10 quốc gia tiêu thụ rượu hàng đầu năm 2022

Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Đó là đánh giá nêu trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc trước Quốc hội sáng 9.11.

10 quốc gia tiêu thụ rượu hàng đầu năm 2022
Việt Nam ngày càng bỏ xa các quốc gia khác về mức độ tiêu thụ rượu bia.

Theo đó, về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.

Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi vào năm 2010, thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên/năm, xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu (Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia).

Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Năm 2015 có 80,3% nam và 11,6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia.

Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Năm 2013 có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất l lần.

Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại rất đáng lưu tâm: Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn.

Tình trạng uống rượu, bia ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết Về tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe.

Tại Việt Nam, lượng bia tiêu thụ qua các năm cũng liên tục tăng. Thống kê cho thấy trung bình mỗi người Việt uống 42 lít mỗi năm. Tuy nhiên một tin vui là Việt Nam vẫn chưa nằm trong những những nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới, tính theo đầu người.

Bia - là loại thức uống luôn được ưa chuộng cho dù kinh tế thế giới có suy thoái. Nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới là Cộng hòa Czech với gần 157 lít/người/năm. Kế tiếp là Ireland, trung bình mỗi người dân uống hơn 130 lít/năm. Thứ 3 là người Đức với gần 116 lít/năm, Australia 110 lít/năm và người Áo đứng thứ 5 khi uống 108 lít/năm.

Có một số lưu ý để hạn chế một cách tối đa những tác hại của bia, rượu, mà người dùng nên quan tâm. Theo đó, mọi người không nên uống rượu bia khi bụng đang đói. Các chuyên gia cho biết điều này có thể làm cho tình trạng say trở nên trầm trọng hơn.

Rượu có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh duỡng của cơ thể, như vitamin A, kẽm, kali, vitamin B. Do vậy, cần ăn những thực phẩm phù hợp có vai trò bổ sung các chất này: như bơ và trứng hay các loại rau như cà rốt, khoai lang hay súp lơ xanh. Những thực phẩm này sẽ bổ sung vitamin A.

Các sản phẩm từ động vật như cá, thịt gia cầm, thịt bò hay sữa rất giàu vitamin B. Hạt, ngũ cốc nguyên hạt chứa kẽm và bơ, chuối có thể làm tăng kali. Tránh dùng thuốc giảm đau hạ sốt vì nó có thể gây tổn thương gan khi kết hợp với rượu.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cuộc khảo sát cho thấy, công dân say xỉn bia, rượu hoặc đồ uống có cồn khác trung bình 2 ngày một tuần. Gần 1/4 số người được hỏi tại Úc cho biết, họ cảm thấy hối hận về thói quen uống rượu. Đồng thời, lý do phổ biến nhất khiến những người tham gia khảo sát hối tiếc là câu trả lời “uống quá nhiều và quá nhanh” với 49% những người được khảo sát khẳng định. Cũng theo cuộc khảo sát, 6% cho biết họ cảm thấy lo lắng về Covid-19, trong khi 4% nói rằng đó là vì “đã lâu không uống rượu” do các hạn chế của đại dịch. 2% đã uống quá nhiều trong các bữa tiệc ảo.

Vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng về lượng rượu tiêu thụ thuộc về Đan Mạch, thứ 3 là Phần Lan. Người dân Vương quốc Anh và Mỹ cũng được xếp vào danh sách những người uống rượu nhiều nhất trên thế giới lần lượt ở vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách. Trong khi đó, Pháp dẫn đầu thế giới về số lượng đồ uống có cồn trung bình được tiêu thụ trong một năm với hơn 132 ly rượu, tiếp theo là New Zealand với 122 ly, trong khi người Úc uống trung bình 106 ly mỗi năm.

Đáng chú ý, cùng với Phần Lan, Úc đứng đầu danh sách các nước phải điều trị y tế khẩn cấp cho các tình huống nghiêm trọng liên quan đến rượu bia. Tỷ lệ điều trị y tế cho người uống rượu ở 2 quốc gia này cao gần gấp 3 mức trung bình toàn cầu.