alternative practices and practitioners such as women and those of lower caste. Bhakti insisted upon the immediate, direct apprehension of the god, whether he/she is contained within a form (such as an image) or unknowable formlessness. The language of intimate relationships was key—poets sang of the god as a devoted lover, parent, or child. Different social positions were represented by bhakti poets such as Ravidas, a chamar (leather worker), and Mirabai, a Rajasthani princess who dared to eschew familial responsibilities in favor of devotion to her lord and god, Krishna.

Mặc dù chủ nghĩa sùng đạo có liên quan đến các ngôn ngữ và văn bản bản địa, nhưng nó cũng được tìm thấy trong các văn bản tiếng Phạn, đáng chú ý nhất là ở Bhagavad Gita, trở nên nổi bật ở cấp độ phổ biến trong thời kỳ hiện đại. Văn bản mô tả một cuộc trò chuyện giữa anh hùng của gia tộc Pandava, Arjuna và Krishna, hóa thân của vị thần vĩ đại Vishnu. Arjuna chùn bước trong trận chiến trong trận chiến chống lại những người cố vấn và người thân của mình. Krishna thảo luận với anh ta về ý nghĩa tôn giáo và triết học của sự lựa chọn của anh ta, khẳng định sự cần thiết phải hoàn thành một Pháp (Svadharma) và thực hiện hành động đúng đắn mà không chú ý đến kết quả của hành động đó. Sự tận tâm được xác định là một phương tiện khả thi để giác ngộ, cùng với các con đường của kiến ​​thức và hành động không bị ràng buộc. Vào cuối phần này của sử thi, Krishna tiết lộ mình trong tất cả vinh quang của mình với Arjuna, và con đường sùng đạo (Bhakti) được tiết lộ như một phương tiện chính để tiếp cận với Chúa.

Sự ra đời của đạo Hồi

Không phải tất cả các tôn giáo quan trọng của Nam Á được sinh ra trong khu vực. Các tín đồ của chủ nghĩa Zoroastrian (hiện được gọi là Parsis) đã đến Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ tám C.E. từ Ba Tư, đến phương Tây. Hồi giáo bắt đầu định hình văn hóa và lịch sử của Nam Á từ cuối thiên niên kỷ đầu tiên C.E., khi các thương nhân Ả Rập lần đầu tiên đến bờ biển Gujarat. Khi xem xét xã hội Nam Á, chúng ta không chỉ nhớ đến những vùng đất phía đông nơi Ấn Độ giáo và Phật giáo và các ngôn ngữ và văn hóa Nam Á liên quan đến họ đã nắm giữ, mà còn về phía tây, từ nơi các mô hình tôn giáo, văn hóa và văn hóa khác, và Ngôn ngữ được đưa vào thế giới Nam Á.

Mặc dù sự tương tác đầu tiên giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo ở Nam Á đã diễn ra thông qua thương mại, sự hiện diện của Hồi giáo cũng được định hình mạnh mẽ bởi các chiến dịch quân sự lần đầu tiên đưa một số lượng lớn người Hồi giáo vào khu vực, thiết lập các cường quốc Hồi giáo ở phía bắc và trung tâm. Một số yếu tố của niềm tin Hồi giáo, chẳng hạn như chủ nghĩa độc thần cấp tiến và eschewal của hình ảnh trong thờ phượng, đã mang đến xung đột tôn giáo trong khu vực. Tuy nhiên, mặc dù cuộc xung đột này đã hình thành một phần của sự tương tác giữa người Hồi giáo và những người không theo Hồi giáo ở Nam Á, nhưng có sự phức tạp lớn đối với sự tương tác giữa các nhà cai trị Hồi giáo và các đối tượng không theo đạo Hồi của họ, cũng như giữa những người chuyển đổi theo đạo Hồi và những người ai khong. Chẳng hạn, nghệ thuật Ấn Độ trong thời kỳ này cung cấp bằng chứng sống động cho cách mà các ảnh hưởng của Tây Á được tích hợp với các phong cách và kỹ thuật Nam Á, sinh ra một truyền thống sôi động và độc đáo.

Về mặt tôn giáo, tình hình cũng phức tạp. Luật pháp là một đặc điểm trung tâm của tư tưởng Hồi giáo, và các đại diện pháp lý Hồi giáo đã trở thành một đặc điểm của cuộc sống ở hầu hết các khu vực nơi Hồi giáo gây ảnh hưởng. Các học giả của truyền thống Hồi giáo có ảnh hưởng đáng kể, nhưng không độc quyền; Hoàng đế Mughal Akbar nổi tiếng vì sự quan tâm của ông trong tất cả các truyền thống tôn giáo, và ông khuyến khích đối thoại và hiểu biết chéo tôn giáo. Nhiều người cai trị đã chọn cung cấp sự bảo trợ cho tất cả các truyền thống tôn giáo có mặt trong khu vực ảnh hưởng của họ. Chuyển đổi đã không diễn ra trên quy mô lớn ở tất cả các khu vực và không thể được quy cho lực lượng. Hầu hết các chuyển đổi diễn ra ở các khu vực bên ngoài của Bengal và Punjab và được liên kết với phong trào thần bí Hồi giáo gọi là Sufism.

Sufis, các vị thánh và những người đàn ông thánh thiện

Các Thánh Sufi đã định hình sự phát triển của Hồi giáo phổ biến, giống như các Thánh Bhakti định hình niềm tin và thực hành tôn giáo giữa những người mà chúng ta gọi là theo thuật ngữ chung của Ấn Độ giáo. Giống như các nhà thơ Bhakti, Sufi (nhiều người trong số họ cũng nói về kinh nghiệm trực tiếp của họ về Thiên Chúa và sự cần thiết phải vượt ra ngoài sự tuân thủ tôn giáo chính thức đối với một sự tham gia tôn giáo chân chính và ngay lập tức. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như vậy đã sử dụng các chiến lược tương tự, việc thành lập các trung tâm khu vực mở ra cho khán giả rộng rãi, sự hấp dẫn đối với kinh nghiệm trực tiếp và không được kiểm soát của Thiên Chúa, và việc xác nhận các khía cạnh của văn hóa địa phương thông qua việc thiết lập hình ảnh kinh tế và xã hội địa phương trong các bài thơ. P

Các nhà lãnh đạo và thực hành tôn giáo hình ảnh cũng tương tác với các hình thức chính thống và thiết lập nhiều hơn như là suy đoán thần học và học tập nâng cao trong các ngôn ngữ ưu tú của tiếng Phạn và tiếng Ả Rập tiếp tục. Các trung tâm Hồi giáo Trung tâm Mosques và madrasas (trường tôn giáo) đã được cấp tính, nhưng các địa điểm của Ấn Độ giáo cũng vậy, mặc dù các trung tâm ngôi đền lớn là phần lớn của quá khứ ở miền Bắc. Sự sùng bái của Krishna ngày càng nổi tiếng, và trung tâm phía nam Delhi đã trở thành một địa điểm hành hương quan trọng ngay cả trong bóng tối của thủ đô Mughal. Vào thế kỷ XV, nhà thơ nổi tiếng và người đàn ông thánh Kabir được biết đến với sự phê phán về sự tôn giáo rỗng tuếch của cả giáo sĩ Hồi giáo và Ấn Độ giáo Brahmin. Anh ta chế giễu cả hai và hát về quyền truy cập trực tiếp của mình vào một vị thần vô hình. Đáng chú ý là tên Kabir, là người Hồi giáo, nhưng thơ của ông cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động yoga shaivite, các nhóm tôn giáo giữa các nhóm tôn giáo không phải là tuyệt đối.

Vai trò trung tâm của các vị thánh và những người thánh được kết nối chặt chẽ với mối quan hệ giữa Đạo sư (giáo viên) và Sh hèisya (học sinh), hoặc trong bối cảnh Hồi giáo, Pir và Murshid. Mối quan hệ giáo viên/học sinh vẫn quan trọng trong các tôn giáo của Nam Á, cũng như trong cuộc sống nói chung, chẳng hạn như trong các truyền thống âm nhạc cổ điển.

Xây dựng một cộng đồng xung quanh mối quan hệ-sinh viên là nền tảng cho sự phát triển của truyền thống Sikh, một trong những tín ngưỡng mới hơn thế giới. Đạo sư Nanak (1469 1539) đã thành lập một cộng đồng các môn đệ (Sikh) sau khi ông có một sự mặc khải về bản chất vô hình và không thể giải thích của Thiên Chúa. Các bài hát của anh ấy và của các chuyên gia sau này đã được ghi lại trong văn bản được gọi là Adi Granth, hay bộ sưu tập đầu tiên. Tầm nhìn độc thần của ông về Thiên Chúa được nhiều người coi là một sự thỏa hiệp giữa các ý tưởng của Ấn Độ giáo và Hồi giáo, nhưng một mối quan hệ tự ý thức như vậy giữa hai truyền thống rõ ràng không phải là ý định của Nanak. Giống như các diễn giả tôn giáo khác trong thời đại của anh ta, anh ta đã trải nghiệm một tầm nhìn tôn giáo phù hợp với nhiều ảnh hưởng văn hóa hình thành anh ta, nhưng trong chế độ đặc biệt và độc đáo của chính anh ta. Cộng đồng lớn lên xung quanh anh đã trở thành một nhóm thiểu số nổi bật ở Ấn Độ và trên toàn thế giới.

Cải cách và khẳng định lại các truyền thống tôn giáo Nam Á trong thời kỳ thuộc địa

Sự ra đời của sức mạnh của Anh và suy yếu sức mạnh Mughal tập trung đã mang đến những thay đổi quan trọng trong đời sống tôn giáo Nam Á trong thế kỷ XIX và XX. Các tôn giáo đã được định nghĩa theo những cách cụ thể thông qua việc ban hành điều tra dân số với các danh mục riêng biệt của nó cho người theo đạo Hindu, Hồi giáo Hồi giáo, Hồi và cho các diễn viên riêng biệt. Trong thực tế, các loại này có thể đã trôi chảy hơn nhiều so với điều tra dân số cho phép. Nhiều nhóm người Sikh, những người đẳng cấp thấp, những người theo các truyền thống đồng bộ pha trộn các yếu tố của các tôn giáo riêng biệt, đã để lại trong lề và phải chiến đấu để được công nhận.

Phê bình văn hóa và phân biệt chủng tộc liên quan đến chế độ thuộc địa cũng có nghĩa là nhiều người Ấn Độ thấy mình để bảo vệ truyền thống của người Hồi giáo. Tất cả các phong trào của thời kỳ có xu hướng định vị bản thân liên quan đến thách thức của Anh, rõ ràng hay không. Do đó, Ram Mohun Roy, người sáng lập tiếng Bengal nổi tiếng của Brahmo Samaj vào năm 1828, đã mô phỏng tầm nhìn của ông về đời sống tôn giáo dọc theo khuôn viên đa nguyên và phổ quát. Vào cuối thế kỷ XIX, Dayanand Saraswati, nắm lấy truyền thống Vệ Đà, đã thành lập Arya Samaj và cố gắng thanh trừng Ấn Độ ). Tổ chức này rất tích cực trong việc xây dựng ý thức Ấn Độ giáo ở Punjab và các nơi khác.

Một số tổ chức, tổ chức giáo dục và các phong trào chính trị đã tập trung vào tôn giáo cũng như đẳng cấp và các bản sắc khác. Ngài Syed Ahmed Khan thành lập Đại học Aligarh để thúc đẩy vị trí của người Hồi giáo, nhiều người trong số họ đã không được hưởng lợi từ sự bảo trợ thuộc địa nhiều như người Ấn giáo. Nhiều cuộc tranh luận đã được đánh giá cao về mặt tôn giáo. Một cộng đồng đã tìm cách giành được sự bảo trợ và sự chú ý của chính quyền Anh, và những người có thể nói chuyện với một nhóm cụ thể đã được trao cho khả năng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ.

Ở Punjab, các cộng đồng khác nhau đã cạnh tranh với nhau để đại diện cho các ủy ban chính phủ và trong các tổ chức đại diện non trẻ. Một liên kết chính trị của người Hồi giáo và một tôn giáo của người Hồi giáo trở nên đan xen mật thiết khi các nhóm người cố gắng sắp xếp bản thân theo những cách cho phép họ có tiếng nói trong cấu trúc thuộc địa, đặc biệt là lời hứa độc lập. Những lòng trung thành và cộng đồng này đã được cấu hình lại và chính trị hóa theo cách biến đổi cơ bản cả bản sắc tôn giáo và cách mọi người tham gia vào tổ chức chính trị. Chính trong bối cảnh này, người ta phải hiểu sự hình thành của các quốc gia đã kế vị nhà nước thuộc địa Anh thông qua phân vùng của tiểu lục địa: Ấn Độ, Pakistan, và sau năm 1971, Bangladesh, trước đây là Đông Pakistan.

Đến hiện tại, hiện tại, chỗ ở, hướng dẫn mới

Ấn Độ hiện đại, nền dân chủ lớn nhất thế giới, đã chứng kiến ​​các giai đoạn chiến thắng vĩ đại trong việc hình thành các bản sắc và thực hành tôn giáo hiện đại, cũng như những bi kịch lớn. Caste tiếp tục gây ảnh hưởng sâu sắc cả trong cuộc sống cá nhân và chính trị khu vực và quốc gia (như được hiển thị gần đây ở Bihar). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo như Ambedkar, những người đã chọn chuyển đổi sang Phật giáo để chống lại sự kỳ thị của sự không thể chạm tới, và những người khác đã thách thức hiện trạng như các nhà thơ Bhakti và các nhà tư tưởng Phật giáo trong nhiều thế kỷ trước.

Thay đổi và liên tục vẫn đặc trưng cho sự phát triển của các truyền thống tôn giáo ở Nam Á như họ có trong quá khứ. Pakistan và Bangladesh đã thử nghiệm các mức độ khác nhau với việc hội nhập các cấu trúc pháp lý Hồi giáo vào việc điều hành quốc gia, nhưng ở cả quốc gia, đạo Hồi bảo thủ đều có ảnh hưởng dứt khoát đối với quản trị. Hệ thống pháp lý ở Ấn Độ đã giữ lại các hệ thống khác nhau đối với luật cá nhân của Ấn Độ giáo và Hồi giáo (hơn 10 phần trăm dân số Ấn Độ là người Hồi giáo).

Người Sikh đã chiến đấu cho quê hương của chính họ, kể từ năm 1997, một nền hòa bình tương đối đã trở lại bang Punjab, nhưng vấn đề có thể xuất hiện trở lại. Ấn Độ giáo cơ bản, đặc biệt là sau khi phá hủy nhà thờ Hồi giáo tại Ayodhya năm 1991, đã gây lo ngại cho tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo trong khu vực, Sikh, Hồi giáo và Kitô giáo. Hiện tại tôn giáo năng động Nam Á được thể hiện trên khắp thế giới, vì cộng đồng Nam Á là một cộng đồng quan trọng và đang phát triển. Các truyền thống tôn giáo được chuyển đổi bởi thế giới ngày càng nhỏ bé này, bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kinh tế và chính trị, truyền thông mới và thay đổi kỳ vọng xã hội. Niềm tin và thực hành tôn giáo cốt lõi sẽ tiếp tục thay đổi, như các nền văn hóa sống, trong tương lai.

Tám tôn giáo chính có nguồn gốc từ châu Á là gì?

Châu Á là lục địa lớn nhất và đông dân nhất và là nơi sinh của nhiều tôn giáo bao gồm Phật giáo, Kitô giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Jainism, Do Thái giáo, Shinto, Sikhism, Đạo giáo, và Zoroastrian. liên tục nổi lên. Châu Á được biết đến với sự đa dạng của văn hóa. is the largest and most populous continent and the birthplace of many religions including Buddhism, Christianity, Confucianism, Hinduism, Islam, Jainism, Judaism, Shinto, Sikhism, Taoism, and Zoroastrianism.All major religious traditions are practiced in the region and new forms are constantly emerging. Asia is known for its diversity of culture.

Hiện tại nhóm tôn giáo lớn nhất ở châu Á là gì?

Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới và là nơi sinh của nhiều tôn giáo bao gồm Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Nho giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo giữa những người khác. Tất cả các tôn giáo này được thực hành ở châu Á với nhiều hình thức tôn giáo liên tục xuất hiện. Ấn Độ giáo và Hồi giáo đại diện cho người lớn nhất châu Á với hơn một tỷ người theo dõi. is the largest continent in the world and the birthplace of numerous religions including Christianity, Islam, Judaism, Confucianism, Buddhism, and Hinduism among others. All these religions are practiced in Asia with multiple forms of religions continually emerging. Hinduism and Islam represent the largest religious group in Asia with over a billion followers.

Các tôn giáo khác nhau ở châu Á là gì?

Các tôn giáo ở châu Á

  • Hồi giáo - tôn giáo lớn nhất ở châu Á. Với khoảng 26%, Hồi giáo là tôn giáo với nhiều người theo châu Á nhất. ...
  • Ấn Độ giáo - chủ yếu ở Nam Á. Vị trí thứ ba trên toàn thế giới, nhưng ở châu Á ở vị trí thứ hai là Ấn Độ giáo. ...
  • Phật giáo - Vị trí thứ 3 ở châu Á. Phật giáo có thể được tìm thấy đặc biệt là ở phía nam và phía đông châu Á. ...
  • Kitô giáo - chỉ thứ năm ở châu Á. ...

Có bao nhiêu tôn giáo ở châu Á?

3 tôn giáo lớn ở châu Á

  • Ấn Độ giáo.Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở châu Á với hơn một tỷ người theo dõi....
  • Đạo Hồi.Hồi giáo là tôn giáo nổi bật nhất ở châu Á với hơn 1,1 tỷ người theo dõi....
  • Đạo Phật.Phật giáo là nhóm lớn thứ ba ở châu Á được thực hiện bởi khoảng 11,9% người dân ở châu Á....

3 tôn giáo chính ở Đông Nam Á là gì?

Trong số các tôn giáo ở Đông Nam Á, lớn nhất là Hồi giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo ngày nay.Phật giáo và Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á theo dõi thế kỷ thứ 5 với các bức tượng của Phật và các vị thần Ấn Độ trong các ngôi đền cổ.Islam, Buddhism and Hinduism today. Buddhism and Hinduism in Southeast Asia trace back to the 5th century with statues of Buddha and Indian Gods in the ancient temples.

Tất cả các tôn giáo ở châu Á là gì?

Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới và là nơi sinh của nhiều tôn giáo bao gồm Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Nho giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo giữa những người khác.Tất cả các tôn giáo này được thực hành ở châu Á với nhiều hình thức tôn giáo liên tục xuất hiện.