Viết bài văn với chủ đề người phụ nữ trong ca dao

Viết bài văn với chủ đề người phụ nữ trong ca dao

Xây dựng website

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân, website đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo dựng sự hiện diện và hoạt động quảng bá trên Internet. Sở hữu một tên miền gắn với thương hiệu là điều không thể thiếu trong việc xây dựng website.

Viết bài văn với chủ đề người phụ nữ trong ca dao

Bảo vệ thương hiệu

Đăng ký tên miền sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tránh khỏi việc tên thương hiệu của mình bị sử dụng cho mục đích khác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền cũng giúp loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Viết bài văn với chủ đề người phụ nữ trong ca dao

Gắn vào tài khoản mạng xã hội/gian hàng trực tuyến

Khi chưa có website, tên miền có thể được sử dụng để chuyển hướng tới các trang mạng xã hội hay gian hàng trực tuyến trên các nền tảng bán hàng có sẵn.

Đề bài:

Anh chị hãy phân tích và nêu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa của người dân Việt Nam.

Bài làm:

Chúng ta ai cũng lớn lên bởi những câu ca dao, những câu hát à ơi của bà, của mẹ. tiếng hát qua những câu ca dao như đi qua lũy tre làng, thấm được trong từng ngõ nhỏ của cuộc sống, những cánh cò  bay lả lơi, nơi nuôi ta khôn lớn qua từng năm tháng. Và có lẽ, ca dao đã trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của những đứa trẻ lớn lên bởi tình thương yêu nơi nông thôn. Có lẽ ai cũng sẽ nhớ tới hình ảnh của những người phụ nữ đã xuất hiện trong những câu thơ, câu ca dao. Đó là hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.

Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam hãm cả cuộc đời của người phụ nữ.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Hay

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai

Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm|” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. thời kì phong kiến, không hiếm những người con gái không hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói  đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cánh. Thế mới nói, đó chính là cái bi ai của những người phụ nữ. bởi vì thế, họ luôn khóc thầm cho cuộc sống vợ chồng mà không tình yêu của mình. Ai may mắn, gặp được người chồng yêu mình tha thiết, họ được sống như một “ tiểu thư đài các”, được yêu thương, che chở. Thế nhưng nếu như không may mắn, cuộc đời của họ như bước vào những góc tối mà chính bản thân họ cũng không thể phản kháng lại được.  bởi vậy thời kì này, không thiếu những câu ca dao nói về sự đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ. họ luôn ngóng trông ngày trở về quê mẹ:

Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về với mẹ mà không có đò Hay chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ mà không thể làm như thế  nào. Những người làm con phải đi lấy chồng có khi phải xuất giá từ lúc còn rất nhỏ. Có lẽ chính các nàng cũng không biết, lấy chồng là như thế nào. ấy vậy mà nàng phải chịu đựng sự khắt khe của mẹ chồng và cả gia đình của chồng. Mỗi bước đi đầy chông gai, khó khăn. Bởi  vậy mà đã có những câu thơ” bưng bát nhà giàu nước mắt chứa chan”. trong chế độ cũ, người mẹ chồng thường là “nỗi sợ” của những người con gái mới về làm dâu trong gia đình bởi quan niệm họ đã “mua “ những người con dâu về để phụ giúp gia đình nhà chồng cũng như người làm trong gia đình họ chứ đó đâu có phải là tình yêu thương của con người với con người với nhau. Đây cũng không còn là tình yêu đôi lứa được chấp nhận nữa mà chỉ là sự mua bán, trao đổi của hai bên  mà thôi. Và người phải chịu thiệt thòi, không ai khác chính là những người phụ nữ đáng thương không về có sức phản kháng ấy.

Con cò lặn lội bờ sông Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Hay ông ơi ông vớt tôi nào Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con

Hình ảnh của con cò có lẽ là hình ảnh phản ánh rõ nét nhất hình ảnh của những người phụ nữ. những con cò luôn mang tấm thân gầy guộc, phải đi kiếm ăn trong những đêm lạnh vắng mà không có ai ở bên cạnh. Có những khi, họ phải tất bận với công việc, vì chồng, vì con. Thế nhưng dù có phải chịu cuộc sống đau khổ như thế nào thì những con người ấy vẫn luôn giữ được tấm lòng son sắt. “có xáo thì xáo nước trong”. Tấm lòng của họ như lay động cả những người đọc như chúng ta. Dù có phải chịu cuộc sống khắc nghiệt tới đâu, thế nhưng người phụ nữ vẫn kiên quyết giữ trọn phẩm giá của mình. Đó  là một trong những đặc tính tốt đẹp nhất của người phụ nữ việt nam. Đẻ rồi, khi có con, họ lại cố gắng vun đắp cho con cái có được cái ăn, cái chữ dù cuộc sống của mình có vất cả tới đâu đi chẳng nữa.

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Thật khó để có thể đong được tình cha nghĩa mẹ và những đứa hi sinh của cha mẹ đã dành cho chúng ta

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ năm canh

Hình ảnh người mẹ có lẽ cũng đã ghi sâu vào lòng người như vậy. những câu ca dao như khắc họa lại cuộc đời của những người phụ nữ  từ khi còn ở nhà tới lúc đi lấy chồng và có con. Tuy vất cả nhưng không  ai có thể phủ định tình yêu thương, sự nhẫn nại và cam chịu của những người con, người vợ, người mẹ. Bởi vậy, hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người bây giờ và mãi mãi về sau.

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta luôn gắn liền với những nỗi niềm của người nông dân. Ca dao, tục ngữ là tiếng lòng của những người nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến

Đặc biệt, trong xã hội xưa thân phận người phụ nữ luôn bị xem thường, coi nhẹ bởi toàn xã hội điều “trọng nam khinh nữ”.

Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình mà luôn phụ thuộc vào một người khác chính vì vậy dân gian ta thường có câu”Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” ý chỉ rằng người con gái khi còn ở với cha mẹ thì phải nghe lời cha mẹ sắp đặt, khi lấy chồng thì phải theo chồng, nếu chồng chẳng may qua đời thì phải nghe theo con. Câu nói này đã thể hiện được sự lệ thuộc của những người phụ nữ khi phải sống trong một xã hội mà người phụ nữ luôn bị khinh rẻ, coi bạc

Cuộc sống của những người phụ nữ này lúc nào cũng trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Họ không bao giờ được quyết định số mệnh của mình. Nếu may mắn được cha mẹ thương tìm cho người chồng xứng đôi vừa lứa, được chồng và gia đình nhà chồng thương yêu thì còn được hưởng sự bình yên còn ngược lại thì vô cùng gian nan, vất vả

“Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao này thể hiện sự cay đắng, của người phụ nữ đang thời xuân sắc. Một dải lụa đào hồng nhan, đương thì phơi phới nhưng cũng chỉ là vật giữa chợ để bao người nhìn ngó, nâng lên hạ xuống, trả giá chẳng biết sẽ đi đâu về đâu.

Trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ không cho họ cái quyền được lựa chọn tương lai, vận mệnh, hướng đi của mình. Người phụ nữ được xem như món hàng bị xã hội, cha mẹ, gả bán mà không bao giờ được quyền cãi lại

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày”

Hai câu ca dao này thể hiện sự oán than số phận của người phụ nữ bé nhỏ, bị chà đạp luôn phải sống dưới những phép tắc, nặng nề cổ hủ lạc hậu mà không bao giờ được oán than, lên tiếng. Việc mơ ước về hạnh phúc tình yêu lứa đôi là điều không thể. Họ luôn phải tuân lệnh những người bề trên lầm lũi sống kiếp người nhỏ bé phụ thuộc.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Thân phận làm vợ làm con dâu người ta chỉ là cái vỏ bên ngoài nhưng thực chất những cô gái này làm giúp việc không lương cho gia đình nhà chồng thì đúng hơn. Đến con trâu, con bò làm việc còn có ngày làm ngày nghỉ, lúc nông vụ chí kỳ thì bận rộn còn bình thường chúng được nhởn nhơ ăn cỏ. Những người con gái khi đi làm dâu nhà người ta thì làm việc quanh năm không có mùa nghỉ ngơi

Không bận việc đồng ruộng thì lại làm việc bếp núc, việc dệt vải, ươm tơ…chẳng lúc nào được nghỉ ngơi thanh thản. Quá đau đớn, chua xót các cô gái xưa đã phải thốt lên rằng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Câu ca dao này thể hiện sự bất lực trong kiếp sống của người phụ nữ xưa. Nó là sự đau đớn chua xót tới tận cùng của người phụ nữ, những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng không có quyền được sống cho riêng mình

Nhiều người phụ nữ lấy phải những ông chồng vũ phu, nghiện ngập rượu chè thường xuyên về nhà đánh đập vợ một cách vô cùng tàn nhẫn

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai”

Tình nghĩa vợ chồng cao tựa núi, thiêng liêng sâu đậm phải tu nghìn năm mới thành vợ thành chồng, nhưng người chồng không hề trân trọng nỡ lòng đánh đập người vợ đầu ấp tay kề của mình thật là tàn nhẫn, vô đạo đức.

Rồi nhiều người đàn ông đào hoa, lăng nhăng cưới nhiều người phụ nữ làm vợ “năm thê bảy thiếp” nhưng cũng vẫn được xã hội công nhận, tôn trọng chỉ có những người phụ nữ là đau đớn, chua xót.

“Chém cha cái kiếp chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”

Ở bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn luôn phải chịu đựng, nhẫn nhịn không có quyền phản kháng, không có quyền tìm con đường hạnh phúc của mình. Cuộc sống lệ thuộc mất tự do, tình yêu lứa đôi không được công nhận, không được tự định đoạt.

Trong cuộc sống luôn bị chà đạp, mất tự do cho nên người phụ nữ xưa chỉ biết gửi những lời trách than, những tâm sự thầm kín của mình qua những lời thơ, lời cao dao, để mang nỗi buồn của mình gửi vào những lời ru, nhờ gió gửi hương bay đi giải tỏa bớt những quạnh hiu trong lòng.

Những bài ca dao than thân chính là những lời kêu ai oán của những người phụ nữ nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.

                                                     Phòng NN-TH (Sưu tầm)