Vở bài tập Tiếng Việt trang 115 lớp 4

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Chính tả - Tuần 16 trang 115 Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 115: Chính tả

Tìm và viết các từ ngữ

a] Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau

- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân

- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật

- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu

b] Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau :

- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã

- Nâng lên cao một chút

- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm lật đật là bật dậy

Trả lời:

a] Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau

- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân : nhảy dây.

- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật: múa rối

- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu: giao bóng

b] Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau :

- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã: đấu vật

- Nâng lên cao một chút: nhấc

- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm lật đật là bật dậy: lật đật

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Chính tả - Tuần 16 trang 115 Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

242

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập cuối học kì II trang 115 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 115 Ôn tập cuối học kì II - Tiết 4

Câu 1 trang 115 VBT Tiếng Việt lớp 4: Đọc truyện Có một lần [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 164]. Tìm trong bài đọc và viết lại :

Có một lần

Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. Thế là má sưng phồng lên. Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên: “Ôi, răng đau quá!” Tôi cố tình làm thế để khỏi phải đọc bài. Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng. Cô giáo nói:

- Răng em đau, phải không? Em về nhà đi!

Nhưng tôi không muốn về nhà. Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú với trò nghịch ngợm của mình.

Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:

- Nhìn kìa! Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!

Chuyện xảy ra đã lâu. Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá. Nhưng dù sao j ẫn phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa

Theo GÔ-LI-AN-KIN

- Một câu hỏi :             

- Một câu kể :

- Một câu cảm :

- Một câu khiến :

Phương pháp giải:

Con dựa vào đặc điểm hình thức và mục đích của từng kiểu câu để hoàn thành bài tập.

- Câu hỏi: Mục đích để hỏi, cuối câu thường có dấu dấu chấm hỏi.

- Câu kể: Mục đích kể về một sự việc nào đó, cuối câu thường có dấu chấm.

- Câu cảm: Mục đích để bộc lộ cảm xúc, cuối câu thường có dấu chấm than.

- Câu cầu khiến: Mục đích để yêu cầu, đề nghị,... cuối câu thường có dấu chấm than.

Trả lời:

- Một câu hỏi : Răng em đau, phải không?

- Một câu kể : Có một lần trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy vào mồm.

- Một câu cảm : Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!

- Một câu khiến : Em về nhà đi !

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

229

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 115, 116, 117 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 115, 116, 117 Luyện từ và câu - Câu kể

II. Luyện tập

1. Trong các câu văn sau, câu nào là câu kể? Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?

Câu

Dùng để

□ Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

□ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

□ Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

□ Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

 

□ Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

2. Đặt câu kể theo các gợi ý sau :

a] Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. 

b] Tả chiếc bút em đang dùng.

c] Trình bày ý kiến của em về tình bạn.

d] Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.

Phương pháp giải:

1] - Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường có dấu chấm.

- Mục đích của câu kể: Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

2] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

1]

Câu

Dùng để

x Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

Kể lại sự việc

□ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Tả cánh diều

x Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

Kể lại sự việc và nói lên tình cảm, suy nghĩ 

□ Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

Tả tiếng sáo

x Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Nêu ra lời nhận xét

2] 

a] Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. 

Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường nghỉ ngơi một lát, sau đó em sẽ phụ mẹ dọn cơm. Sau khi cả nhà ăn tối xong, em phụ mẹ lau bàn ăn, xếp lại bàn ghế. Đôi khi mẹ còn cho em phụ mẹ rửa chén, ấy là những ngày ít bài tập.

b] Tả chiếc bút em đang dùng.

Cây bút máy em đang dùng là cây bút mẹ mua cho em hồi đầu năm học này. Nó rất đẹp. Thân bút màu xanh thẫm, nắp bút mạ màu vàng bóng rất bắt mắt. Đầu bút thon nhọn, xinh xắn vô cùng. Đặc biệt trên nắp bút còn có cái cài, trên đó khắc chữ Hồng Hà, em có thể cài cây bút vào tập mà không hề sợ rơi, thật tiện vô cùng

c] Trình bày ý kiến của em về tình bạn.

Tình bạn là tình cảm cao quý giữa người và người. Có một người bạn tốt bên cạnh ta sẽ có cơ hội san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công cũng như thất bại. Bạn sẽ an ủi ta và giúp ta có được sự bình yên. Một người bạn tốt còn giúp ta tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Ta và bạn giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục nhược điểm để cả hai cùng tốt hơn, hoàn thiện hơn ...

d] Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.

Hôm nay cô trả bài tập làm văn đã làm hôm trước, em được điểm mười. Em vui sướng vô cùng. Giờ tan học, em muốn chạy ngay ra cổng, nói ba em đang đứng đợi để khoe với ba niềm vui của mình.

1. Tìm và viết các từ ngữ [chọn 1 trong 2 bài tập]

a] Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau

  • Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
  • Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật.
  • Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu.

b] Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau:

  • Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã
  • Nâng lên cao một chút.
  • Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm lật đật là bật dậy.

Trả lời.

a] Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau

  • Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân: nhảy dây.
  • Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật: múa rối
  • Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu: giao bóng

b] Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau:

  • Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã: đấu vật
  • Nâng lên cao một chút: nhấc
  • Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm lật đật là bật dậy: lật đật

Video liên quan

Chủ Đề