Xây dựng hệ thống bài tập chính tả lớp 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ------------******------------ ĐỖ HỒNG PHÚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ------------******-----------ĐỖ HỒNG PHÚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA Chuyên ngành: Giáo dục học [bậc Tiểu học] Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Có được kết quả này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng và trường Tiểu học Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gừi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nhỏ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã công bố. Tác giả Đỗ Hồng Phúc MỤC LỤC MỤC LỤC VÀ BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1 NỘI DUNG……………………………………………………………. 8 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………….. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….. 20 Tiểu kết 1………………………………………………………………. 22 Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa… 24 2.1. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa………………………………………………………………... 24 2.2. Hệ thống bài tập cụ thể…………………………………………….. 24 Tiểu kết 2……………………………………………………………….. 79 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm……………………………………. 80 3.1. Một số vấn đề chung……………………………………………….. 80 3.2. Tiến trình triển khai thực nghiệm………………………………….. 90 3.3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………….. 91 Tiểu kết 3……………………………………………………………….. 95 KẾT LUẬN……………………….………………………….………… 96 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……………….... 99 PHỤ LỤC BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Đối chứng ĐC 2. Giáo viên GV 3. Học sinh HS 4. Luyện từ và câu LTVC 5. Sách giáo khoa SGK 6. Tập đọc TĐ 7. Thực nghiệm TN 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức, kĩ năng cho học sinh [HS]. Những tri thức, kĩ năng này chính là hành trang cần thiết giúp các em có thể học tốt hơn ở những bậc học sau. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện. Do đó HS Tiểu học được học tập nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn học quan trọng bậc nhất trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng Việt giúp rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp… Vì vậy nó được xem là môn học công cụ giúp HS học các môn học khác tốt hơn. Đây cũng là môn học thực hành giúp hình thành và phát triển ở HS bốn kĩ năng cơ bản [nghe, nói, đọc, viết]. Thông qua các bài tập trong môn Tiếng Việt, cụ thể là ở phân môn Tập làm văn, HS được tham gia vào những tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó các em có những kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn cuộc sống. Ngoài phân môn Tập làm văn, môn Tiếng Việt còn gồm nhiều phân môn khác như Tập đọc [TĐ], Luyện từ và câu [LTVC], Kể chuyện, Chính tả, Tập viết. Các văn bản cùng hệ thống bài tập trong các phân môn này góp phần cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó nâng cao hiểu biết cho các em. Đặc biệt, qua các văn bản nghệ thuật, HS được cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống, cảm nhận nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Qua đó hình thành và bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt trong tâm hồn các em, giúp các em có thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt. 1.2. Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS là việc làm thiết thực. Hệ thống bài tập luyện tập môn Tiếng Việt nếu được xây dựng trên ngữ liệu là những văn bản có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa [SGK] sẽ đạt được nhiều mục đích. Hệ thống bài tập Tiếng Việt sẽ giúp HS được ôn 2 luyện kiến thức đã học trong SGK, rèn luyện và nâng cao các kĩ năng. Những ngữ liệu mới trong hệ thống bài tập Tiếng Việt không chỉ góp phần mở rộng hiểu biết, vốn sống cho HS mà còn tạo tính hấp dẫn, khơi gợi sự hứng thú và sáng tạo của các em bởi tính mới mẻ của ngữ liệu. Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế bài tập Tiếng Việt cho HS, giáo viên [GV] được tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, nhiều tác phẩm của các tác giả khác vì thế nó cũng góp phần mở mang kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng đọc và nghiên cứu của GV. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cũng khuyến khích khả năng sáng tạo của GV trong quá trình lựa chọn ngữ liệu, xây dựng các dạng bài tập mới. 1.3. Hiện nay mô hình trường học mới Việt Nam [VNEN] đã được triển khai thí điểm ở gần 2000 trường tiểu học trên địa bàn cả nước. Mô hình trường học mới này chú trọng phát triển năng lực của từng cá nhân học sinh. Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình trường học mới VNEN so với mô hình truyền thống hiện nay là không yêu cầu, bắt buộc các HS phải hoàn thành bài tập cùng một tiến độ như nhau. Vì thế khi tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới, GV luôn phải chuẩn bị sẵn hệ thống các bài tập củng cố, ôn luyện hoặc nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá, giỏi khi các em đã hoàn thành xong bài học trong sách. Việc cung cấp cho HS hệ thống bài tập môn Tiếng Việt trên những ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa chính là một biện pháp giúp HS ôn luyện và mở rộng kiến thức theo chủ điểm mà các em đang học. Vì vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS chính là việc làm cần thiết đối với tất cả những GV đang giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam. Đó là những lý do chính dẫn đến việc hình thành đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3” Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp HS học tập các môn học khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy để giúp HS học tốt môn Tiếng Việt, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời những cuốn sách bài tập để bổ trợ cho HS như: - Nguyễn Trí Dũng, Kiều Thúy Hiền, Lê Thị Kim Thanh [2012], Ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hạnh [2008], Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. - Dương Thị Hương [chủ biên] [2012], Luyện đọc và phát triển từ ngữ Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội - Lê Phương Liên [2008], Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh. Trong những công trình kể trên, các tác giả đều xây dựng hệ thống bài tập theo từng tuần. Các văn bản được sử dụng trong các công trình này phần lớn đều là văn bản trong SGK. Đặc biệt là ở phân môn TĐ, các tác giả thường sử dụng ngay văn bản của phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 rồi viết lại câu hỏi tìm hiểu bài dưới dạng bài tập trắc nghiệm. Một số tác giá khác thì sử dụng văn bản trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 để thiết kế bài tập phân môn LTVC, Chính tả. Các công trình nghiên cứu trên đều có tác dụng giúp HS củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt. Tuy nhiên vì các công trình này đều sử dụng văn bản trong SGK nên không khơi gợi được hứng thú với HS cũng như không giúp mở rộng thêm vốn hiểu biết về văn học, cuộc sống cho HS. 4 2.2. Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK” Thực tế đã có một số công trình sử dụng ngữ liệu khác với văn bản trong SGK khi xây dựng bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. Tiêu biểu là các cuốn sách: - Lê Phương Nga [2009], 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. - Đặng Thị Trà, Trần Thu Thủy [2011], Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 3, Nhà xuất bản Sư phạm, Hà Nội. - Lê Phương Liên [2012], 39 đề Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh Các cuốn sách trên có hai điểm chung. Một là, hệ thống bài tập đều bám sát các đơn vị kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 và được sắp xếp theo từng tuần. Hai là, các tác giả đều sử dụng một văn bản để xây dựng tích hợp bài tập ở nhiều phân môn như TĐ, LTVC, Chính tả, Tập làm văn. Những công trình nghiên cứu trên chính là định hướng cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống bài tập luyện tập kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung xây dựng hệ thống bài tập cho hai phân môn: TĐ, LTVC bởi đây là hai phân môn sử dụng nhiều văn bản nhất. 5 Giới hạn phạm vi thực nghiệm: Việc thực nghiệm [TN] được thực hiện tại trường Tiểu học Đồng Tâm - Quận Hai Bà Trưng [nội thành Hà Nội] và trường Tiểu học Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm [ngoại thành Hà Nội] 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. - Làm rõ hiệu quả của hệ thống bài tập Tiếng Việt được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK trong việc dạy- học Tiếng Việt lớp 3 - Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài. - Điều tra thực trạng việc dạy - học Tiếng Việt lớp 3 [các phân môn TĐ, LTVC] - Tìm các ngữ liệu tương đương với văn bản trong SGK và xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. - Thực nghiệm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp nghiên cứu lí luận được vận dụng khi: - Nghiên cứu các tài liệu về ngôn ngữ học, văn bản để tìm ra cơ sở khoa học trong việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. - Nghiên cứu các tài liệu về chương trình, SGK môn Tiếng Việt để việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS đạt hiệu quả cao. - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm tư duy, ngôn ngữ 6 của HS Tiểu học để xác định tiền đề cho việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. - Nghiên cứu các tác phẩm truyện, thơ,… phù hợp với lứa tuổi Tiểu học để tìm ngữ liệu cho hệ thống bài tập Tiếng Việt. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được vận dụng trong quá trình quan sát, dự giờ để tìm hiểu về chất lượng dạy- học, hoạt động dạy- học, xu thế dạy- học môn Tiếng Việt [các phân môn TĐ, LTVC] ở Tiểu học, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng dạy học môn Tiếng Việt để có phương hướng trong việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với HS lớp 3. 5.3. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm [TN] vận dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập các phân môn TĐ, LTVC cho HS lớp 3; tổ chức TN ở trường Tiểu học có đối chứng [ĐC], tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS [bằng phiếu điều tra, bài kiểm tra] có so sánh với lớp ĐC. 5.4. Phương pháp thống kê Phương pháp này được vận dụng trong quá trình thống kê chủ điểm các tuần học trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, phân loại các dạng bài tập, phiếu điều tra, bài kiểm tra của HS để đưa ra những kết luận cần thiết của đề tài. 6. Giả thuyết khoa học 6.1. Về lí luận Nếu đề tài thực hiện thành công thì sẽ làm sáng tỏ hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập Tiếng việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. 6.2. Về thực tiễn - Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu 7 có tính tương đồng với văn bản trong SGK. - HS yêu thích môn học Tiếng Việt, hình thành và bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng mẹ đẻ, có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn Tiếng Việt lớp 3 Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt [nghe, nói, đọc, viết] để giao tiếp và học tập. - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những mục tiêu trên được cụ thể hóa thành mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 3 [phân môn TĐ, LTVC] như sau 1.1.1.1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của phân môn Tập đọc - môn Tiếng Việt lớp 3 Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh [bài đọc], nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài đọc. - Học sinh có khả năng trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của từng đoạn hay toàn bài đọc. - Làm tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt của học sinh. - Mở rộng hiểu biết về văn học, về cuộc sống cho học sinh. 9 - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, phán đoán,… Yêu cầu về kĩ năng: Kĩ năng đọc: - Kĩ năng đọc thành tiếng: + Phát âm đúng các tiếng có vần khó như oong, ooc, oeo, oao, uyu, uênh, uêch. + Đọc đúng các tiếng, từ mà HS hay phát âm sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương. + Ngắt nghỉ hơi hợp lí. Ngắt hơi ở những chỗ có dấu phẩy, những chỗ tuy không có dấu ngắt câu nhưng cần ngắt hơi để tách ý [trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, các bộ phận song song], ở chỗ ngắt nhịp thơ. + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán. + Cường độ đọc vừa phải [không quá to, không quá nhỏ] + Tốc độ đọc vừa phải [học kì 1 khoảng 60 chữ/phút, học kì 2 khoảng 70 chữ/phút] với văn bản có độ dài khoảng 200 chữ. + Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong câu, trong đoạn, bài. + Điều chỉnh giọng đọc để phân biệt lời các vai khi đọc văn bản truyện. + Thể hiện tình cảm vui buồn qua giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài đọc. + Đọc thuộc và biết thể hiện tình cảm qua giọng đọc khi đọc các đoạn hoặc bài thơ trong sách có độ dài khoảng 100 chữ. - Kĩ năng đọc thầm và hiểu: + Biết đọc thầm, không mấp máy môi để tìm một số từ hoặc tìm câu 10 chốt đoạn. tìm một số ý trong đoạn. + Tốc độ đọc khoảng 80-100 chữ/phút + Hiểu nghĩa của từ và cụm từ quan trọng trong đoạn. + Phát hiện các từ mới chứa ý quan trọng trong đoạn. + Diễn đạt ý các câu quan trọng trong đoạn bằng cách diễn đạt khác với diễn đạt nguyên văn. + Hiểu nghĩa hàm ẩn đơn giản của một số câu trong đoạn. + Tìm được ý chính của đoạn qua hoạt động đặt tên cho đoạn hoặc tóm tắt lại đoạn. + Nêu được cảm xúc chủ đạo trong một đoạn hay bài thơ ngắn. + Phát hiện được một số từ, câu, chi tiết được dùng với dụng ý nghệ thuật trong các văn bản văn chương. + Kể lại được tóm tắt văn bản ngắn [khoảng 150 chữ] Kĩ năng nghe + Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. + Nghe – hiểu các yêu cầu, câu hỏi của thầy cô. + Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. + Nghe – hiểu các văn bản thuộc thể loại kể chuyện, miêu tả ở mức độ: nhắc lại được tình tiết chính, nêu được ý chính của đoạn, liên hệ nội dung văn bản với thực tế để rút ra bài học cho bản thân. + Nghe – hiểu các văn bản hành chính ở mức độ đơn giản: nhắc lại đúng một thông tin quan trọng, nêu ý chính của văn bản. Yêu cầu về thái độ: - Học sinh có tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu. - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. - Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hay trong SGK, học sinh có 11 ham muốn đọc sách, có khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt; yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 1.1.1.2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của phân môn Luyện từ và câu - môn Tiếng Việt lớp 3 Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có vốn từ nhất định về các chủ điểm trong chương trình. - Bước đầu học sinh được làm quen với các từ địa phương. - Học sinh nắm vững các mô hình câu [Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?] và các thành phần câu [Ai ?, Là gì ?, Làm gì ?, Thế nào ?, Khi nào ?, Ở đâu ?, Vì sao ? Như thế nào ?, Để làm gì ?, Bằng gì ?] - Học sinh biết cách sử dụng các dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. - Học sinh có hiểu biết sơ giản về phép tu từ so sánh [nêu tên các sự vật được so sánh với nhau, từ so sánh, kiểu so sánh] - Học sinh có hiểu biết sơ giản về phép tu từ nhân hóa [nêu tên sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa] Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng dùng từ, đặt câu - Biết đặt câu theo mô hình: Ai là gì ?; Ai làm gì ?; Ai thế nào ? - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng các thành phần phụ như trạng ngữ, phụ ngữ của cụm từ. - Biết điền dấu câu thích hợp vào văn bản. - Biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để đặt câu. Yêu cầu về thái độ: - Có ý thức, thói quen dùng từ đúng; nói, viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp hàng ngày. - Yêu thích môn học tiếng Việt; yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của 12 Tiếng Việt. 1.1.2. Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh 1.1.2.1. Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về kiến thức cho học sinh lớp 3 Những ngữ liệu được chọn để thiết kế bài tập cho HS có tính tương đồng với văn bản trong SGK [về thể loại, chủ đề] vì thế hệ thống bài tập này luôn bám sát vào chương trình Tiếng Việt lớp 3, đảm bảo ôn luyện đúng kiến thức trọng tâm trong chương trình. Do vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc ôn luyện, khắc sâu kiến thức đã học, giúp HS đạt được mục tiêu về kiến thức của môn Tiếng Việt. 1.1.2.2. Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về kĩ năng cho học sinh lớp 3 Hệ thống bài tập Tiếng Việt là tập hợp những dạng bài tập phong phú, mới mẻ dành cho HS. Các bài tập này không chỉ nhằm mục đích ôn luyện kiến thức đã học trong chương trình mà còn tạo cơ hội cho HS được rèn luyện sâu hơn bốn kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. Ví dụ: Phân môn TĐ trong chương trình lớp 3 hiện nay chủ yếu chỉ rèn luyện cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm mà xem nhẹ việc rèn kĩ năng đọc hiểu. Bởi lẽ hệ thống câu hỏi sau các bài tập đọc trong chương trình đa phần là câu hỏi tự luận. Một giờ học chỉ có vài HS được tham gia trả lời nên hầu hết các em có kĩ năng đọc hiểu kém. Trong khi đó, hệ thống các bài tập của phân môn TĐ mà chúng tôi xây dựng có nhiều câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nên tạo cơ hội cho tất cả HS đều được trả lời câu hỏi tìm hiểu về nội dung bài đọc. Nhờ đó mà kĩ năng đọc hiểu được nâng cao hơn. Như vậy, hệ thống bài tập Tiếng Việt đã bổ sung, rèn luyện thêm những kĩ năng mà HS còn yếu hoặc thiếu hụt qua chương trình học. Do đó nó có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về kĩ năng cho HS lớp 3. 13 1.1.2.3. Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về thái độ cho học sinh lớp 3 Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt, chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn các ngữ liệu không những tương đồng với văn bản trong SGK về thể loại và chủ đề mà các ngữ liệu này còn có nội dung hấp dẫn, mang tính giáo dục, tính nghệ thuật cao. Vì thế hệ thống bài tập này không chỉ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cho HS lớp 3 mà đây còn là nguồn tư liệu phong phú, bổ sung thêm những tri thức về đời sống, văn học, nghệ thuật,… cho HS. Tính mới mẻ của ngữ liệu kích thích trí tò mò và khơi gợi hứng thú học tập cho HS. Đồng thời, thông qua những ngữ liệu này, HS được bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước, yêu ngôn ngữ của tổ quốc mình, hình thành ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Như vậy, hệ thống bài tập Tiếng Việt thực sự cần thiết và quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu về thái độ cho HS lớp 3. 1.1.3. Cơ sở tâm lí học 1.1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 Lứa tuổi Tiểu học được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một là học sinh lớp 1, 2, 3. Giai đoạn hai là học sinh lớp 4, 5. Giai đoạn một được xem là giai đoạn đầu của bậc Tiểu học, giai đoạn hai là giai đoạn sau của bậc Tiểu học. Giai đoạn đầu của bậc Tiểu học là giai đoạn mà học sinh còn thiên về tư duy cụ thể, cảm tính. Tuy vậy học sinh lớp 3 là lớp cuối của giai đoạn đầu bậc Tiểu học vì vậy ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu chuyển dần từ tư duy cụ thể, cảm tính sang tư duy trừu tượng, khái quát hơn. Bên cạnh đó, trí tưởng tượng của HS lớp 3 đã được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập. Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã tri giác trước hoặc tạo ra những 14 hình tượng phù hợp với những điều mô tả, sơ đồ, hình vẽ… Như vậy biểu tượng của tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn. Tưởng tượng của HS đã mất dần và thoát khỏi ảnh hưởng của ấn tượng trực tiếp. Tưởng tượng của HS gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ và tư duy. Trong dạy học ở Tiểu học, GV cần rèn luyện và phát triển trí tưởng tưởng của HS thông qua việc hình thành biểu tượng. GV cần sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ như một phương tiện trực quan. Ngôn ngữ phải chính xác, giàu nhạc điệu, tình cảm; đặc biệt cần sử dụng đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học phong phú, sinh động. Điều này thêm một lần nữa khẳng định vai trò của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc góp phần hình thành và phát triển tâm lí của HS. Tuy nhiên, cùng một lứa tuổi nhưng trẻ em lại có đặc điểm tâm lí riêng và khả năng tư duy cũng khác nhau. Vì thế trong quá trình dạy học hay thiết kế bài tập cho trẻ, GV cũng cần chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS để việc dạy học cũng như việc thiết kế bài tập ôn luyện, củng cố đạt hiệu quả cao. 1.1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3 Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy. Ngôn ngữ được chia thành hai loại: ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng vào người khác, dùng để truyền đạt hoặc tiếp thu tư tưởng, ý nghĩa. Ngôn ngữ bên ngoài tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và chữ viết. Vì thế ngôn ngữ bên ngoài gồm ngôn ngữ nói và viết. Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, dùng để suy nghĩ, tự giáo dục và tự điều chỉnh bản thân. Ngôn ngữ bên trong chính là phương tiện của tư duy. Hai loại ngôn ngữ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và chuyển hóa cho nhau. Ngôn ngữ của HS tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ

Video liên quan

Chủ Đề