Bị côn trùng cắn đi khám ở đâu

Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn tử vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.

Nhiễm độc vì chủ quan

Gần đây, bệnh nhân N.T.N [49 tuổi, ở thành phố Đồng Hới] đã phải nhập viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình trong tình trạng nhiễm độc rất nặng do bị côn trùng cắn. Anh Nam nhập viện khi rơi vào tình trạng lơ mơ, khó thở, cổ chân trái sưng tấy, đỏ và có dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng. Người nhà anh Nam cho biết, khi đang làm vườn thì anh bị một con côn trùng cắn vào chân nhưng không rõ loài gì. Lúc đầu chỉ cảm thấy đau rát nhẹ nên anh chủ quan không bôi thuốc. Nhưng vài giờ đồng hồ sau vết thương tấy đỏ, đau rát với mức độ nhiều hơn kèm các biểu hiện tức ngực, khó thở nên gia đình nhanh chóng đưa anh đi cấp cứu.

Cũng khoảng thời điểm gần đó, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã cấp cứu bé Trần Thu Ngân 11 tuổi bị suy hô hấp nặng vì ong đốt. Người nhà cho hay, trong khi đang tắm, em Ngân bị một con ong đậu trong khăn bay ra đốt bàn tay phải. Sau đó, toàn thân em bị nổi mề đay, ngứa toàn thân mệt mỏi và khó thở. Tại bệnh viện địa phương, em được chẩn đoán bị sốc phản vệ, có biểu hiện môi tái, da xanh, mạch nhẹ, lơ mơ, khó thở. Ngân phải nằm viện điều trị, sau 2 ngày mới qua cơn nguy kịch.

Sơ cứu nhanh, tránh nguy hiểm

Tình trạng nhiễm độc như anh Nam, bé Ngân, một phần có nguyên nhân vì sơ cứu chậm. Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, khoa khám Bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội khuyên bệnh nhân khi bị côn trùng căn cần xử lý vết thương càng sớm càng tốt, không nên để quá 6 giờ vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Trước tiên bạn cần rửa vết cắn của côn trùng bằng nước sạch, tốt nhất là dùng vòi nước xịt có áp lực để rửa sạch vết bẩn Sau đó rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, dung dịch cồn hoặc thuốc sát khuẩn.

Những vết cắn của côn trùng thường có cảm giác đau hoặc ngứa, để giảm tình trạng này bạn nên dùng một cục nước đá chườm lên vết cắn khoảng 5-10 phút. Nếu vết cắn của côn trùng chỉ là một vết đỏ, bạn có thể điều trị tại nhà, dùng nước muối loãng hoặc nước vôi loãng thoa lên vết cắn từ 3-4 lần/ngày, sau 2-3 ngày vết thương sẽ tự khỏi. Nếu trường hợp vết cắn bị đau rát nhiều, có hiện tượng mưng mủ, viêm loét, bạn cần đến khám điều trị ở chuyên khoa da liễu.

Đề côn trùng tránh xa

Theo bác sĩ Thủy thời gian chuyển mùa khiến các loài côn trùng phát triển mạnh. Để phòng tránh bị các loài côn trùng cắn, lúc sang mùa, bạn cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí có nhiều bụi rậm, kênh mương, ao hồ gần nhà.

Khi ngủ nên mắc màn để chống muỗi cắn, hoặc ngăn một số côn trùng lạ có thể bay vào nhà. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc bôi chống muỗi, chống côn trùng để đề phòng bị côn trùng cắn. Nếu bạn phải đi rừng hoặc nhà ở gần những nơi có núi rừng, cần mặc quần áo dài tay dài chân đeo ủng, đội mũ che kín, bịt khẩu trang, đeo kính phòng vệ.

Muỗi, ve, ong, bướm đen, nhện, kiến,… cắn đôi khi chỉ gây khó chịu nhẹ. Nhưng một vết cắn nhỏ vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con bạn. Vậy, bố mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của bác sĩ YouMed nhé!

Vết cắn của muỗi, bọ chét và rệp thường gây ngứa, nổi mụn đỏ trên da. Kích thước của vùng da sưng đỏ có thể thay đổi từ một chấm nhỏ đến 1cm. Nhưng kích thước vết đốt lớn hơn không có nghĩa là con bạn có bất thường. Một số trường hợp muỗi đốt gần mắt có thể khiến mắt trẻ sưng to đến 2 ngày.

Dấu hiệu cho thấy vết cắn của muỗi bao gồm ngứa, một chấm đỏ nổi lên ở trung tâm chỗ sưng hay nổi mề đay. Vết cắn trên da thường ở vị trí không được che bởi quần áo và thời điểm thường vào mùa hè. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dễ bị cắn hơn vì các bé không thể tự bảo vệ mình. Một số vết muỗi đốt ở trẻ quá nhạy cảm sẽ tạo thành một vùng cứng kéo dài trong nhiều tháng.

Vết muỗi đốt thường ở vị trí không được che bởi quần áo

Bọ chét và rệp có xu hướng cắn vùng da dưới quần áo. Bọ chét thường để lại mụn nước nhỏ ở trẻ. 

Nếu trẻ bị côn trùng cắn sưng to và đau, thường đó là vết cắn từ chuồn chuồn, kiến ​​lửa, bọ cánh cứng và rết. Kiến lửa đốt có thể gây mụn nước hoặc mụn nhọt trong vòng vài giờ. 

Tùy thuộc vào phản ứng của từng trẻ, con bạn có thể không nổi mề đay, ngứa hay bất kì dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị côn trùng cắn. Nếu trẻ bị côn trùng cắn mà có mang mầm bệnh cắn, trẻ có thể không có triệu chứng.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn?

Trẻ bị côn trùng cắn gây ngứa

Thoa kem dưỡng da có thành phần bổ sung kẽm hoặc bột baking soda vào vùng da mà trẻ bị cắn. Nếu trẻ ngứa nhiều, bạn có thể thoa kem hydrocortisone 1% 4 lần/ngày.

Một cách khác để giúp trẻ giảm ngứa là đè mạnh, trực tiếp vào vết cắn trong khoảng 10 giây. Khuyến khích con bạn không gãi hay chà mạnh lên những vết cắn. 

Trẻ bị côn trùng cắn gây đau

Ngâm một chiếc khăn nhỏ vào dung dịch baking soda. Sau đó, đặt khăn vào vết cắn trong 20 phút. Điều này sẽ khiến con bạn giảm cơn đau. Nếu không có bột baking soda, bạn cũng có thể áp dụng dùng khăn lạnh đắp lên chỗ sưng trong tối đa 20 phút.

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Cách phòng ngừa trẻ bị côn trùng cắn?

Muỗi

Để tránh muỗi đốt, bạn cần mặc quần áo dài tay cho trẻ. Tránh xa những nơi muỗi thường sinh sản. Bạn có thể sử dụng thuốc chống côn trùng trước khi con bạn ra ngoài trời. Bạn nên nhớ dùng thuốc này cho những trẻ dưới 1 tuổi, vì các bé không thể tự đuổi côn trùng đi.

Loại bỏ bất kỳ vật dụng giữ nước xung quanh nhà của bạn. Cho trẻ ngủ có màn che kể cả ban ngày. Để bảo vệ tối đa, bạn có thể gặp bác sĩ để tư vấn liệu gia đình bạn có cần dùng thuốc phòng ngừa sốt rét hay không hoặc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ.

Bạn có thể sử dụng thuốc chống côn trùng trước khi con bạn ra ngoài trời

Rệp

Vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn các khu vực nơi rệp có thể ẩn nấp như: nệm, giường, khung cửa và ván sàn. Dấu hiệu nhận biết là có các đốm đen khô từ phân côn trùng. 

Nếu như quá nhiều rệp, bạn có thể cần phải tìm thợ phun thuốc diệt côn trùng. Trong trường hợp bạn quyết định tự phun thuốc diệt rệp, hãy lựa chọn thuốc diệt côn trùng được dán nhãn an toàn. KHÔNG BAO GIỜ PHUN THUỐC LÊN GIƯỜNG NỆM. Chú ý khoảng thời gian an toàn trước khi cho trẻ tiếp xúc với khu vực đã phun thuốc.

Bọ chét

Thông thường bạn sẽ tìm thấy bọ chét trên chó hoặc mèo nuôi trong nhà. Hãy chăm sóc vật nuôi trong nhà và đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn bọ chét xuất hiện trong nhà bạn. 

Con bạn nên sử dụng loại thuốc chống côn trùng nào?

Có hai loại thuốc chống côn trùng chính, đó là thuốc được sử dụng cho da và cho quần áo.

  • Chất chống côn trùng được sử dụng trên da có chứa hợp chất N,N-Diethyl-meta-toluamide [Diethyltoluamide]. Thường được viết tắt là DEET.
  • Thuốc có tác dụng xua đuổi côn trùng khi xịt trên quần áo có thành phần là permethrin.

Cả hai loại đều giúp ngăn ngừa trẻ bị côn trùng cắn. Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em, hãy kiểm tra thật kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thuốc chống côn trùng cho da: DEET

DEET là một thành phần rất hiệu quả được sử dụng để đẩy lùi muỗi, ve chó và các loại bọ khác [ngoại trừ rệp giường]. Khi sử dụng sản phẩm có chứa DEET, bạn cần chú ý một vài điểm dưới đây:

  • Tỷ lệ phần trăm DEET trong sản phẩm cho bạn biết thời gian thuốc có tác dụng. Thuốc với nồng độ 30% DEET có thể bảo vệ trẻ trong 6 giờ. Sử dụng các sản phẩm chứa 10% DEET nếu bạn chỉ cần thuốc tác dụng trong 2 giờ. Tốt nhất là sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo trẻ được bảo vệ tối ưu. Có thể dùng lại sớm hơn nếu con bạn có dấu hiệu bắt đầu bị cắn.
  • Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã xác nhận việc sử dụng thuốc chống côn trùng có nồng độ DEET dưới 30% là an toàn với trẻ trên 2 tháng tuổi.
  • Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng sản phẩm có chứa DEET nhưng không nên dùng nhiều hơn một lần mỗi ngày.
  • Chỉ dùng thuốc chống côn trùng có chứa DEET cho da. Không để thuốc dính vào mắt/miệng. Nhiều trẻ có thói quen mút ngón tay, do đó bạn nên hạn chế để tay trẻ tiếp xúc với thuốc.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào ở vùng da bị cháy nắng hoặc phát ban. Nguyên nhân là thành phần DEET sẽ dễ dàng hấp thụ hơn ở những khu vực này.
  • Rửa sạch vùng da đã được sử dụng thuốc chống côn trùng bằng xà phòng và nước khi con bạn trở lại trong nhà.
  • Không để thuốc tiếp xúc với quần áo. Bởi vì thuốc có thể làm hỏng quần áo làm từ sợi tổng hợp và da thuộc. Thuốc có thể được sử dụng trên chất liệu cotton.
  • Thuốc chống côn trùng có thể phá hủy các vật phẩm có chứa pha lê hoặc nhựa. Vì vậy hãy cẩn thận nếu con bạn đeo đồ trang sức hoặc kính mát.

Thuốc chống côn trùng cho quần áo: Permethrin

Permethrin là thành phần rất tốt để đuổi muỗi và ve chó. Thuốc thường được đóng gói ở dạng xịt. Bạn có thể dùng thuốc ở tay áo sơ mi, ống quần, giày và mũ. Ngoài ra, trên các vật dụng ngoài trời khác, thuốc cũng có tác dụng như màn chống muỗi, lều ngủ. Không dùng thuốc có permethrin lên da vì nó không hoạt động hiệu quả.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Đưa trẻ đến khám Bác sĩ nếu con bạn có những dấu hiệu sau:

  • Vết cắn có thể nhiễm trùng [sưng đỏ, đau, chảy dịch hôi hoặc kèm theo sốt].
  • Ngứa hoặc đau nhiều hơn dù đã điều trị.
  • Nếu con bạn có tiền sử các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ.
  • Trẻ khó thở hoặc nôn ói, nhức đầu.
  • Bạn có câu hỏi hoặc những mối quan tâm khác.
Khi nào cần đưa trẻ bị côn trùng đốt đi khám?

Trẻ có thể không biết rằng đã bị muỗi hay côn trùng khác cắn. Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể, trẻ có thể không nổi mề đay hay ngứa hoặc rát da. Do đó, việc phòng tránh trẻ bị côn trùng cắn là một trong những điều quan trọng nhất giúp ngăn ngừa bệnh tật và lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Video liên quan

Chủ Đề