Chứng minh và giải thích công dụng của văn chương năm 2024

Liên cụm trường trung học phổ thông Hà Nội vừa tổ chức kì thi Olympic dành cho lớp 10, 11 năm học 2023-2024, trong đó có môn Ngữ văn. Đáng chú ý có phần yêu cầu nghị luận câu nói: "Thời đại ngày nay, khi nhịp sống bị cuốn vào vòng xoáy tốc độ, văn chương có giúp con người sống chậm lại?"

Gợi ý đáp án nghị luận văn học

Giải thích: "nhịp sống"là tốc độ sống của con người; "bị cuốn vào vòng xoáy tốc độ" là bị kéo vào, cuốn theo tốc độ nhanh, gấp gáp. Từ đó, sống vội vàng, lướt qua mà không kịp tận hưởng vẻ đẹp của đời sống. "Sống chậm" là cách sống chú trọng quan sát, lắng nghe để cảm nhận, hiểu và trân trọng những giá trị sống.

Ý kiến đề cập đến vai trò, giá trị của văn chương: khi con người bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp, liệu văn chương có thể giúp con người có những khoảng lắng để cảm nhận sâu hơn về cuộc sống, ngẫm nghĩ về những giá trị sống và về chính mình.

Bàn luận: Cuộc sống hiện đại với guồng quay gấp gáp khiến con người bị cuốn theo, trở nên bị động, lệ thuộc, thậm chí còn đánh mất đi những giá trị sống, những cơ hội được sống thực sự. Trong bối cảnh ấy, văn chương như một nẻo về để con người được thoát ra khỏi vòng xoáy tốc độ, sống chậm lại, sống sâu hơn.

Văn chương giúp con người có những khoảng lắng để khám phá, cảm nhận cuộc sống, suy tư và chiêm nghiệm những giá trị sống đích thực:

Với tác giả, viết là cách thức giúp nhà văn sống chậm lại. Khi viết, nhà văn phải quan sát, nghiền ngẫm, bởi vậy nhà văn sống chậm lại, sống sâu hơn, trăn trở suy tư trước cuộc đời và con người. Đó là cơ hội nhà văn đối thoại với cuộc đời và soi ngắm chính mình.

Với người đọc, đọc là cách để mỗi người có khoảng lắng riêng để sống chậm, là hành trình khám phá, nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc và toàn diện, cũng là hành trình khám phá và nhận thức, bồi đắp chính mình.

Khi văn chương giúp con người sống chậm, ta sẽ được bồi đắp những trải nghiệm phong phú, mới mẻ, sẽ sống một cuộc đời khác thâm trầm và rộng rãi hơn rất nhiều cuộc đời thực.

Chứng minh: Học sinh chọn và phân tích được một số tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề.

Định hướng phân tích: Chỉ ra và cảm nhận được những vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Thấy được tác động sâu sắc từ những vẻ đẹp ấy đi với chính mình (và với người đọc khác). Làm rõ tác phẩm ấy đã giúp mình sống chậm lại như thế nào, giúp mình có những suy tư , trăn trở gì về cuộc sống.

Bàn luận mở rộng: Câu hỏi đã gợi ra sứ mệnh lớn lao của văn chương trong bối cảnh sống hiện đại. Văn chương giúp con người hóa giải những áp lực tinh thần nặng nề, giúp con người thoát khỏi vòng xoáy tốc độ của nhịp sống hiện đại để sống sâu hơn, trân trọng những giá trị sống. Giúp con người sống chậm không phải là quyền năng duy nhất của văn chương.

Trên thực tế, nhiều tác phẩm văn chương đã thức tỉnh con người sống gấp gáp, sống hết mình để đón nhận đến tận cùng giá trị sống.

Câu hỏi cũng gợi mở những bài học ý nghĩa đối với người nghệ sĩ và người đọc: Đối với người nghệ sĩ: cần phải hiểu được chức năng của văn chương và sứ mệnh của người cầm bút trong thời đại "tốc độ", từ đó viết nên những trang văn có thể giúp con người lắng lại để sống sâu hơn.

Đối với người đọc: cần hiểu được những trăn trở, suy tư của nhà văn trong trang sách để hiểu mình, hiểu đời và trân trọng những giá trị sống đích thực.

“Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (L.Tôn-xtôi). Lời văn là những lời êm tru dùng lí lẽ của bản thân mình làm nổi lên những khát khao cháy bỏng về con người và xã hội. Ai nói văn chương chỉ là những con chữ chán nản, vô nghĩa? Văn chương là những con chữ biết nói. Chúng nói lên những suy nghĩ của mỗi nhà văn về ước mơ, mộng tưởng của mỗi cá nhân. Những dòng văn đó tạo thành những dòng chữ chảy xiết đến làm trái tim ta xao xuyến, bổi hổi. Văn chương là hiện thân của sự công bằng, là điểm tựa của sự sống. Chính vì điều đó, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã từng nói: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng vì thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”Văn chương chính là nghệ thuật ngôn từ còn tác giả chính là người nghệ sĩ khai phá nên nghệ thuật đó. Những nhà văn là những con ong cần mẫn hút mật từ bông hoa cuộc sống và biến hoá nên cho ta những triết lí sâu sắc qua các tác phẩm văn học. Xúc cảm mãnh liệt chính là phương tiện từng bước đưa tác phẩm chạm đến đáy lòng độc giả. Sự thành công của nhà văn không có gì khác ngoài nhận được sự công nhận của người đọc. Tác phẩm chỉ sống khi nó đến với bạn đọc bằng cách gắn kết bằng trí tưởng tượng phong phú của con người. Chính vì điều đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít đối với nhau. Hình dung là sự miêu tả, tái tạo một cách chọn lọc, có hồn hơn. Nhà văn đã lấy chất liệu từ cuộc sống, thông qua bộ não của mình mà thêu dệt nên những gam màu trầm bổng của văn chương. Vì cuộc sống “muôn hình vạn trạng” thì thiên nhiên lại là diệu cảnh tuyệt sắc hiện ra trước mắt ta, xã hội đầy luân chuyển theo từng hồi nhịp vội vã nên văn chương cũng vô cùng đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Ở đây, tác giả Hoài Thanh muốn đưa ra một khẳng định, chức năng của văn chương: Văn chương chính là những triết lí sâu sắc bắt nguồn từ đời sống, phản ánh và đem lại những triết lí quý giá về cuộc sống cho con người. Điều này có thể thấy trong thực tế bằng việc khi ta đọc các tác phẩm văn học dân gian sẽ biết được cha ông ta ngày xưa đã sống và gây dựng đất nước ra sao, chúng ta cũng hình dung ra một thời bom đạn máu đổ với những câu chuyện cảm động về những người lính,…như thế nào. Chúng ta có thể hình dung ra nhiều mặt của cuộc sống này thông qua những tác phẩm đó. Chính vì lẽ đó mà có ý kiến cho rằng: “văn chương đã mở ra trước mắt tôi một chân trời mới”.

Văn chương sinh ra trên đời không chỉ bởi nhu cầu bộc lộ tình cảm của con người mà nó còn có những tác dụng lớn lao đối với mỗi người trong cuộc sống. Chính vì điều đó nên Hoài Thanh đã nói rằng “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn đã nhấn mạnh sâu sắc được nhiệm vụ của văn chương là “hình dung ra sự sống” và “sáng tạo ra sự sống”.Mỗi người đều có trí não và con mắt của riêng mình không ai có cái nhìn giống giống về một sự vật trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua việc hai nhà văn Vũ Bằng và Thạch Lam đều viết về cốm nói chung hay nét đẹp văn hoá Hà Nội nói riêng thì mỗi người điều khai thác một khía cạnh khác nhau, cái mà gây ấn tượng sâu sắc vói mình nhất. Những hình ảnh của cuộc sống được thể hiện qua văn chương cũng mang những phong thái khác nhau. Hay Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn cầm còn Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nghe như tiếng hát xa. Cách hình dung, tái hiện cuộc sống vào văn chương là bất tận. Thế giới này dường như không đủ rộng trong con mắt của những nhà văn. Từng nhà văn đều có nét cá tính riêng đều muốn làm nổi lên phong cách của mình qua từng lời nói, câu từ. văn chương không quan trọng là thứ bạn đang muốn miêu tả có đúng không mà cái cần có trong văn chương là sự sáng tạo. Sự sáng tạo là ngòi bút khắc hoạ nên bức tranh tuyệt diệu của mỗi tính cách, cá nhân trong chúng ta.

Thế giới trong văn chương có thể giống hoặc khác so với hiện thực. Nó có là thế giới đầy phép màu như những câu chuyện mộng mị với Lọ Lem, Tấm Cám hay nghiệt ngã, khốn khổ như những nhân vật bần hàn trong truyện Nam Cao. Thì nó cũng mang một phần ý nghĩa mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Đọc truyện cổ tích ta sẽ thấy câu chuyện phản ánh về một ước mơ, khát vọng không còn sự bất công. Khác với đó chính là truyện đời thực muốn làm bật lên những tội ác, sự nghiệt ngã hoàn cảnh hay sự đau đớn tột cùng đứng lên đấu tranh giành lại quyền lợi cho bản thân mình hay những người mình yêu thương. Đó chính là vai trò của những tác phẩm văn chương đối với đời sống con người.

Văn chương là người mẹ nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Văn chương muốn con người nghĩ về những tương lai tốt đẹp phía xa, hướng về chân lí cuộc đời và mọi điều tốt đẹp nhất. Cùng với đó văn chương giúp con người nâng cao đời sống tâm hồn bỏ qua những lợi ích vật chất. Vào văn chương ta sẽ được cảm nhận niềm hạnh phục, nỗi đau cùng nhiều cảm xúc của nhân vật khi cùng đồng hành cùng trải nghiệm cùng khám phá với chúng. Đến với văn chương bạn sẽ thử được cảm giác thả hồn mình vào từng con chữ đang trôi dạt dào ấy, lắng động và hoà quyện mình và từng dòng chữ khi ấy cảm xúc ta như muốn bùng nổ khát kháo được sống, được tận hưởng niềm phấn khích đó. Những ý nghĩa thực sự của mỗi câu thơ, câu ca dao, câu văn,.. được ẩn giấu sau từng lớp vỏ ngôn từ kia đang chờ ta khám phá. Khám phá được bí mật ấy ta thấm thía từng thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Điều đó giúp chúng ta nâng cao đời sống tinh thân không những vậy còn ghi nhớ được nhiều bải học và kinh nghiệm sống.

Qua câu khẳng định “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” trân trọng và đề cao giá trị của văn chương, Hoài Thanh đã khẳng định thế giới văn chương thật kì diệu, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.