Vì sao lại gọi là suối nho

 Ngày 8/2/1941, Bác Hồ đã trở về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Hồi ký của Lê Quảng Ba viết: “Năm anh em chúng tôi gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Thế An, Cáp, Lộc và tôi được theo Bác từ Nậm Quang về nước…

Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một núi dài lởm chởm đá. Tôi nhận ra cây si mọc không xa cột mốc 108. Mốc đá như một tấm bia. Bác dừng lại, cúi đọc chữ Hán và chữ Pháp khắc sâu ở cả hai mặt đá… Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đầy đau thương…”.

Ngày 8/2/1966, Bác Hồ tiếp ông Cayxỏn Phômvihản

Được nhân dân địa phương hướng dẫn, ngày 8/2/1941, Bác chọn hang Cốc Bó [tiếng địa phương nghĩa là “đầu nguồn”, còn gọi Pác Bó là tên làng] từ hang có con đường dẫn sang bên kia biên giới và phía dưới chân núi có một con suối chảy ngang…

Nhìn dòng suối, Bác nói với mọi người: “Mình vừa nẩy ra cái ý hay, dòng suối này của ta đẹp quá, trong xanh như ngọc, lại bắt nguồn từ đây, nên đặt tên là suối Lê Nin. Còn ngọn núi hùng vĩ phía sau, bên phải kia, chúng ta gọi là núi Các Mác…”.

Ra đi từ một cửa biển cực Nam của đất nước với “hai bàn tay trắng” vào mùa Hè năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành mới rời bục giảng để bước vào cuộc đời thợ thuyền chưa được bao lâu đã phải đứng trước một câu hỏi: “Lấy tiền đâu để mà đi?”. Đó là câu hỏi của người bạn đã nhận lời cùng đi nhưng rồi bỏ cuộc. Chìa hai bàn tay trắng và câu trả lời là: “Bằng hai bàn tay này, ta sẽ làm tất cả mọi việc, để đi, để học hỏi và để trở về…”.

Và đúng 30 năm sau, vào mùa Xuân năm 1941 Bác trở về tại một điểm cực Bắc của Tổ quốc nhưng với một niềm tin mãnh liệt như bài thơ viết tại Cốc Bó trong đó nhắc đến hai bàn tay của mình: “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê Nin, kia núi Mác/ Hai tay gây dựng một sơn hà”.

Chính tại Pác Bó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám [5/1941] để đưa ra Cương lĩnh của Mặt trân Việt Minh làm ngọn cờ Đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng dân tộc.

X&N
bee.net.vn

[HBĐT] - Ở miền núi, trừ các bình nguyên, hầu như xóm, bản nào cũng có suối - suối là khởi nguồn của sông, biển của đất nước. Nhà cửa chọc trời, xa lộ mênh mông ở các thành phố lớn cũng được hưởng lợi từ những con suối nhỏ này! Đâu chỉ là những đoàn người từ thành phố kéo về những Ao Vua, Khoang Xanh [Ba Vì - Hà Nội], thác Thăng Thiên [Kỳ Sơn], suối khoáng [Kim Bôi] - Hòa Bình trong những ngày du hí! Nhưng phải chăng, chỉ những người miền núi có gắn bó máu thịt mới hiểu rõ ngọn ngành về suối?.

Núi càng cao lại nhiều thung lũng với thảm thực vật dày đặc thì suối càng to. Tôi đã lên đền Thượng, đền Trung của núi Ba Vì - ngọn nguồn của những con suối, trong đó có suối Cái chảy qua làng Lặt ra sông Đà. Làng Lặt - theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh là nơi bà con dân mường chẻ lạt đan rọ đá giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh. Hầu như những con suối ở quê, tôi đều đã lên tới ngọn nguồn của nó. Đó là nơi đỉnh mù sương rừng rú âm u với đàn đàn muỗi vắt, trước đây chỉ có vết chân thú và người thợ săn, bây giờ cảnh tượng đó chỉ còn ở rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng thuộc vườn quốc gia. Phải chăng đoạn suối còn nằm trong rừng mới là phần trinh nguyên của nó? Đá cuội, rêu xanh, các loài tảo, ký sinh trùng đã tạo nên dòng suối trong xanh và tiếng róc rách ngày đêm. Chỉ khi suối qua thác thì nước suối mới thực sự trở lại màu sắc của nó với màu trắng tinh khiết. Ba mùa    thu - đông - xuân - đó là ba mùa yên hàn trong năm của suối. Mùa hạ, mưa lũ là mùa suối phải vật vã chống chọi đến xác xơ, lở lói, để sau đó tự thân hồi phục lại vẻ đẹp nguyên sơ cho xứng với con suối nơi đầu nguồn!.

Từ nơi đầu nguồn này ra đến sông, suối đã trải bao thăng trầm. Đời người trăm năm đã thấy gian truân, dâu bể, thế mà sông, suối cứ vật vã như thế hết đời này qua đời khác. Chả thế mà con người mới ví: cao như núi, dài như sông, suối!

Chẳng riêng dưới chân núi Ba Vì đâu, hầu hết các nơi tôi qua đều có suối Cái, nếu như suối con chỉ đi qua một xóm, bản thì suối Cái thường chảy qua một hai xóm. Như thế, suối cái là dòng suối mà nhiều suối con tìm về, dồn tụ nước về. Cũng dòng suối ấy qua mường em, rồi qua mường anh, khi đục, khi trong, mùa đầy, mùa vơi, có khi mỗi mường lại gọi dòng suối ấy theo một tên riêng. Nhưng đoạn cuối con suối ấy, trước khi đổ vào sông lại được gọi là con ngòi. Cửa ngòi là điểm kết thúc một hành trình lên bờ, xuống ruộng của nước suối, cũng là nơi khởi nguồn vượt lũ của những con cá sông vào mùa mưa lên nguồn vật đẻ.

Dọc theo dòng nước suối - từ ngọn suối đến cửa ngòi - chúng ta sẽ được tận mắt thấy sự gắn bó máu thịt giữa con người và dòng suối. Bản này đắp bai, xóm kia nắn dòng đặt xe nước, lấy nước vào mương máng tưới ruộng bậc thang. Bản vùng cao còn đặt máy phát điện mi-ni thay cho ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu. Nguời xóm bản vùng sâu, vùng cao còn gánh những đoạn ống bương, luồng ra suối lấy nước ăn, lại những tấm ảnh gái bản tắm suối đẹp như tiên sa!. Trước Tết Nguyên đán, dọc bờ suối người người giâm lá dong, ngâm lạt gói bánh. Sáng mùng một tết, nam thanh, nữ tú đua nhau ra suối lấy nước Tiên cho năm mới học hành tấn tới, làm ăn phát tài... đã thành tập tục muôn đời nay ở quê tôi.

Hồi còn tuổi chăn trâu, tôi đã cùng bạn bè vào suối kiếm cá. Ngọn suối có những con cá niếc mềm như lá giang, lá nứa, con cua suối đỏ au như bã trầu của bà của mẹ, con ốc suối nhỏ nhọn như gai bưởi. Để kiếm cá được nhiều, người ta bày ra kế xếp rụm - tức là xếp đá để tạo thành nhiều hang hốc [con cá có hang, con chim có tổ], sau đó đắp bờ xung quanh chỉ để một cửa vào ra, khi cần bắt cá chỉ cần đơm đó vào cửa và xếp dỡ đá ra là cá chui hết vào đó. Có lẽ mạnh tay nhất là dùng lá cây, quả cây có độc tố để duốc cá, cá to, cá nhỏ, cua, ốc đều ngoi lên mặt nước chỉ việc bắt cho vào giỏ. Người càng khôn của càng khó, vì thế, bây giờ suối còn rất ít cá. Dọc ven bờ suối là những vạt ruộng bậc thang sau mùa gặt vừa là áng còn, xới vật... hội làng. Ngày nay suối đã trở thành điểm hấp dẫn của ngành du lịch, những con suối dọc các tuyến quốc lộ đang trở thành địa chỉ thu hút đầu tư, nhất là suối gần các thành phố, thị xã. Dẫu đường xa muôn trùng cách trở thì ngày ngày vẫn dập dìu du khách tìm đến với suối Lênin - con suối có núi Các Mác và hang Pắc Bó soi vào dòng nước trong xanh. Đó là mạch nguồn cho bao mạch nguồn những con suối khác trên đất nước hình chữ S này chăng?

Đã có những đêm tôi ngồi ngắm ánh trăng lấp loá nơi đáy suối, những buổi chiều tha thẩn một mình dọc theo con suối giữa làng mà ngẫm ngợi về sự tương đồng giữa đời người và đời suối [cho dù đời người là quá ngắn so với đời suối]. Không ít người cả đời lặng lẽ với ba chìm bảy nổi với mười hai bến nước và bao nhiêu thác, ghềnh, trong đục như suối! Chí ít trong đời cũng có những năm tháng phải vật vã, bươn chải để gắng gỏi vượt qua bản thân mình cũng như hoàn cảnh khách quan đưa tới. Chẳng hay chương trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay đối với miền núi có mở ra những gì mới cho số phận những con suối ấy? Sông Mê Kông đã có Hiệp hội các nước và những dòng sông chảy qua các tỉnh nước ta thì đã rõ rồi nhưng với hàng ngàn con suối thì sao? Nếu không thì những con suối ấy vẫn là cha chung không ai khóc!. Thế kỷ trước, nhà văn Nga I-li-a ê-ren-bua đã nói về lòng yêu nước phải bắt đầu từ nhỏ đến lớn, đại ý: nhiều dòng suối nhỏ đổ vào suối lớn, suối lớn đổ vào sông Vôn Ga, con sông Vôn Ga đi ra biển... Đã đến lúc con người phải giải bài toán cho những con suối ấy để nó đã đưa nước về xuôi lại đón nước về. “Non cao những ngóng cùng trông - Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày...” - Thề non nước - Tản Đà, được như thế suối sẽ mãi mãi trọn tình, vẹn nghĩa với người.

                                                                 Đinh Đăng Lượng

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Việt-Trung, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ suối nhỏ trong tiếng Trung và cách phát âm suối nhỏ tiếng Trung. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ suối nhỏ tiếng Trung nghĩa là gì.

suối nhỏ
[phát âm có thể chưa chuẩn]

溪 《原指山里的小河沟, 现在泛指小河沟。》
[phát âm có thể chưa chuẩn]


溪 《原指山里的小河沟, 现在泛指小河沟。》
Nếu muốn tra hình ảnh của từ suối nhỏ hãy xem ở đây
  • âm tiết cuối tiếng Trung là gì?
  • sắc chỉ tiếng Trung là gì?
  • cổng thiên đàng tiếng Trung là gì?
  • Bắc Hải Đạo tiếng Trung là gì?
  • quan to tiếng Trung là gì?
溪 《原指山里的小河沟, 现在泛指小河沟。》

Đây là cách dùng suối nhỏ tiếng Trung. Đây là một thuật ngữ Tiếng Trung chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Cùng học tiếng Trung

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ suối nhỏ tiếng Trung là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tiếng Trung hay còn gọi là tiếng Hoa là một trong những loại ngôn ngữ được xếp vào hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới, do chữ viết của loại ngôn ngữ này là chữ tượng hình, mang những cấu trúc riêng biệt và ý nghĩa riêng của từng chữ Hán. Trong quá trình học tiếng Trung, kỹ năng khó nhất phải kể đến là Viết và nhớ chữ Hán. Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, Tiếng Trung ngày càng được nhiều người sử dụng, vì vậy, những phần mềm liên quan đến nó cũng đồng loạt ra đời.

Chúng ta có thể tra từ điển tiếng trung miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com Đặc biệt là website này đều thiết kế tính năng giúp tra từ rất tốt, giúp chúng ta tra các từ biết đọc mà không biết nghĩa, hoặc biết nghĩa tiếng Việt mà không biết từ đó chữ hán viết như nào, đọc ra sao, thậm chí có thể tra những chữ chúng ta không biết đọc, không biết viết và không biết cả nghĩa, chỉ cần có chữ dùng điện thoại quét, phền mềm sẽ tra từ cho bạn.

Nghĩa Tiếng Trung: 溪 《原指山里的小河沟, 现在泛指小河沟。》

Video liên quan

Chủ Đề