Vì sao phải tổng hợp dịch hại cây trồng

- Chọn bài -Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồngBài 3: Sản xuất giống cây trồngBài 4: Sản xuất giống cây trồng [tiếp theo]Bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạtBài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệpBài 7: Một số tính chất của đất trồngBài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đấtBài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đáBài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phènBài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đấtBài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thườngBài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bónBài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịchBài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồngBài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúaBài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồngBài 18: Thực hành Pha chế dung dịch Booc-đô phòng, trừ nấm hạiBài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trườngBài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vậtBài 21: Ôn tập chương 1

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

[trang 54 sgk Công nghệ 10]: Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

Trả lời:

Vì mỗi biện pháp phòng trừ đều có những ưu điểm và nhược điểm. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để giảm nhẹ nhược điểm và phát huy ưu điểm.

Bạn đang xem: Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

[trang 55 sgk Công nghệ 10]: Em hãy cho biết tác dụng của các biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ tổng hợp dịch cây trồng là gì?

Trả lời:

– Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng: Tạo môi trường không thuận lợi, phá hủy tàn dư của nguồn bệnh.

– Tưới tiêu hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ: Để cây phát triển tốt để kháng được sâu bệnh.

– Luân canh cây trồng: Thay đổi môi trường sống của sâu bệnh hại.

Câu 1 trang 56 Công nghệ 10: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

Lời giải:

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng kết hợp, đồng thời nhiều biện pháp trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí sao cho những nhược điểm của các biện pháp được phát huy và khắc phục những nhược điểm.

Câu 2 trang 56 Công nghệ 10: Nêu nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

Lời giải:

Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

– Trồng cây khỏe.

– Sử dụng thiên địch để khắc chế sâu, bệnh.

– Cần phát hiện kịp thời sâu, bệnh để có những biện pháp để giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

– Bổ sung kiến thức cho nông dân để họ có thể áp dụng vào thực tiễn và phổ biến cho những người khác.

Câu 3 trang 56 Công nghệ 10: Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

Xem thêm: Các Loại Cá Nước Mặn Ở Việt Nam Khiến Nhiều Người Thích Mê, Danh Sách Các Loài Cá Biển

Lời giải:

– Sử dụng kĩ thuật: Cày sâu, bừa kĩ, tiêu hủy tản dư cây trồng, tưới tiêu hợp lí, luân canh, gieo trồng đúng thời vụ.

– Sử dụng thiên địch: dùng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, giảm thiệt hại của sâu, bệnh.

– Sử dụng cây chống chịu, bệnh.


– Sử dụng thuốc hóa học: Được dùng khi dịch hại tới ngưỡng cao mà các biện pháp khác không còn hiệu quả.

– Sử dụng cơ giới, vật lí: Dùng bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt bẳng tay, bằng vợt để làm giảm sâu bệnh.

– Biện pháp điều hòa: Giữ cho bệnh hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định để giữ cân bằng sinh thái.

Câu 4 trang 56 Công nghệ 10: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có những ưu điểm gì?

Lời giải:

Ưu điểm của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là phát huy được ưu điểm, hạn chế nhược điểm hơn so với sử dụng đơn lẻ một biện pháp.

Câu 5 trang 56 Công nghệ 10: Em hãy kể tên một số thiên địch ở địa phương em mà em biết.

Lời giải:

– Bọ cánh cứng 3 khoang tiêu diệt sâu non.

– Bọ xít nước ăn thịt tiêu diệt bọ rầy.

– Ong đen kí sinh bọ xit tiêu diệt bọ xít.

– Chuồn chuồn kim tiêu diệt bướm hại.



Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!


Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình / 5. Số lượt đánh giá:


Bài trước - Chọn bài -Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồngBài 3: Sản xuất giống cây trồngBài 4: Sản xuất giống cây trồng [tiếp theo]Bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạtBài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệpBài 7: Một số tính chất của đất trồngBài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đấtBài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đáBài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phènBài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đấtBài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thườngBài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bónBài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịchBài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồngBài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúaBài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồngBài 18: Thực hành Pha chế dung dịch Booc-đô phòng, trừ nấm hạiBài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trườngBài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vậtBài 21: Ôn tập chương 1

Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm của từng biện pháp, khắc phục nhược điểm nếu có. Với mục đích làm cho cây trồng khỏe, bảo tồn thiên địch, phát hiện sâu bệnh kịp thời và giúp nông dân trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nắm vững kiến thức để có thể áp dụng thực tiễn cũng như phổ biến cho người khác. Phòng trừ tổng hợp gồm 5 biện pháp chính như sau:

1.Biện pháp kỹ thuật:

Biện pháp kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. Cụ thể là cày bừa, vệ sinh đồng ruộng, bón phân, tưới nước, luân canh cây trồng,…

GIÚP CÂY TRỒNG TỰ KHÁNG BỆNH NANO PRIME

Cày bừa: tác dụng diệt trừ sâu hại trong đất.

Bạn đang xem: Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Tóm tắt lý thuyết

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi biện pháp.

II. NGUYÊN LÍ CƠ BẢN PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

  • Trồng cây khoẻ
  • Bản tồn thiên địch
  • Phát hiện sâu, bệnh kịp thời
  • Nông dân trở thành chuyên gia: nắm được kiến thức, vận dụng được vào thực tiễn sản xuất mà còn có khả năng phổ biến cho người khác áp dụng

III - BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

1. Biện pháp kĩ thuật

  • Khái niệm: Là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. Cụ thể cày bừa, tiêu huỷ tàn dư cây trồng, tưới tiêu, luân canh...
  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện
  • Nhược điểm: Hiệu quả lâu, khó ngăn chặn khi sâu, bệnh phát triển thành dịch
Biện pháp Tác dụng
Cày bừa Diệt trừ sâu hại trong đất
Vệ sinh đồng ruộng Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh
Tưới tiêu, bón phân hợp lý

Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng sâu bệnh

Luân canh cây trồng

Không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên Kịp thời phát hiện sâu bệnh

Bảng 1. Các biện pháp kĩ thuật của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

2. Biện pháp sinh học

  • Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
  • Ưu điểm: Sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường
  • Nhược điểm: Khó áp dụng, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên

3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh

  • Khái niệm: Là biện pháp sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại
  • Ưu điểm: Không gây hại cho môi trường
  • Nhược điểm: Tạo lập khó khăn, số lượng giống cây còn hạn chế 

4. Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học là biện pháp sử dụng thuốc hoá học để trừ dịch hại cây trồng.

5. Biện pháp cơ giới, vật lí

  • Khái niệm: Là biện pháp quan trọng của phòng trừ dịch hại cây trồng. Những biện pháp cụ thể: Bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt bằng vợt, bằng tay...
  • Ưu điểm: Diệt trừ dịch hại trực tiếp, dễ tiến hành

  • Nhược điểm: Khó thực hiện với dịch lớn

6. Biện pháp điều hòa

  • Khái niệm: Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhât định nhằm giữ cân bằng sinh thái
  • Ưu điểm: Giữ cân bằng sinh thái

  • Nhược điểm: Đòi hỏi một kiến thức rộng

Bài tập minh họa

Tại sao cần phải phối hợp các biện pháp trong phòng trừ một cách hợp lí?

Gợi ý trả lời:

Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng biện pháp.

Câu 2

Nhiều người cho rằng nên hạn chế dùng thuốc hóa học, theo em điều đó đúng hay sai? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

  • "Nhiều người cho rằng nên hạn chế dùng thuốc hóa học". Điều này là đúng
  • Giải thích:
    • Thuốc có thể làm hại cây trồng như là cháy táp lá, hạn chế năng suất
    • Gây ô nhiễm môi trường
    • Hình thành một số nòi mới

Câu 3

Khi nào nên dùng thuốc hóa học trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

Gợi ý trả lời:

Biện pháp hoá học chỉ được sử dụng khi sâu bệnh phát triển nhiều, và các biện pháp tỏ ra kém hiệu quả và chỉ được sử dụng những loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng.

Lời kết

Sau khi học xong Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Khái niệmnguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
  • Khái niệm, ưu và nhược điểm của các biện pháp chủ yếu của hòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
    • Biện pháp kĩ thuật
    • Biện pháp sinh học
    • Biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh
    • Biện pháp hóa học
    • Biện pháp cơ giới, vật lí
    • Biện pháp điều hòa

Video liên quan

Chủ Đề