Đóng đinh nội tủy xương chày bao lâu đi được

Thứ hai, 13/06/2016, 11:11 GMT+7

[Bệnh viện Tâm Trí Đồng ThápGãy thân 2 xương cẳng chân là loại gãy xương thường gặp nhất trong các  loại gãy xương, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông. Xương cẳng chân có cấu tạo đặc biệt gồm có hai xương là xương chày và xương mác, khi bị gãy thường gãy hai xương, ít khi gãy một xương đơn thuần.

Ngày 07/06/2016, ông Đào Ngọc T.  46 tuổi [ngụ tại xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp] nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông. Sau khi được Bác sĩ thăm khám và chụp X-Quang, kết quả bệnh nhân bị gãy thân 2 xương cẳng chân. Các Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã tiến hành phẫu thuật kết hợp thân 2 xương cẳng chân bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy có chốt động, đây là một phẫu thuật rất hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và tự phục vụ sớm, bệnh nhân có thể đi lại sau vài ngày và xuất viện sau 1 tuần điều trị.

   

Tìm hiểu thêm về gãy xương cẳng chân

Gãy thân xương dài, đặc biệt đối với xương chày và xương mác là loại gãy khá phổ biến trong các loại gãy xương. Hiện có nhiều phương pháp điều trị như: Nắn chỉnh bó bột, khung cố định ngoài, nẹp vít, đinh nội tủy... trong đó kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ có chốt động là phương pháp được áp nhiều nhất tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.

Xương cẳng chân

● Vùng cẳng chân có hai xương: xương chầy to, xương mác nhỏ. Gãy cẳng chân thường gãy cả hai xương, cũng có thể chỉ gãy một xương. ● Xương chầy là hình lăng trụ tam giác với mào chày ở phía trước nằm sát da, khi xuống 1/3 dưới là hình trụ tròn nên đây là điểm yếu rất dễ bị gãy. ● Mạch nuôi xương càng xuống thấp càng nghèo nàn [1/3 dưới], khi gãy vùng này xương khó liền. ● Các khối cơ bố trí quanh xương không đồng đều, phía sau có khối cơ chắc khoẻ, phía trước không có cơ mà ngay dưới da là xương vì vậy khi gãy rất dễ bị lộ xương. ● Cẳng chân có bốn khoang. Cấu tạo các khoang hẹp, thành khoang chắc vì vậy khi có phù nề, chảy máu trong khoang dễ gây hội chứng chèn ép khoang-một biến chứng nguy hiểm, nguy cơ cụt chân cao.

● Gãy cao dễ gây chèn ép khoang, gãy thấp dễ dẫn đến gãy hở.

Điều trị gãy hai xương cẳng chân chủ yếu là điều trị gãy thân xương chày, xương chịu lực tỳ nén chính của cẳng chân. Điều trị gãy hai xương cẳng chân còn gặp nhiều khó khăn, có không ít trường hợp bị biến chứng nhiễm trùng, viêm xương, lộ xương, khớp giả, cứng khớp hoặc hạn chế vận động.

Điều trị gãy thân hai xương cẳng chân có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

- Phương pháp điều trị bảo tồn cho kết quả tốt nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp gãy xương đơn giản, bệnh nhân bị bất động lâu, dễ di lệch thứ phát.

- Đóng đinh Kuntscher kinh điển có kết quả rất tốt khi vị trí gãy ở 1/3 giữa thân xương chày, còn vị trí gãy ở 1/3 trên và 1/3 dưới thân xương chày lòng tủy rộng thì đóng đinh Kuntscher sẽ không vững, dễ bị di lệch xoay và di lệch gập góc. 

- Kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít thì nắn chỉnh xương tốt, nhưng trong khi phẫu thuật phải bọc lộ ổ gãy rộng, tổn thương mô mềm và phá hủy màng xương. Các biến chứng có thể xãy ra: chậm liền xương, khớp giả, gãy nẹp, cong nẹp, nhiễm trùng lộ nẹp vít nhất là gãy hở.

- Phương pháp đặt khung cố định ngoài rất hiệu quả trong gãy xương hở, gãy xương nhiễm trùng, tuy nhiên có những bất lợi của việc mang khung.

- Kết hợp xương bằng đinh nội tủy có chốt điều trị gãy hai xương cẳng chân có nhiều ưu điểm, kết hợp xương vững chắc và lành xương sinh học.

● Kết hợp xương điều trị gãy thân 2 xương cẳng chân bằng đinh nội tủy sử dụng chốt tĩnh, có lúc chốt tĩnh còn gây trở ngại cho việc lành xương. Nhiều trường hợp sau mổ Kết hợp xương khoảng 3 tháng, chụp X-quang kiểm tra còn thấy rõ đường gãy với tỷ lệ cao [24%], các vít chốt giữ đoạn xương không thể trượt theo trục dọc.

● Kết hợp xương điều trị gãy thân 2 xương cẳng chân bằng đinh nội tủy với chốt động dựa trên cơ sở chốt tĩnh, thay vì ở đầu gần chốt 2 vít thì chỉ chốt 1 vít lỗ oval của đinh. Kỹ thuật: chốt vít vào mép gần lỗ oval của đinh, như vậy giống như khóa 1 chiều, tức là chiều mặt gãy dang ra thì được khóa, còn chiều mặt gãy nén lại thì được tự do.Kết hợp xương điều trị gãy thân 2 xương cẳng chân bằng đinh nội tủy với chốt động có ưu điểm là bệnh nhân không phải mổ nhiều lần và quá trình liền xương không ảnh hưởng bởi vít chốt. Sự nén hai mặt gãy khít sẽ làm tăng mức độ vững của xương và thúc đẩy sự lành xương.Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không thể áp dụng cho các loại gãy xương nhiều mãnh, gãy mất nhiều xương.

ảnh chụp X-Quang sau khi đóng đinh nội tủy có chốt động

Như vậy, kỹ thuật dùng đinh nội tủy có chốt động là phương pháp kết hợp xương vững chắc, nhanh hồi phục, giúp bệnh nhân gãy xương nhất là bệnh nhân bị tai nạn giao thông sớm phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng.

Hiện tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã phẫu thuật và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị gãy xương đùi, xương chày, xương mác, thay khớp gối và khớp háng.

Ứng dụng phương pháp tiên tiến điều trị gãy thân 2 xương cẳng chân bằng đinh nội tủy có chốt động.

CẤP CỨU[028] 54 11 35 00

  • Tìm Bác SÄ©
  • Đặt hẹn
    Khám Bệnh
  • Hỏi Đáp

Xương đùi là xương dài nhất và chắc khoẻ nhất trong cơ thể. Vì xương đùi rất chắc khỏe nên lực chấn thương phải đủ mạnh mới có thể làm gãy xương. Ví dụ tai nạn xe là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương đùi.

Phần dài và thẳng của xương đùi được gọi là thân xương đùi. Khi gãy ở bất kỳ đoạn nào dọc theo xương này, ta gọi là gãy thân xương đùi.

Các loại gãy thân xương đùi

Gãy xương đùi rất khác nhau và tùy thuộc vào lực tác động gây gãy xương. Những mảnh vỡ của xương có thể nằm đúng vị trí hay dịch chuyển [di lệch], và chỗ gãy xương có thể kín [da còn nguyên vẹn] hoặc hở [xương đâm xuyên da].

Bác sĩ sử dụng hệ thống phân loại để xác định các loại gãy xương. Gãy xương đùi được phân loại tùy thuộc vào:

  • Vị trí gãy xÆ°Æ¡ng [thân xÆ°Æ¡ng Ä‘uÌ€i Ä‘Æ°Æ¡Ì£c chia thaÌ€nh ba Ä‘oaÌ£n: Ä‘oaÌ£n xa, Ä‘oaÌ£n giữa vaÌ€ Ä‘oaÌ£n gần]
  • Các kiểu gãy xÆ°Æ¡ng [ví duÌ£: xÆ°Æ¡ng có thể biÌ£ gãy ở nhiều hÆ°á»›ng khác nhau nhÆ° gãy ngang, gãy doÌ£c hay gãy ở giữa]
  • Da vaÌ€ cÆ¡ trên xÆ°Æ¡ng có biÌ£ rách do tổn thÆ°Æ¡ng hay không.

Thân xương đùi bắt đầu từ vùng dưới hông đến vị trí xương bắt đầu mở rộng ở đầu gối.

Các kiểu gãy thân xương đùi thường gặp nhất bao gồm:

Gãy ngang: chỗ gãy là một đường thẳng nằm ngang qua thân xương đùi.

Gãy chéo: là loại gãy theo một đường chéo tạo góc trên thân xương đùi.

Gãy xoắn: đường gãy xoắn quanh thân xương đùi như các đường sọc xoắn quanh cây kẹo. Một lực xoắn tác động vào đùi sẽ gây ra kiểu gãy xương này.

Gãy vụn: xương bị gãy thành ba mảnh hoặc nhiều hơn. Trong hầu hết các trường hợp, số lượng các mảnh xương vỡ tương ứng với lực tác động làm gãy xương.

Gãy hở: Nếu các mảnh xương bị gãy đâm xuyên qua da hoặc vết thương xuyên thấu đến tận xương bị gãy, thì được gọi là gãy hở hay gãy chồi xương. Gãy hở thường gây nhiều tổn thương đến cơ, gân và dây chằng xung quanh xương gãy. Gãy hở có nguy cơ biến chứng cao hơn – đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng – và mất nhiều thời gian chữa trị.

Nguyên nhân gãy thân xương đùi

Gãy thân xương đùi ở người trẻ thường do va chạm mạnh. Nguyên nhân thường gặp nhất của gãy thân xương đùi là do tai nạn xe máy hay xe hơi. Bị xe tông khi đi bộ, té ngã từ trên cao hay vết thương do đạn bắn cũng là các nguyên nhân phổ biến khác.

Các nguyên nhân gây gãy xương nhẹ hơn như té ngã khi đang đứng có thể gây gãy thân xương đùi ở người lớn tuổi có xương yếu.

Triệu chứng

Gãy thân xương đùi thường gây ra cơn đau dữ dội ngay lập tức. Bệnh nhân sẽ không thể đặt trọng lực lên chân bị thương và chân có thể bị biến dạng – ngắn hơn chân bên kia và không còn thẳng.

Thăm khám lâm sàng

Bệnh sử và thăm khám lâm sàng

Điều quan trọng là bác sĩ phải có được các thông tin cụ thể về nguyên nhân gây tổn thương chân của bệnh nhân. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị tai nạn xe hơi, bác sĩ cần biết tốc độ lái xe của bệnh nhân, bệnh nhân là người lái xe hay người đi cùng, bệnh nhân có thắt dây an toàn không và các túi khí trong xe có bung ra hay không. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân nào làm bệnh nhân bị tổn thương và bệnh nhân còn có thể bị tổn thương ở vị trí nào khác nữa hay không.

Bệnh nhân cần cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ nếu bệnh nhân bị: huyết áp cao, đái tháo đường, hen suyễn hay dị ứng. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân về các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

Sau khi trao đổi về chấn thương và bệnh sử của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng một cách cẩn trọng. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổng thể và sau đó tập trung vào chân của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem xét :

  • Sá»± biến daÌ£ng dễ thấy ở Ä‘uÌ€i/chân [gãy gập góc bất thường, vặn xoắn, hay chân ngắn lại]
  • Da biÌ£ tổn thÆ°Æ¡ng
  • Vết thâm tím
  • Mảnh xÆ°Æ¡ng gãy có thể đâm xuyên qua da

Sau khi quan sát, bác sĩ sẽ khám dọc theo đùi, cẳng chân và bàn chân của bệnh nhân để tìm những bất thường và kiểm tra các vết thương trên da cũng như cơ bắp quanh đùi. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mạch đập. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, bác sĩ sẽ kiểm tra cảm giác và sự vận động ở cẳng chân và bàn chân của bệnh nhân.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ về chấn thương của bệnh nhân bao gồm :

  • X-quang. ChuÌ£p x-quang laÌ€ phÆ°Æ¡ng pháp phổ biến nhất để Ä‘ánh giá một ca gãy xÆ°Æ¡ng, qua đó cung cấp hiÌ€nh ảnh rõ nét của xÆ°Æ¡ng. X-quang có thể cho biết tiÌ€nh traÌ£ng xÆ°Æ¡ng coÌ€n nguyên veÌ£n hay Ä‘ã bị gãy, đồng thời cũng hiển thiÌ£ các kiểu gãy xÆ°Æ¡ng vaÌ€ vị trí gãy trong xÆ°Æ¡ng Ä‘uÌ€i.
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT scan]. Nếu bác sĩ cần biết thêm thông tin sau khi xem phim X-quang, bác sĩ có thể chỉ Ä‘iÌ£nh chuÌ£p CT. Chụp CT cho thấy hình ảnh cắt ngang của chân bệnh nhân và có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin rất giá triÌ£ về mức độ nghiêm troÌ£ng của chỗ gãy xÆ°Æ¡ng. Ví duÌ£, đôi khi các đường gãy xÆ°Æ¡ng rất mỏng vaÌ€ khó quan sát trên phim X-quang, nhÆ°ng hình ảnh CT có thể giúp bác sÄ© quan sát những đường gãy xÆ°Æ¡ng naÌ€y rõ raÌ€ng hÆ¡n.

Điều trị gãy thân xương đùi

Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết gãy thân xương đùi yêu cầu điều trị phẫu thuật. Các trường hợp gãy thân xương đùi mà không cần phẫu thuật rất hiếm gặp. Trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng bó bột.

Điều trị phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật: Nếu phần da quanh vị trí xương gãy không bị rách, bác sĩ sẽ chờ cho đến khi bệnh nhân ổn định mới tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, gãy xương hở thường tiếp xúc với môi trường xung quanh, nên cần làm sạch và phẫu thuật ngay để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong khoảng thời gian từ khi chăm sóc cấp cứu ban đầu cho đến khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một nẹp chân dài hoặc dụng cụ kéo xương để cố định chân của bệnh nhân. Phương pháp này giúp giữ cho xương bị gãy càng thẳng trục lại càng tốt và duy trì độ dài của chân.

Dụng cụ kéo xương là một hệ thống tải trọng và đối trọng có ròng rọc giúp cố định các mảnh xương vỡ với nhau, đồng thời giữ chân thẳng và giúp giảm đau.

Phương pháp cố định ngoài thường được sử dụng để cố định tạm thời các xương với nhau khi da và cơ đã bị tổn thương.

Khung cố định bên ngoài: Trong loại phẫu thuật này, ghim kim loại hoặc đinh vít được đặt vào xương bên trên và dưới chỗ gãy. Các ghim và đinh vít sẽ được gắn vào một thanh nẹp bên ngoài da. Thiết bị này là một khung cố định giúp xương ở đúng vị trí thích hợp để lành lại.

Cố định ngoài là một phương pháp điều trị gãy xương đùi tạm thời. Do phương pháp này dễ dàng áp dụng, nên thường được chỉ định cho bệnh nhân bị đa chấn thương và chưa sẵn sàng cho một cuộc phẫu thuật lớn để cố định chỗ gãy xương. Thiết bị cố định ngoài giúp phần xương gãy ổ̀n định tạm thời và hiệu quả cho đến khi bệnh nhân đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật cuối cùng. Trong một vài trường hợp, thiết bị cố định ngoài được giữ nguyên cho đến khi xương đùi liền lại hoàn toàn, nhưng cách này không phổ biến.

Video liên quan

Chủ Đề