Xác định lớp nghĩa tường minh của bài thơ Bánh trôi nước

 Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp [trắng, tròn] có tâm hồn cao quý [tấm lòng son], cuộc sống chìm, nổi lênh đênh [trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời], không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc [ba chìm bảy nổi], nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" [chữ hay nhất trong câu thơ] nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

Học tốt

Các câu hỏi tương tự

Phần II: Tự luận

Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ có hai lớp nghĩa là gì? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

A- Nghĩa tường minh
1. Thế nào gọi là nghĩa tường minh ?
Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Nói một cách nôm na: nghĩa tường minh là nghĩa đen.

2. Ví dụ


a. .. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”...
                                                                          [“Sông nước Cà Mau” - Đoàn Giỏi] 

b- Lạc đà là loài thú “bộ guốc chẵn” phán bố ở châu Á và châu Phi. Có 2 loài: lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Lạc đà chạy nhanh và dai sức, có thể vượt qua quãng đường dài 380 km trong 24 giờ, qua sa mạc dưới ánh nắng gay gắt. Lạc đà có thể nhịn khát 2 tuần. Sau đó, nó có thể uống hết một thùng nước. Sau 3 ngày nhịn khát, một con lạc đà uống liên một hơi được 40 lít nước, và sau một tuần nhịn khát nó có thể uống 100 lít nước.

Lạc đà nhịn khát giỏi là do cơ thể rất ít hao hụt nước, ở 40oC cũng không bị toát mồ hôi. Lớp lông dày ngăn cản sự tỏa nhiệt và thoát nước của cơ thể. Nó không há miệng thở cũng để giảm sự thoát nước. Trong trường hợp cần thiết, mỡ dự trữ trong bướu lạc đà có thể tự tiêu hủy để tạo ra nước.


[Trích cuốn “Từ điển tranh về các con vật” - Lê Quang Long]

c. Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, sinh nám 1380 và mất nám 1442. Ông là tác giả bài “Bình Ngô đại cáo”, “ức Trai thi tập”, “Quốc ám thi tập”,... ông là vị anh hùng dân tộc thuở “bình Ngô”.

B - Hàm ý


1. Hàm ý là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra, hay là phần thông báo được truyền đạt trong cáu nhưng không do từ ngữ trực tiếp diễn đạt. Hàm ý là ỷ hàm ẩn, là nghĩa bóng.

2. Ví dụ


a. Tục ngữ có câu chỉ có nghĩa đen:
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra.
Bão táp mưa sa gần tới.
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

b. Nhiều câu tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng:


- Đi một đoạn đàng học một sàng khôn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Gà cồ ăn quẩn cối xay.
- Lá lành đùm lá rách.
- v.v...

c. Thơ văn [văn bản trữ tình] thường đa nghĩa, hàm ý:


cl - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng ?
                                            [Ca dao]

c2- Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có máy lớp nghĩa?

Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non. 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
                                Hồ Xuân Hương


c3- Các em hãy đọc các ván bản dưới đáy để hiểu nghĩa tường minh và hàm ý

Chim họa mi là loài chim định cư khá phổ biến ở miền Bắc tới Đà Nẵng. Họa mi ưa sống ở các bãi cỏ, khu trồng hoa màu, những nơi có cây bụi nhỏ. Họa mi làm tổ trong các lùm cây nhỏ hay cặc lùm cỏ, mỗi lứa đẻ 3-4 trứng. Trong thời kì sinh sản, chim trống vừa bay vừa hót ríu rít; chim bay càng cao tiếng hót càng hay. Họa mi là loài chim có ích vì ăn các côn trùng nhỏ có hại cho nông nghiệp.
Họa mi là loài chim rất hiếu chiến. Trong thiên nhiên, mỗi con đực có một “lãnh thổ” riêng. Nếu một con đực khác xâm phạm vào lãnh thổ của mình, nó sẽ xông ra đánh đuổi cho đến khi kẻ địch phải bỏ chạy. Vì thế người ta thường nuôi họa mi để cho chúng “chọi” nhau.
Ở nước có 3 loài: họa mi nhỏ, họa mi đất ngực luốc, họa mi đất ngực đốm.
                                                                                          Lê Quang Long
                                                                              [Từ điển tranh về các con vật]

 

Chim họa mi trong lồng
                                   Tản Đà
Họa mi, ai vẽ nên mi
Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay !
Ai đưa mi đến chốn này ?
Nước trong gạo trắng, mi ngày ăn chơi!
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi,
Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng gặp thì,
Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không ?

Một hôm, ông chủ bảo tên đầy tớ: “Mày ra bắt con lợn béo nhất chuồng, giết thịt, và xem cái gì ngon nhất thì đem về đáy cho tao!”

Anh đầy tớ vội đi ngay. Sau đó, lấy cái lưỡi lợn dâng cho ông chủ. Mấy hôm sau, muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó đi làm thịt con lợn khác và dặn đi dặn lại: “Xem có cái gì không ngon nhất thì đem vào cho tao!”. Mổ lợn xong, anh ta lại mang cái lưỡi vào dâng chủ.

Ông chủ quát: “Thằng này láo! Sao lần này mày lại đem lưỡi vào cho tao như lần trước?


- Thưa ông, cũng một cái lưỡi cả mà thôi, khi tử tế ra thì không có gì tốt cho bằng, nhưng khi độc ác thì lại không có gì xấu cho bằng! 

Video liên quan

Chủ Đề