Yijing là gì

Trong “Tám trăm từ hán ngữ hiện đại” [现代汉语八百词], Lữ Thúc Tương viết: “曾经” biểu thị hành động sự việc từng xảy ra trong quá khứ, cách xa thời điểm nói; “已经”biểu thị sự việc đã hoàn thành và cách thời điểm nói không lâu. Tuy nhiên, Mã Chân trong “Nghiên cứu về hư từ” [关于虚词的研究] lại có quan điểm khác, ông cho rằng:

“曾经”chưa hẳn đã biểu thị hành động sự việc xảy ra xa thời điểm nói hơn”已经”. Ví dụ như

(1)  昨天我曾经去过一趟。

(2)  前天我已经去过一趟。

Khi biểu thị sự việc xảy ra trong quá khứ, cả “曾经” và “已经”đều có thể dùng được. Nhưng khi biểu thị sự việc xảy ra ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai, chỉ có thể dùng “已经” mà không thể dùng “曾经”. Ví dụ như:

(3)过去我曾经看过这本书。

(4)现在已经到吃饭时间了。

(5)等你赶到那里,他大概已经走了。

   Rõ ràng các chuyên gia ngữ pháp đã có quan điểm khác nhau về cách sử dụng của hai phó từ thời gian này. Qua nhiều năm học tập và nghiên cứu tiếng Hán, chúng tôi đã tổng kết và phân biệt cách sử dụng của hai phó từ thời gian trên trong các trường hợp như sau:

1. Trong câu không có sự xuất hiện của phó từ thời gian khác hoặc từ chỉ dẫn về thời gian

Trong trường hợp không có sự xuất hiện của phó từ thời gian khác hoặc từ chỉ dẫn về thời gian, cả “曾经”và “已经”đều biểu thị hành động sự việc đã xảy ra, tức trước thời điểm nói, hành động đã diễn ra, đã hoàn thành, hoặc đã phát sinh. Đồng thời còn ngầm chỉ sự việc trong quá khứ là như vậy, nhưng đã chấm dứt hoặc không tái diễn ở thời điểm hiện tại.

[6] 他已经读过我的一两个短篇。

  (7)她自艾自怜,曾经打算一个好日子死去,初一十五。

  (8)他已经结婚了。

  (9)我已经吃过了。

(10)他的病应经好了。

Nếu thay “已经” trong ví dụ [8] thành “曾经” ý nghĩa của câu sẽ không thuận. Và nếu thay “已经”ở ví dụ [9] và [10] thành “曾经”thì ý nghĩa của câu hoàn toàn thay đổi. Vì thế, tuy cùng biểu thị hành động sự việc đã xảy ra trong quá khứ, hai phó từ thời gian này vẫn không thể thay thế cho nhau.

2. Trong câu có sự xuất hiện của phó từ thời gian khác hoặc từ chỉ dẫn về thời gian

Khi có sự xuất hiện của phó từ thời gian khác hoặc từ chỉ dẫn về thời gian, phạm vi thời gian do “曾经”và “已经” biểu thị sẽ được mở rộng hơn.

“曾经”có thể kết hợp với thời gian từ để biểu đạt hành động sự việc xảy ra trong thời gian xa hay gần thời điểm nói, nhưng chắc chắn phải là hành động sự việc của quá khứ.

(11)当年,我也曾漂亮过,也像个人似的。

(12)刚才他曾说到过你。

  (13)我过南京时,曾随朋友去听过两次。

Các từ “当年”, “刚才”, “过南京时” là những từ thời gian khác biểu thị sự việc xảy ra trước thời điểm nói. Dựa trên những từ này chúng ta có thể biết “曾经” biểu thị hành động diễn ra từ rất lâu hay rất gần so với thời điểm nói. Trong các ví dụ này, dù hành động sự việc cách thời điểm nói xa hay gần, thì đều là những hành động sự việc trong quá khứ, nghĩa là sự xa gần không phải do “曾经” quyết định, nhưng chắc chắn hành động sự việc đó đã xảy ra. Tuy nhiên, ví dụ dưới đây lại khác.

[14] 再过二十年,我们可以自豪的说:曾经所拥有的过去没有虚度。

Ở ví dụ [14] lại là sự việc trong tương lai. Vì thế chúng ta không thể kết luận sự việc xảy ra trong tương lai không thể dùng “曾经”. Nhưng cũng không thể nói rằng “曾经” có thể cùng kết hợp với từ ngữ biểu thị tương lai. Bởi lẽ, “曾经” chỉ là trạng ngữ của phân câu nhỏ. Nó không cùng một bình diện với thời gian từ biểu thị tương lai cho toàn câu. Vì thế nó vẫn biểu thị sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

“已经” vừa có thể biểu đạt hành động đã diễn ra trước đây không lâu hoặc tại thời điểm hiện tại. Nó có thể xuất hiện cùng thời gian từ quá khứ, biểu thị hành động diễn ra ở một thời điểm rất xa thời điểm nói. Ngoài ra nó có thể kết hợp với thời gian từ tương lai, biểu thị hành động sự việc đã xảy ra trong một thời điểm của tương lai.

(15)我已经觉得很不错。

Như vậy, cần phải làm rõ, phải chăng “已经”có thể trực tiếp biểu thị tương lai?

(16)再过二十年,我们已经退休修了。

(17)我偷偷地走,等他知道了,我已经走了。

Liệu có phải “tương lai” được thể hiện ở đây là thông qua “已经”. Rõ ràng không phải vậy. Tương lai được thể hiện ở đây nhờ vào các đoản ngữ chỉ dẫn về thời gian “再过二十年”  “等他知道了”. Vì thế chúng ta có thể nói, bản thân “已经”không thể biểu thị tương lai. Nó chỉ biểu thị hành động sự việc đã xảy ra trong tương lai khi kết hợp với các từ, đoản ngữ chỉ dẫn thời gian biểu thị tương lai.

Ngoài ra, [现代汉语八百字] có nêu, “已经” có thể dùng kết hợp với “将要”, “快要”.

(18)他已经将要毕业了。

(19)我们已经快要出发了。

Về ý nghĩa của câu, đây là một hình thức đặc biệt biểu thị hành động đã xảy ra. Hành động sự việc ở đây chưa được hoàn thành hay thực hiện, nhưng nó đã trong quá trình tiến hành và cách mục tiêu rất gần. Trong những câu này, ý nghĩa thời gian chủ yếu thể hiện ở “将要”, “快要”. Ý nghĩa thời gian của “已经” trong câu đã bị nhược hóa.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy, ý nghĩa biểu đạt về thời gian của" “曾经”và “已经” chưa hẳn là ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu, thời gian trong câu còn phụ thuộc vào các từ thời gian khác và đoản ngữ chỉ dẫn về thời gian. “曾经” chủ yếu biểu thị “历经”, “完成”, biểu thị sự việc đã từng xảy ra. “曾经” biểu thị quá khứ là vậy, hiện tại không còn như vậy. “已经”nhấn mạnh “实现”, biểu thị sự việc đã xảy ra. Có thể là quá khứ của quá khứ, của hiện tại hoặc tương lai. Dùng “已经” biểu thị sự việc đã được thực hiện, hiện tại hành động sự việc vẫn còn duy trì.

Trong quá trình học tiếng Hán, do ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ tiếng Việt, do chưa nắm vững quy tắc của tiếng Hán hoặc do ảnh hưởng của môi trường tiếng…, người Việt Nam đôi khi vẫn mắc phải những lỗi dùng từ. Phương pháp khắc phục lỗi sai tốt nhất là đi sâu nghiên cứu, nắm chắc đặc điểm chức năng ngữ pháp của từ ngữ. Bài viết này có thể chưa khảo sát hết về hai phó từ “曾经” và “已经”, song hy vọng nó sẽ đóng góp thêm vào tư liệu tham khảo về cách sử dụng hai phó từ này./.

ThS Nguyễn Thị Thiêm

Nội san Ngoại ngữ Quân sự số 6-4/2011

0020 – 已经 – yǐjīng – Giải nghĩa, Audio, hướng dẫn viết – Sách 1099 từ ghép tiếng Trung thông dụng [Anh – Trung – Việt – Bồi]

《已》字的笔顺动画演示

《已》字的笔顺分步演示(一笔一画写汉字)

《经》字的笔顺动画演示

《经》字的笔顺分步演示(一笔一画写汉字)

Giải nghĩa

  • Hán Việt: Xem trên sách bản cứng
  • Phát âm bồi:  Xem trên sách bản cứng
  • Pinyin:  Xem trên sách bản cứng
  • Phồn thể:   Xem trên sách bản cứng
  • Nghĩa tiếng Anh:  Xem trên sách bản cứng
  • Nghĩa tiếng Việt:  Xem trên sách bản cứng
  • 已经到深秋了
  • 已經到深秋了
  • Yǐjīng dào shēnqiū le
  • ỉ chinh tao sâng chiêu lợ
  • It’s already late autumn
  • Đã cuối thu rồi

Thư mục:   Các chữ vần Y, Phần 01 [0001 - 0100], Sách 1099 từ ghép tiếng Trung thông dụng [Anh - Trung - Việt - Bồi]

Sorry, comments are closed for this item.

Someone recently forwarded me an article that appeared in an online newspaper entitled “Kinh dịch là của người Việt” [The Yijing Belongs to the Việt].

There has been an effort for many years on the part of a small group of people to demonstrate that this ancient text was created by “Việt” peoples. It is a very nationalistic effort to try to say that “Việt” knowledge and culture came before “Chinese” knowledge and culture and that “China” is therefore indebted to the “Việt,” and not the other way around, as is commonly believed.

I need to read more of Lương Kim Định’s writings, but I believe that this effort to show that “the South” created the culture that “the North” now takes credit for started with him [but perhaps there are earlier examples of this line of reasoning?].

I’ve long wondered what it is that motivates people to keep trying to make this point, when most people don’t believe what they are saying. Is it just nationalism? Are nationalist feelings really that strong?

Amazingly, just by coincidence, a friend of mine who works for NASA sent me a sound file this morning of some kind of message that NASA space recorders picked up coming from some place outside of our solar system. My friend thought it kind of sounded like Vietnamese, so he sent it to me.

It is a bit hard to make out, but I think they’re saying. . .

Alien Message About The Kinh Dich by Le Minh Khai

“Kinh dịch là của người Việt”!! [The Yijing Belongs to the Việt]

Video liên quan

Chủ Đề