Vì sao úc thuộc châu á

15 năm trước, tuyển Australia từ bỏ châu Đại Dương, gia nhập châu Á để hiện thực hóa giấc mơ góp mặt tại World Cup.

Ngày 1/1/2006, Australia gia nhập Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC). Nhưng Johnny Warren đã mất từ năm 2004.

Warren không còn sống tới ngày giấc mơ của ông trở thành hiện thực. Cựu đội trưởng tuyển Australia hiểu hơn ai hết cảm giác cay đắng và bất lực tại vòng loại World Cup.

Trước khi về với châu Á, Australia chỉ một lần dự World Cup vào năm 1974. Họ thua Israel tại play-off World Cup 1966, bại trước CHDCND Triều Tiên ở vòng loại Cúp thế giới 1970. Từ năm 1978 tới 2002, tuyển Australia thua thêm 4 lần ở các trận play-off liên lục địa.

Warren phải chứng kiến tất cả những thất bại ấy. Ông và Australia không thể kiên nhẫn hơn nữa.

Nửa suất dự World Cup, việc luôn phải chạm trán với các đại diện mạnh của châu Mỹ khiến Australia mãi không thể với tới World Cup. Người Australia tin rằng mình phải rời bỏ “đất mẹ” châu Đại Dương để đánh thức tiềm năng đang say ngủ của “Socceroos”.

Một kế hoạch hướng về châu Á được phát động. Và lịch sử bóng đá Australia sẽ thay đổi mãi mãi.

Vì sao úc thuộc châu á

Tuyển Australia tại World Cup 1974, Cúp thế giới duy nhất của họ trước khi về với châu Á. Ảnh: Socceroos.

Tầm nhìn của Johnny

Điều lệ World Cup chỉ cho Liên đoàn Bóng đá châu Đại Dương (OFC) nửa suất dự World Cup. Trong khi ấy, châu Á có 4,5 suất. Người Australia biết rằng việc gia nhập Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) sẽ giúp họ tới gần World Cup hơn.

Luồng quan điểm này xuất hiện ở Australia từ nhiều thập kỷ trước. Johnny Warren, huyền thoại tuyển Australia, là người đi đầu trong tư tưởng đó.

Ông tin rằng việc phải thi đấu trong môi trường OFC thiếu cạnh tranh hạn chế tiềm năng của bóng đá Australia. Việc châu lục chỉ có 2 đội tuyển đủ mạnh là New Zealand và Australia khiến OFC không có nhiều đóng góp thực chất cho làng túc cầu thế giới.

Warren không chỉ ủng hộ Australia hướng về châu Á, ông từng đề cập tới khả năng sáp nhập OFC vào AFC. Jamie Warren, cháu của Johnny, kể với Illawarra Mercury: “Thật kỳ diệu khi được nghe những lời ngợi ca của mọi người dành cho nhiều nỗ lực không mệt mỏi của ông suốt từng ấy năm. Thậm chí cả 10 năm sau, truyền thông vẫn nói về ông. Họ gọi đó là tầm nhìn của Johnny”.

Tầm nhìn của Johnny Warren bắt đầu trở thành tầm nhìn của Liên đoàn Bóng đá Australia (FFA) vào đầu thế kỷ 21 sau hàng loạt thắng lợi đặc biệt của đội tuyển nước này. Tại Confederations Cup 2001, Mark Schwarzer và đồng đội đánh bại đương kim vô địch thế giới Pháp, Mexico trước khi hạ Brazil trong trận tranh hạng ba.

Thời điểm lý tưởng cho cuộc chuyển giao đã tới.

Vì sao úc thuộc châu á

Cựu Chủ tịch FFA Frank Lowy (trái) và cựu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) Sepp Blatter là những người có vai trò quan trọng đưa Australia gia nhập AFC. Ảnh: AP Photo.

Ra đi và thay đổi lịch sử

Hai nhân vật có vai trò đặc biệt trong hành trình đưa Australia tới AFC là cựu Chủ tịch FFA Frank Lowy và cựu Giám đốc Điều hành John O’Neill. Từ đầu những năm 2000, họ tiến hành hàng loạt cuộc vận động hành lang với AFC, OFC và FIFA, gặp gỡ lãnh đạo các châu lục, thuyết phục, chia sẻ các lợi ích với họ.

Mất không ít thời gian, FFA thuyết phục được Chủ tịch FIFA khi đó là Sepp Blatter, cựu Chủ tịch AFC Mohamed bin Hammam và người đồng cấp OFC Reynald Temarii.

Lowy kể trên Sydney Morning Herald: “Dự định xin gia nhập AFC khiến Australia trở thành một trường hợp chưa có tiền lệ trong lịch sử bóng đá. Nhưng chúng tôi được khích lệ bởi 3 cơ quan quyền lực của bóng đá thế giới là FIFA, AFC và OFC đều đã bắt đầu cân nhắc việc này. FFA rất vui khi các tổ chức này tỏ ra thấu hiểu mong muốn của chúng tôi”.

Đầu năm 2005, bước ngoặt xuất hiện khi World Sports Group, đối tác thương mại của AFC, thuyết phục tổ chức này rằng việc Australia gia nhập sẽ ngay lập tức làm tăng nguồn thu quảng cáo và thương mại trong vòng 12 tháng.

Bên cạnh việc thuyết phục châu Á, Australia cũng cần sự đồng thuận từ châu Đại Dương. Họ được các quốc đảo nhỏ ủng hộ bởi việc đội tuyển này ra đi sẽ tạo thêm động lực cho các nền bóng đá khác.

New Zealand là cái tên hiếm hoi phản đối ở thời điểm ấy. Họ không muốn phải thay thế Australia làm “Vua một vùng”. Dù vậy, việc FIFA đảm bảo giữ lại 0,5 suất World Cup cho OFC đã từng bước khiến New Zealand nguôi ngoai.

Tại vòng loại World Cup 2022, tuyển Australia đứng đầu bảng B vòng loại thứ hai. Họ tiến tới vòng loại thứ ba, thuộc nhóm hạt giống số 2 và có thể gặp tuyển Việt Nam ở nhóm hạt giống số 6.

Frank Farina, HLV trưởng tuyển Australia ngày đó, không nghĩ rằng vòng loại World Cup châu Á dễ hơn châu Đại Dương. Nhưng ông cho rằng việc được thi đấu liên tục với các đội mạnh suốt 4 năm tốt hơn rất nhiều các chiến thắng hàng chục bàn ở châu Đại Dương. Quan trọng hơn, việc gia nhập châu Á giúp Australia không phải đụng độ những “ông kẹ” Nam Mỹ tại vòng play-off liên lục địa.

Dư luận Australia đương nhiên ủng hộ hướng đi này. Không chỉ tuyển bóng đá nam, đội nữ và các CLB A.League cũng sẽ có lợi nhờ điều đó.

Cựu HLV Olympic Sydney Steve Darby, người từng làm việc tại Australia và nhiều vùng châu Á, phân tích: “Hệ thống thi đấu của AFC được tổ chức rất tốt. Chúng ta đang nói về cơ hội tiếp cận 3 tỷ người hâm mộ, những sân vận động hơn 100.000 người cùng hơn 500 triệu khán giả xem qua truyền hình. Các CLB và cầu thủ Australia sẽ nhận được sự khích lệ to lớn. Và tôi tin châu Á cũng được hưởng lợi tương tự”.

Chẳng còn rào cản nào nữa.

Ngày 13/5/2005, AFC gửi lời mời gia nhập tới Australia. Ngày 30/6 cùng năm, FIFA chấp nhận cuộc chuyển giao. Ngày 1/1/2006, Australia trở thành thành viên AFC.

7 năm sau, họ gia nhập tiếp Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) và hoàn toàn trở thành một thành viên của AFC. Tuy nhiên, tuyển Australia không được dự AFF Cup.

Lịch sử chứng minh Australia không sai. 15 năm kể từ ngày đến với châu Á, đội tuyển của họ dự 4 kỳ World Cup.

Tuyển Australia cũng đều đặn góp mặt ở Asian Cup, hai lần vào chung kết và một lần vô địch hồi năm 2015. Các CLB A.League cũng hai lần đăng quang Champions League châu Á còn cầu thủ Australia tràn vào các giải Nhật Bản, Hàn Quốc.

Gia nhập AFC vì thế là quyết định đúng đắn nhất của bóng đá Australia những năm qua.

Đương nhiên, Australia vui thì có người buồn. Trung Quốc lần đầu góp mặt ở Cúp thế giới 2002 và chưa từng trở lại. Cơ hội của những đội mạnh khác như Iran hay Saudi Arabia cũng giảm đi đáng kể vì sự có mặt của Australia.

Trên thế giới có tất cả 6 châu lục và bất kỳ quốc gia nào cũng đều thuộc một trong 6 châu lục đó. Vậy Úc thuộc châu lục nào và vị trí địa lý của đất nước Austrailia ra sao hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Úc thuộc châu lục nào ? Vị trí địa lý của đất nước Australia

Úc thuộc châu lục nào ? Châu Phi, Châu Á hay Châu Âu ? không tât cả đều không phải trong thực tế Autralia tền đấy đủ là thịnh vượng chung Úc là một quốc gia thuộc Châu Úc hay Châu Đại Dương cùng với 14 quốc gia độc lập và rất nhiều vùng lãnh thổ khác. Ngoài ra đất nước này còn có một số vùng lãnh thổ thuộc địa phận của Châu Nam Cực.

Vì sao úc thuộc châu á

Úc là một trong các quốc gia thuộc châu Đại Dương

Úc hiện nay là quốc gia có diện tíc lớn thứ 6 trên thế giới. Do đặc điểm địa lý đắc biệt của Châu Đại Dương nằm cách xa so với các lục địa còn lại đồng thời cũng là châu lục bé nhất nên nước Úc dù chiếm phần lớn diện tích Đại Dương những đôi lúc vẫn bị coi là một hòn đảo khổng lồ. Như vậy là các bạn đã biết nước Úc thuộc châu nào rồi đấy

Do diện tích tương đối lớn của mình nên Australia có khá nhiều hàng xóm cụ thể là :

  • Đông Timor , Indonesia và New Guinea ở phía Bắc
  • Các quần đảo thuộc Pháp như Solomon, Vanuatu ở phía Đông Bắc
  • Và New Zealand ở phía Đông Nam

Ngoài ra hai mặt phía Đông và phía Tây của đất nước này đều là đại dương bao gồm Ấn Độ Dương ở phía Tây và Thái Bình Dương ở phía Đông.

Thủ đô hiện nay của Úc là Canberra và thành phố lớn nhất là Sydney.

Xem thêm:

Đặc điểm địa lý của nước Úc

Do có vị trí địa lý tương đối đặc biệt nên nước Úc cũng có những đặc điểm địa lý vô cùng đặc biệt. Sau đây ANB Việt Nam xin được gửi đến các bạn một số những đặc điểm địa lý đặc trưng của nước Úc

Úc sở hữu diện tích lãnh thổ tương đối lớn với khoảng cách từ cực Bắc đến cực Nam và từ cực Đông đến cực Tây lần lượt là 3700 km và 4000 km với tổng diện tích là 8.148.250 km2 tuy nhiên da phần dân cư của đất nước này chỉ sống trong phần diện tích 100 km tính từ biển vào mà thôi. Bù lại Úc sở hữu lãnh hải lớn thứ 3 trên thế giới vái đường bờ biển vô cùng lớn.

Vì sao úc thuộc châu á

Phần lớn diện tích của Úc là các sa mạc khô cằn

Địa hình của đất nước Australia được chia làm 3 phần riêng biệt với những dạng đại hình vô cùng khác nhau

Phía Tây

Về phía Tây của đất nước chiếm tới hơn 60% tổng diện tích lãnh thổ là dạng địa hình sa mạc và cồn cát vô cùng khô cần. Điều này một phần là do nước Úc có vị trí quá gần với xích đạo.

Phía Đông

Về phía đông của đất nước cũng không kém phần khắc nghiệt khi sở hữu những ngọn núi lửa xen kẽ với các cao nguyên bazan. Trong đó càng tiến về phía Nam các dãy núi càng cao có thể đạt đến trên 1000m và có tuyết phủ quanh năm

Phần trung tâm

Là khu vực nằm giữa vùng phía Đông và phía Tây với địa hình tương đối bằng phẳng và độ cao thấp chưa đến 150m so với mặt nước biển đôi khi có những chỗ còn thấp hơn cả mặt nước biển.

Lục địa Châu Đại Dương nói chung và nước Úc nói riêng là nơi có địa hình bằng phẳng nhất, cổ đại nhất và  cũng là nơi kém phì nhiêu bậc nhất trên toàn thế giới. Con người chỉ có thể sinh sống và phát triển chủ yếu tại khu vực ven biển phía Đông Nam nơi có địa hình tốt hơn và khí hậu ôn hòa hơn.

Vì sao úc thuộc châu á

Con người chủ yếu chỉ sinh sống tại các vùng ven biển

Cũng chính do những đặc điểm địa lý khác biệt của mình nên nước Úc sở hữu hệ sinh thái vô cùng đặc hữu và phát triển riêng biệt nổi tiếng kể đến như Kangaroo, Quỷ Tasmania hay những chú Kaola dễ thương. Ngoài ra Úc cũng sở hữu hệ sinh thái biển vô cùng đa dạng và phong phú. Đặc biệt Úc chính là quốc gia sở hữu số lượng loài bò sát lớn nhất trên thế giới với 755 loài. Australia được các nhà khoa học đánh giá là quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp.

Vì sao úc thuộc châu á

Tuy nhiên đây lại là đất nước đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới

Những cảnh đẹp thiên nhiên bạn chỉ có thể gặp ở Úc

Đảo Tasmania

Đây là một hòn đảo rộng lớn nằm ở phía Nam của nước Úc với sự đa dạng thiên nhiên vào hàng bậc nhất trên thế giới. Đến đây bạn sẽ được trải nghiện đủ mọi thứ như trèo đèo, vượt thác giống như trong những chương trình sinh tồn thực tế vậy.

Vì sao úc thuộc châu á

Đảo Tasmania hoang dã

Ngoài ra bạn cũng có thể ngắm nhìn vô số các loài động thực vật khác nhau ở đây. Đây thực sự là thiên đường cho những người yêu thiên nhiên và các nhà nghiên cứu.

Rặng san hô

Nằm ở ngoài khơi bờ biển Queenland bạn sẽ bắt gặp một kỳ quan của tự nhiên đó chính là Rặng san hô của nước Úc. Tại đây bạn sẽ được đến với một thế giới tràn đầy màu sắc của những rặng san hô xinh đẹp cùng với đó là quan sát đá ngầm với cuộc sống thường ngày của các loài sinh vật biển ở đây.

Vì sao úc thuộc châu á

Những rặng san hô đầy màu sắc

Hồ muối hồng Hiller

Các hồ nước thường thì sẽ có màu xanh ngọc bích tươi mát tuy nhiên khi đến với nước Úc bạn sẽ được chứng kiến hiện tượng có một không hai đó chính là hồ nước màu hồng.

Vì sao úc thuộc châu á

Hồ muối hồng kỳ quan có 1 không 2

Đúng vậy đến ngày nay đây vẫn là câu hỏi được các nhà nghiên cứu đi tìm lời giải đáp. Còn đối với khách du lịch thì đây chính là điểm đến tuyệt vời.

Dãy đá hình sóng

Và cuối cùng trong danh sách đó chính là dãy đá hình sống có một không hai ở Hyden, Tây Úc. Đây là một tác phẩm điêu khắc đặc biệt của thiên nhiên và cụ thể là sóng qua hàng ngàn năm hình thành. Bạn sẽ hoàn toàn không thể tin vào mắt mình khi được chứng kiến tận mắt sự ký thú của nơi đây đâu.

Vì sao úc thuộc châu á

Những dãy đã uốn lượn như cơn sóng

Làm ngay visa Úc để có thể tận mắt chứng kiến những tuyệt tác của thiên nhiên này nhé

Qua bài viết này hy vọng các bạn đã có được câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi “Úc thuộc châu lục nào ?” cũng như hiểu thêm được về địa lý của đất nước này. Truy cập visa 247 để xem thêm thật nhiều thông tin thú vị về du lịch, du học và xuất khẩu sang Úc nhé.